Đừng “bỏ quên” hai túi chứa nước !

Thứ Sáu, ngày 03/08/2018 | 10:27

Sau gần 10 năm vắng lũ, ĐBSCL phải cật lực lo chống chọi với hạn - mặn. Nay từ sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi (Lào), ĐBSCL đang lo lắng chờ con nước từ dòng Mekong đổ về. Theo số liệu mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đưa ra, hiện nay mực nước lũ tại ĐBSCL đã vượt cao hơn dự tính so với thời điểm vừa xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi (Lào). Hiện tại, mực nước lũ đang gần ngưỡng báo động 1, sau đó sẽ đạt ngưỡng báo động 2. Câu chuyện đặt ra từ sự cố vỡ đập thủy điện tại Lào lần này là lời nhắc ĐBSCL đừng quên “hai túi chứa nước” cân bằng sinh thái toàn vùng !

Nông dân đầu nguồn thu hoạch lúa chạy lũ.

Lũ lớn đẩy mặn !

Hiện tại, An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh đầu nguồn có diện tích lúa đối diện với nhiều nguy cơ bị thiệt hại do nước lũ tràn về. Các địa phương đang gia cố hệ thống đê bao và theo dõi sát sao diễn biến của mực nước đổ về.

Lâu nay, ĐBSCL có câu chuyện khá “trái khoáy” là nông dân và chính quyền giữa các địa phương có tâm lý “trái chiều” nhau từ diễn biến của nước lũ. Cụ thể đầu tháng 8-2018, tại An Giang và Đồng Tháp hai tỉnh đầu nguồn đang lo “sốt vó” bảo vệ lúa khi có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có lũ lớn. Ngược lại sẽ là tín hiệu khả quan - bớt lo cho mùa khô hạn năm sau từ các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh và một số tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau. Đây là quy luật tự nhiên: Lũ lớn, nguồn nước dồi dào sẽ được tích trữ để điều tiết cân bằng đẩy bớt mặn trong mùa khô hạn. Đối với châu thổ ĐBSCL cuối nguồn sông Mekong, thiếu nước ngọt, không đủ lực đẩy thì nước mặn từ biển “phản đòn” xâm nhập sâu vào nội đồng! Trong gần 10 năm qua, nhiều người cho rằng, nỗi lo về sự phát triển của vùng đất trù phú ĐBSCL lớn hơn người ta nghĩ. Câu chuyện các nước thượng nguồn đua nhau xây đập thủy điện không chỉ làm suy kiệt nguồn nước, nguồn thủy sản mà còn tác động rất lớn đến “địa tầng” đã kiến thiết nên ĐBSCL trong hàng ngàn năm qua. Đó chính là nguồn “dinh dưỡng” phù sa nằm lại ở các đập thủy điện không thể về đến đồng bằng. Vì vậy, không khó hiểu khi xu hướng sụp lún diễn ra ngày càng nhiều trong vùng và không có khả năng hồi phục. Thậm chí có nhà khoa học cảnh báo: ĐBSCL đang chìm!

Câu chuyện bảo vệ tính mạng, tài sản và mùa màng của người dân đầu nguồn lũ hiện nay là cấp bách. Nhưng hơn lúc nào hết, các tỉnh ĐBSCL cần tỉnh táo và chủ động có phương án đối phó với các tình huống tương tự có thể xảy ra trong tương lai và nhất là có chiến lược giúp nông dân sản xuất an toàn thích nghi với tự nhiên, cân bằng sinh thái toàn vùng lâu nay.

Chắt chiu tích nước !

Cách đây 2 năm (năm 2016), ĐBSCL chịu thiệt hại nghiêm trọng do trận hạn - mặn lịch sử hoành hành. Đó cũng là dấu mốc cho hàng loạt vụ sạt lở đất lan rộng khắp các tỉnh, thành trong vùng. Có một điều mà đến nay cả giới khoa học và chính quyền các tỉnh vẫn chưa thảo luận và có kết luận rõ ràng: Vì sao nhiều năm liền lũ nhỏ (thậm chí không có lũ), nhưng các địa phương ở hạ nguồn như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, lại đối diện với cảnh ngập lụt cục bộ thường xuyên theo triều cường. Nhiều tuyến đường quốc lộ, thậm chí Quốc lộ 1 (đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long) bị nước tràn qua, các cù lao trên sông Hậu bị uy hiếp nghiêm trọng!? Có hay không tác động từ việc hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp làm đê bao khép kín sản xuất lúa 3 vụ/năm (nước từ sông Mekong về không tràn vào đồng được), đã đẩy con nước về phía hạ nguồn, gây ra cảnh ngập lụt cục bộ?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Lâu nay, hạ nguồn sông Mekong có 3 túi nước để cân bằng một phần sinh thái. Đó là hồ Tonle Sap (Campuchia) và khu vực Đồng Tháp Mười (khoảng 700.000ha), Tứ giác Long Xuyên (590.000ha). Hàng năm, khi lũ thượng nguồn về, 3 túi nước này điều hòa nước cho ĐBSCL theo cách: Mùa lũ thì cất giữ làm lũ hiền hòa, từ từ nhả nước ra bổ sung cho dòng sông Tiền, sông Hậu đẩy nước mặn! Chính vì vậy, cần phải xem xét lại việc đắp đê bao, sản xuất lúa vụ 3 ở khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên! Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL: Chỉ tính riêng, khu vực Tứ giác Long Xuyên (chưa tính đến Đồng Tháp Mười), khả năng trữ nước đã giảm từ 9,2 tỉ m3 xuống còn 4,5 tỉ m3, tức giảm khoảng 4,7 tỉ do diện tích khoảng 1.100km2 ô đê bao khép kín. Đồng nghĩa không có 4,7 tỉ m3 nước để đẩy mặn trong mùa khô ven biển.

Vài năm gần đây, tình trạng sụp lụn đất, sạt lở bờ sông gia tăng với mức độ khốc liệt ở ĐBSCL. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng không thể phủ nhận nguyên nhân thiếu phù sa bồi bổ cho toàn vùng. Trong 20 năm qua, ĐBSCL đã có những kế sách, chiến lược đầu tư căn cơ để chung sống với lũ. Giờ là lúc Bộ NN&PTNT, cần đưa ra phương án phù hợp để tận dụng hai túi chứa nước từ Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Trong đó, cần khơi gợi và tính đến phương án bỏ sản xuất lúa vụ 3 (lúa Thu đông) ở một số khu vực đê bao, mở đập đón nước lũ để bồi bổ phù sa lại cho đất. Giờ không chỉ là chuyện ứng phó với con nước dồn về từ sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào mà cần tính đến phương án “chắt chiu tích nước” trong mùa mưa lũ để điều tiết hài hòa cho sinh hoạt và sản xuất của người dân toàn vùng.

Bài, ảnh: CAO PHONG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Một Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nghỉ hưu

08:34 02/11/2024

(HGO) - Ngày 1-11, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, diễn ra Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ của UBND tỉnh.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Phải tăng cường phân cấp, phân quyền trong đầu tư công

22:57 01/11/2024

​​​​​​​Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.

Quan tâm đến quyền lợi của trẻ em không giấy tờ tùy thân trong khám, chữa bệnh

22:57 01/11/2024

Góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội (Đoàn ĐBQH Hậu Giang), trao đổi nhiều nội dung, mong muốn cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm.