Thứ Ba, ngày 01/03/2016 | 14:16
Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng thủy văn, cường độ của đợt El Nino sẽ đạt ngưỡng cao nhất vào tháng 3 và còn kéo dài đến giữa năm 2016. Biến đổi khí hậu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có El Nino diễn biến ngày càng phức tạp.
Kỷ lục về hạn hán và xâm mặn
Do ảnh hưởng của El Nino, mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm ở các khu vực của nước ta, đặc biệt là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, có thể đến 30 - 60%. Lượng dòng chảy trong các sông suối thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 30 - 50%, một số nơi lớn hơn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán, xâm mặn, gây thiệt hại nặng nề và đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân.
Ông Trương Hiếu Thuận, ngụ ấp Ranh Hạt, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) bên ruộng lúa bị thối rễ đang chết dần. Ảnh: Lê Sen – TTXVN
Cùng với đó, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm. Theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài cường độ mạnh, El Nino 2014 - 2016 là một trong những El Nino kéo dài nhất trong lịch sử.
Theo tính toán, khi độ mặn vượt quá 1 phần nghìn là đã không thể sử dụng được cho sinh hoạt, nếu vượt quá 4 phần nghìn cây không sinh trưởng được và chết. Thực tế, theo ghi nhận tại nhiều tỉnh ở ĐBSCL, có thời điểm độ mặn đã lên đến 8 - 9 phần nghìn. Đây được đánh giá là đợt xâm nhập mặn nhanh chưa từng có trong nhiều năm qua khiến nhiều địa phương “trở tay” không kịp.
TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu (Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu) cho biết, theo dự báo, đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 mùa mưa ở Nam Bộ mới bắt đầu nên khả năng xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ sẽ còn có những diễn biến phức tạp. Nhận định diễn biến mặn sẽ tiếp tục gia tăng ít nhất đến nửa cuối tháng 3, sau đó tùy vào lượng mưa và nước sông Mê Kông chảy về mới xác định được xu thế tiếp theo.
Theo đánh giá, với diễn biến như hiện nay, khả năng cao tình trạng nắng nóng sớm với cường độ mạnh trong năm nay sẽ diễn ra ở khu vực Bắc Trung Bộ, nửa cuối năm, diễn biến về bão áp thấp nhiệt đới sẽ phức tạp hơn.
Ứng phó với thời tiết ngày càng cực đoan
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, biến đổi khí hậu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng với cường độ ngày càng mạnh, trong đó El Nino là một biểu hiện. Hiện tượng El Nino gây tác động ngay tháng giêng, thời tiết tại Việt Nam lạnh hơn trung bình 0,5 - 1 độ với đợt rét kỷ lục, còn toàn thế giới thì tháng giêng vừa rồi vẫn nóng, châu Nam Cực ở một số nơi ghi nhận 17,8 độ C chưa bao giờ xảy ra ở nơi này.
Để ứng phó với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT - TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. Các địa phương tập trung rà soát cân đối nguồn nước để xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, trong đó ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước uống cho gia súc, cây lâu năm có giá trị cao; điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển dịch mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, thủy sản để phù hợp với điều kiện nguồn nước, bảo đảm hiệu quả kinh tế và an sinh xã hội. |
“Hiện tượng cực đoan ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu (BĐKH). Do El Nino tháng 7 năm ngoái, Quảng Ninh mưa ngập mà Bình Thuận không có mưa, một sự chênh lệch quá lớn. Thời tiết cực đoan càng về sau sẽ càng mạnh. Do đó, cần chuẩn bị tinh thần ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xảy ra ác liệt hơn trong năm 2016”, ông Cường nhấn mạnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trung bình hàng năm số người thương vong và thiệt hại về kinh tế do thiên tai và hiện tượng cực đoan ở Việt Nam so với các nước khác là khá cao, trong khi đó những rủi ro do tác động của BĐKH ngày càng gia tăng. Do đó, cần thiết của việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.
Những bài học từ ứng phó thiên tai cho thấy, thích ứng với BĐKH không chỉ nên tập trung vào các giải pháp công trình mà cần có sự kết hợp hài hòa với các biện pháp như sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của người dân, kết hợp với các biện pháp cải thiện sinh kế và nâng cao nhận thức. Việc chia sẻ thông tin kịp thời sẽ phục vụ cho việc xây dựng chính sách, các kế hoạch và biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả.
TS. Mai Văn Khiêm đề xuất, để ứng phó, khắc phục với El Nino và xâm nhập mặn ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng cần xây dựng và hoàn thiện các phương án giám sát, dự báo và cảnh báo các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, như El Nino và hạn hán... Có quy hoạch và quản lý tổng thể các lưu vực sông, hệ thống các hồ chứa nước; nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống kênh, các cống ngăn giữa ngoài biển và trong đồng; gia tăng các biện pháp ngăn chặn phá rừng và gây cháy rừng, phát thải khí cácbonic vào không khí...
“Đặc biệt cần tăng cường công tác tổ chức, quản lý thiên tai của Nhà nước và của các ngành đối với tác động của El Nino như một bộ phận của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Chuẩn bị những điều kiện để sống chung với El Nino và xâm nhập mặn, ví dụ như dự trữ nước ngọt, chú trọng các biện pháp công trình phát triển, bảo vệ nguồn nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước; sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước... .”, TS Khiêm đề xuất.
Theo Trang Thu/ baotintuc.vn
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
12:10 05/11/2024
(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
07:54 05/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.