Bổ cập tầng chứa nước có kiểm soát

Giải pháp để bảo vệ nguồn nước

Thứ Hai, ngày 10/03/2025 | 08:27

Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa, biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tới sự không bền vững của tài nguyên nước. Bổ cập tầng chứa nước có kiểm soát (MAR) được xem là một giải pháp khả thi hiện nay.

Công ty Hawasuco luôn nỗ lực tìm những giải pháp để vừa khai thác nước vừa gắn với bảo vệ nguồn nước.

Tính khả thi

Ông Bùi Trọng Lực, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang (Hawasuco), cho biết: Tại khu vực ĐBSCL hiện nay cũng như hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nguồn nước chính để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là từ nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn nước mặt đang ngày càng ô nhiễm do các nguồn xả thải ra chưa được xử lý, hơn nữa tình trạng xâm nhập mặn ngày càng diễn ra gay gắt do biến đổi khí hậu và các đập thủy điện được xây dựng trên đầu nguồn của các con sông lớn.

Việc khai thác nước ngầm quá mức, thiếu kiểm soát dẫn đến những hệ lụy như sụt lún đất, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước ngầm đã gây ra rất nhiều khó khăn cho khu vực ĐBSCL của Việt Nam. Do đó, giải pháp khả thi trong việc quản lý nước ngầm và cấp nước tại ĐBSCL là câu hỏi cấp thiết đặt ra không chỉ cho riêng ĐBSCL mà còn cho các khu vực ven biển của Việt Nam.

Vì vậy, để chung tay bảo vệ nguồn nước, Hawasuco đã phối hợp với dự án Quản lý Nước dưới đất và Tai biến địa chất thích ứng với biến đổi khí hậu (CRMGG); Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang Đức (BGR) và Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (Nawapi) có buổi trao đổi kỹ thuật về Bổ cập tầng chứa nước có kiểm soát (MAR) với sự tham gia của nhiều đại diện đến từ Cục Quản lý tài nguyên nước, Đại sứ quán Hà Lan, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và các Sở Nông nghiệp và Môi trường, các công ty cấp nước trong khu vực lân cận cùng một số chuyên gia của các tổ chức trong và nước ngoài để thảo luận về giải pháp khả thi và thách thức trong việc mở rộng quy mô MAR từ góc nhìn của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị thực hiện và các tổ chức quốc tế mà Hawasuco vinh dự được hợp tác với dự án CRMGG, BGR.

Một trong những giải pháp hiện nay đang được thí điểm trên địa bàn thành phố Vị Thanh và Ngã Bảy là Bổ cập tầng chứa nước có kiểm soát (MAR). Đây là giải pháp được các ngành, chuyên gia đánh giá bước đầu mang lại hiệu quả trong khai thác nước, góp phần bảo vệ nguồn nước. So với phương pháp lưu trữ nước trên bề mặt, trữ nước thông qua phương pháp MAR có nhiều lợi thế. MAR yêu cầu về diện tích bề mặt hạn chế và nước không bị thất thoát do bốc hơi. Phương pháp này làm tăng mực nước ngầm đang suy giảm cục bộ và có thể làm chậm quá trình sụt lún đất. MAR có thể được sử dụng để đẩy lùi tình trạng gia tăng độ mặn trong nước ngầm bằng cách bổ sung nước ngọt cục bộ, cải thiện chất lượng nước ngầm.

Tiến sĩ Anke Steinel, chuyên gia dự án CRMGG, Viện BGR, Cộng hòa liên bang Đức, cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã hoàn tất thí điểm dự án tại thành phố Vị Thanh để công bố tính khả thi. Sử dụng MAR là biện pháp, giám sát chất lượng quan trọng, do đó tùy theo cấp độ tỉnh, thành có nghiên cứu quy mô xử lý cho phù hợp trong thời gian tới. Việc thí điểm với quy mô lớn hơn thì cần có hướng dẫn của các Sở Nông nghiệp và Môi trường”.

Tiềm năng từ giải pháp MAR 

Ông Triệu Đức Huy, Phó Tổng giám đốc Nawapi nhận xét, ĐBSCL là khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam, đóng góp lớn vào an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, vùng đất này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, tình trạng xâm nhập mặn gia tăng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Sụt lún đất nghiêm trọng; nguồn nước ngầm suy giảm, đe dọa đến an ninh nước và phát triển bền vững. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết về các giải pháp quản lý tài nguyên nước hiệu quả, trong đó bổ cập tầng chứa nước có kiểm soát (MAR) được đánh giá là một hướng đi đầy tiềm năng.

“Tôi nhận thấy rằng, MAR không chỉ là một công nghệ tiên tiến, mà còn là một chiến lược quản lý nước bền vững, giúp tái tạo nguồn nước ngầm, duy trì cân bằng nước dưới đất, cải thiện chất lượng nước, giảm nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm. Đồng thời, hạn chế sụt lún đất, giảm tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn nước lâu dài”, ông Triệu Đức Huy cho hay.

Các mô hình thí điểm của dự án CRMGG được triển khai tại Hậu Giang, Sóc Trăng cùng sự hợp tác của các tổ chức đã cho thấy những kết quả tích cực. Đây là cơ sở quan trọng để nhân rộng MAR trên phạm vi rộng hơn, hướng tới một chiến lược quản lý nước hiệu quả và bền vững cho ĐBSCL.

Theo ông Phạm Bá Quyền, chuyên gia Nawapi, qua điều tra có 536.000 công trình khai thác nước dưới đất làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ĐBSCL. Tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến hạ thấp nguồn nước, cho nên thực hiện giải pháp MAR đối với tầng chứa nước ở ĐBSCL là khả thi. Để khai thác tiềm năng phổ cấp nhân tạo có 4 nhóm tiêu chí về tầng chứa nước như: nhóm tiêu chí tầng chứa nước, về nguồn nước, tiêu chí bề mặt và nhóm tiêu chí về quản lý. Cần phải dựa trên các tiêu chí để thực hiện hiệu quả nhất trong bảo vệ nguồn nước.

