Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chống mặn

Thứ Ba, ngày 08/03/2016 | 07:57

Hiện tình hình hạn, xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang diễn ra gay gắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, đời sống người dân và còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. Tại Hội nghị về phòng, chống hạn, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì vào sáng ngày 7-3 tại thành phố Cần Thơ đã tìm biện pháp tháo gỡ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (đứng) phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Báo cáo tình hình thực tế tại địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo thông tin: Hiện người dân của tỉnh đang đặt trong tình trạng kêu cứu do mặn, bởi toàn tỉnh có 142/146 xã bị nhiễm mặn, với nồng độ từ 1-4‰. Nếu tình trạng trên kéo dài, từ tháng 4 đến tháng 6 sẽ ảnh hưởng toàn bộ tỉnh. Khả năng có hơn 13.000ha lúa bị thiệt hại, 1.225ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, hơn 88.000 hộ dân ở 40 xã lâm vào trình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, bà con phải mua nước ngọt từ các ao do người dân trữ lại với giá từ 40.000-70.000 đồng/m3. Nhiều nơi không có cỏ, rơm cho trâu, bò ăn nên người dân phải bán với giá rẻ,… ước thiệt hại chung gần 300 tỉ đồng. Cùng hoàn cảnh với tỉnh Bến Tre, hiện hạn, xâm nhập mặn đã làm cho gần 50.000ha lúa trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị thiệt hại với nhiều cấp độ khác nhau, các kênh cấp 2, cấp 3 gần như khô nước, hơn 42.000ha rừng bị khô hạn, trong đó có 7.000ha rừng có nguy cơ cháy từ cấp 4 đến cấp 5, hiện tỉnh đã công bố thiên tai, hạn hán ở cấp độ 1. Đối với tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, tình hình xâm nhập mặn cũng diễn ra gay gắt, hiện toàn tỉnh ghi nhận có 1.023ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó có gần 100ha bị thiệt hại từ 10-30%. 

Theo Bộ NN&PTNT, hiện phạm vi xâm nhập mặn tại các tỉnh vùng ĐBSCL có nơi đã lấn sâu vào đất liền tới 90km, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 9/13 tỉnh, thành phố đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng diện tích lúa bị thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay gần 139.000ha, trong đó có 86.000ha bị thiệt hại trên 70%, còn lại bị ảnh hưởng từ 10 đến dưới 70%. Trong thời gian tới, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6 thì toàn vùng có khoảng 500.000ha lúa Hè thu năm 2016 không thể xuống giống do thiếu nước. Bên cạnh ảnh hưởng cây lúa, hạn, mặn còn làm cho 155.000 hộ gia đình bị thiếu nước trong sinh hoạt, tập trung ở các tỉnh cửa sông, ven biển như: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An,… Ngoài ra, hạn hán đã làm cho nhiều cánh rừng, nhất là ở hai cánh rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ đang nằm trong mức cảnh báo cháy rừng cao (cấp 4, cấp 5). Đến nay, có 6 tỉnh ĐBSCL công bố tình trạng thiên tai là Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An và Cà Mau.

Trước vấn đề cấp bách, một số địa phương đã chủ động ứng vốn dự phòng để đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tổ chức bơm chuyền, lắp đặt các điểm cấp nước công cộng cho dân sử dụng. Trong đó, tỉnh Kiên Giang đắp 82/89 đập tạm; khoan nước ngầm với công suất 20.000 m3/ngày đêm, tỉnh Bến Tre dùng sà lan chở nước ngọt cho dân vùng bị mặn nghiêm trọng, tỉnh Tiền Giang đầu tư hệ thống bơm công suất 32.000 m3/giờ để đưa nước ngọt bổ sung cho vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Hậu Giang đang triển khai khoan 11 giếng để cung cấp nước ngọt cho người dân ở những vùng khó khăn, tỉnh Sóc Trăng mở nhiều điểm cấp nước công cộng miễn phí,… Tuy nhiên, về lâu dài, nhiều địa phương thống nhất với các nghiên cứu được trình bày tại hội nghị như: rà soát quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt… thích ứng với thời tiết cực đoan và phát triển thượng nguồn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng công trình, phi công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; nâng cao năng lực dự báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm chủ động ứng phó với tác động của thời tiết cực đoan.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, ĐBSCL cần 32.500 tỉ đồng để thực hiện các công trình cấp thiết ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện, đã bố trí khoảng 50%. Tuy nhiên, vấn đề bức xúc nhất là cần 1.060 tỉ đồng cho các địa phương trong vùng thực hiện những công trình cấp bách ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

Bên cạnh vấn đề về nguồn vốn xây dựng các công trình, việc bàn giải pháp và các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại được nhiều địa phương đặc biệt quan tâm. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chỉ thị đề nghị các ngân hàng trong nước tiến hành khoanh nợ ngay, đồng thời cho bà con tiếp tục vay để có vốn sản xuất các vụ tiếp theo. Riêng chuyện xem xét xóa nợ thì sau này sẽ tính tiếp sao cho đúng đối tượng, vì đây là việc làm cấp bách.

Ngoài ra, để công tác ứng phó với thiên tai có hiệu quả trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước mắt các địa phương phải đảm bảo nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân nhằm phòng tránh tình trạng dịch bệnh tràn lan. Tập trung tất cả các biện pháp có thể làm để ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ diện tích lúa Đông xuân đang còn trên đồng, cũng như vườn cây ăn trái tại các địa phương, đồng thời có lịch thời vụ cho vụ lúa Hè thu phù hợp với từng vùng; hướng dẫn kỹ thuật cho người nuôi thủy sản ứng phó với dịch bệnh phát sinh trong điều kiện nắng hạn, độ mặn tăng cao. Trong quá trình triển khai thực hiện phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với nhân dân ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Bộ Tài chính và các địa phương nhanh chóng cấp kinh phí để thực hiện những công trình cấp bách ứng phó thiên tai, hỗ trợ người dân bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu phụ trách chung về việc rà soát điều chỉnh tổng thể quy hoạch sản xuất vùng ĐBSCL cho phù hợp với tình hình, trong đó chú ý đến tính hệ thống giao thông, thủy lợi để bảo vệ sản xuất và đời sống người dân và quy hoạch này phải nhìn tổng thể cả vùng…

TUẤN PHÁT ghi nhận

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT

12:10 05/11/2024

(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.