Những vấn đề triển khai trong giải pháp này hiện vẫn đang vướng mắc như khả năng dự trữ, thu hồi nước, biến đổi chất lượng nước và vấn đề về hành lang pháp lý để có thể triển khai được ở ĐBSCL. Ông Bùi Trọng Lực, Tổng Giám đốc Hawaco cho rằng, việc bổ cập nguồn nước cần tuân thủ theo các quy hoạch. Nên bổ cập với công suất lớn mang tính chất liên vùng, vì hiện tại dự án thí điểm đưa ra chỉ phạm vi nhỏ. Hành lang pháp lý để có giải pháp liên vùng như thế nào thì có quy trình khảo sát đánh giá, quy định kỹ thuật, cập nhật nước dưới đất cụ thể. Đặc biệt, nên có quy định cụ thể nguồn tài chính, cơ chế chính sách để kêu gọi tham gia bảo đảm an ninh nguồn nước.

T.XOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Huyện Châu Thành liên tiếp xảy ra sạt lở đất bờ sông

08:05 26/03/2025

(HG) - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 25-3 đã xảy ra sạt lở bờ kênh tại hộ ông Trần Văn Chiến, kênh Mái Dầm, ở ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành.

Trao tặng hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn tại xã Hỏa Tiến

07:54 24/03/2025

(HG) - Tại UBND xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, Báo Tiền Phong phối hợp với Keppel Việt Nam, Tỉnh đoàn Hậu Giang và chính quyền địa phương tổ chức chương trình Living Well trao tặng hệ thống máy lọc nước mặn tại xã Hỏa Tiến.

Tích cực ứng phó hạn mặn

07:47 24/03/2025

Mặc dù nồng độ mặn đã giảm so với đầu tháng 3 nhưng theo dự báo thì độ mặn sẽ tăng nhanh theo triều cường vào cuối tháng nên các ngành, địa phương đang có các biện pháp ứng phó.

Hậu Giang nâng dự báo cháy rừng lên cấp cao

16:13 21/03/2025

(HGO) - Qua kiểm tra thực tế của ngành chức năng tại các khu rừng trên địa bàn tỉnh, hiện mực nước dưới chân rừng đã xuống thấp và đang dần khô cạn, đồng thời thực bì và dây leo tại một số lô rừng đã có hiện tượng chết khô.

Hậu Giang triển khai hiệu quả nhiều phần việc trong phòng, chống sạt lở, hạn, mặn

08:20 18/03/2025

(HG) - Nhằm giảm thiệt hại về tài sản, cũng như giảm ảnh hưởng đến đời sống của người dân do sạt lở bờ sông và hạn, mặn gây ra, thời gian qua, ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đã thực hiện có hiệu quả nhiều công trình, dự án quan trọng.

Ra quân làm đẹp cảnh quan môi trường

08:19 17/03/2025

(HG) - UBND phường IV cùng các hội đoàn thể và Công an, Quân sự của phường đã ra quân dọn dẹp vệ sinh, vớt lục bình trên tuyến kênh 62, thuộc khu vực 3, với chiều dài gần 1km.

Đề phòng nồng độ mặn tăng cao đột biến trong đợt triều cường giữa tháng 3

07:48 12/03/2025

(HG) - Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, dự báo từ ngày 11-20/3/2025, mực nước trên các sông, rạch lên theo triều từ ngày 14-16/3 (rằm tháng 2 âm lịch).

Bài 4: Nước là tất yếu của sự sống

05:52 05/03/2025

Trong bối cảnh hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống người dân ĐBSCL, việc quản lý nguồn nước và tìm ra các giải pháp phòng, chống đã không còn là vấn đề thuận theo tự nhiên. Các chuyên gia, nhà khoa học và các địa phương đang chung tay đề xuất những giải pháp bền vững, khẩn cấp, nhằm bảo vệ tài nguyên nước quý giá cho khu vực.

Bài 3: Sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm và hiệu quả

06:33 04/03/2025

Sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả đang là xu hướng tất yếu không chỉ giúp giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên cho tương lai.

Bài 2: Đảm bảo cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt

13:11 02/03/2025

Trước nhu cầu cấp thiết về nguồn nước của người dân, các đơn vị đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, nâng cấp hạ tầng và bảo vệ nguồn nước để đảm bảo cấp nước ổn định cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi đợt 2 triển khai toàn tỉnh

17:49 27/03/2025

(HGO) - Ngày 27-3, Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2025 đã được bắt đầu triển khai trên phạm vi cả tỉnh. Chiến dịch kéo dài đến 29-3.

Hội thi “Bé với an toàn giao thông”: Huyện Châu Thành A đoạt giải nhất toàn đoàn

17:44 27/03/2025

(HGO) - Ngày 27-3, tại Trung tâm Hành chính thành phố Vị Thanh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp cùng Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Hội thi “Bé với an toàn giao thông” cấp học mầm non, năm học 2024-2025.

Diễn đàn chính sách Thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long

17:35 27/03/2025

(HGO) - Chiều ngày 27-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra “Diễn đàn chính sách Thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững ĐBSCL” nhằm thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế, chính sách hợp tác đầu tư và kinh doanh với khu vực ĐBSCL.

Tuyên truyền sâu rộng về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

16:43 27/03/2025

(HGO) - Chiều ngày 27-3, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phụng Hiệp lần thứ 30 sơ kết công tác quý I, triển khai kế hoạch công tác quý II.