Thứ Ba, ngày 05/04/2016 | 07:39
Những ngày gần đây, nước mặn đã xâm nhập vào xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, với độ mặn đo được cao nhất là 4,5‰ (ngày 30-3) tại vàm Cái Su, ấp 4. Tình hình xâm nhập mặn khiến người dân ở đây lo lắng, tuy nhiên, huyện đã chủ động các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.
Ông Út Nhỏ chủ động trữ nước ngọt để tưới vườn cây gia đình.
Nước sông Cái Lớn trở nên trong hơn, lục bình trên sông có biểu hiện héo lá, nếm thử nước thấy mằn mặn là những gì nông dân Nguyễn Hữu Phú, ở ấp 4, xã Vĩnh Thuận Tây, cảm nhận được khi nước mặn xâm nhập đến địa phận ấp. Anh Phú cho biết: “Sáng nào người dân ở đây cũng nếm thử nước sông, thấy mặn thì không dám tháo bọng trữ nước. Hàng ngày, cán bộ huyện đều đến đây đo độ mặn, tôi luôn theo dõi tình hình xâm nhập mặn. Khi nào độ mặn thấp thì tháo bọng trữ nước trong mương để tưới cây. Nhà tôi sử dụng cây nước nên tạm thời chưa lo về vấn đề điều kiện sinh hoạt. Nước mặn lúc về, lúc rút còn tranh thủ trữ nước ngọt, chứ mặn kéo dài thì khó khăn lắm”. Cũng theo anh Phú, trước giờ ở đây chưa bị xâm nhập mặn như thế này. Gia đình anh vừa trồng cam, vừa làm lúa nên mặn xâm nhập là thật sự khó khăn.
Cùng chung tâm trạng, ông Trương Văn Út Nhỏ, ở ấp 4, thật sự lo lắng do hiện tại ông có 3 công vườn trồng quýt đường và 100 gốc cam xoàn mới bắt đầu cho trái chiếng. Ông Út Nhỏ phân trần: “Trồng cây mấy năm nay mới bắt đầu để trái, bây giờ gần bán được rồi mà nghe nước mặn về không biết sao? Mấy ngày nay, tôi bí bọng trữ nước để tưới. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn gia đình sẽ phải khoan cây nước giữa vườn để tưới”. Bây giờ, ông Út Nhỏ luôn tiết kiệm nước, tưới cây chủ yếu đảm bảo vừa đủ lượng nước để cây không bị ảnh hưởng, tiết kiệm để trữ nước tưới những lần sau. Do đây là nguồn thu nhập chính nên gia đình ông rất lo lắng trước tình trạng xâm nhập mặn diễn biến không lường trước được.
Theo anh Nguyễn Văn Tòng, cán bộ kỹ thuật thuộc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy: “Mỗi ngày, phòng đo độ mặn 2 lần sáng và chiều tại vàm Cái Su. Chúng tôi đã duy trì việc đo độ mặn thường xuyên tại điểm này từ trước Tết Nguyên đán năm 2016. Đến ngày 29-3, mới có biểu hiện xâm nhập mặn với 1,4‰. Sáng ngày 30-3, độ mặn tăng lên 4,5‰. Do độ mặn lên cao, huyện đã tiến hành đo độ mặn ở 2 điểm khác là điểm Nhà thờ Xa Vier, Nhà thờ Vịnh Chèo, nước mặn đã vào sâu khoảng 5km”. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc độ mặn tại vàm Cái Su chiều ngày 31-3, độ mặn đã giảm xuống còn 0,7‰.
Nhờ chủ động trước tình hình xâm nhập mặn nên địa phương đã nhanh chóng triển khai các giải pháp ứng phó. Hiện tại, chưa có thiệt hại đáng kể gì đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết: “Trên địa bàn xã đã cho đắp 9 đập thời vụ. Ngày 30-3, độ mặn lên cao, chúng tôi đã nhanh chóng đắp kín một số đập thời vụ để ngăn không để nước mặn vào khu sản xuất, trồng trọt của bà con. Cụ thể đắp các đập kênh Bảy Gồm, Sáu Toàn, Nhà thờ Xa Vier, Tám Bắp. Dự kiến, tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp hơn sẽ đắp kín các đập kênh Giải Phóng và kênh Nhà thờ Vịnh Chèo, nhưng hiện nay độ mặn đã thấp hơn nên tạm thời chưa triển khai”. Cũng theo ông Minh, hiện tại, trên địa bàn xã đã có khoảng 1.500ha lúa đã xuống giống, nên ngăn mặn vào ruộng lúa là việc làm cấp thiết. Bên cạnh đó, xã đã tiến hành nạo vét 4 tuyến kênh dài 6.000m và sẽ tiếp tục triển khai nạo vét thêm 3 tuyến kênh nội đồng dài 4.000m để trữ nước ngọt. Đồng thời, đề xuất về trên xây dựng 10 cống hở ở các tuyến kênh nội đồng để chủ động khép kín khu vực sản xuất.
Công tác tuyên truyền về tác hại của xâm nhập mặn luôn được quan tâm và duy trì thường xuyên tại xã Vĩnh Thuận Tây. Qua đó, giúp người dân nắm được tình hình xâm nhập mặn và chủ động lấy, trữ nước ngọt để sản xuất. Xã đã vận động người dân bít bọng ngăn mặn vào những thời điểm độ mặn lên cao. Nạo vét mương gia đình để có thể trữ nhiều nước ngọt. Trước mắt, cả đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đồng lòng ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn đang diễn biến khó lường dưới sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện.
Ngoài địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây, thì địa bàn xã Vị Thắng cũng có nguy cơ cao bị xâm nhập mặn. Huyện cũng đã chủ động đắp các đập thời vụ tại xã này để kịp thời ứng phó nếu xảy ra tình trạng xâm nhập mặn. Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, cho biết: “Tính đến nay, huyện đã đắp tổng số 25 đập thời vụ, trong đó có 9 đập ở xã Vĩnh Thuận Tây, 15 đập ở xã Vị Thắng và 1 đập ở xã Vị Thủy. Trước mắt, các đập được đắp nhưng vẫn mở ở giữa để nước có thể ra vô, khi nào có mặn xâm nhập mới đắp kín lại. Những đập đã đắp kín ở xã Vĩnh Thuận Tây nếu độ mặn giảm thấp, chúng tôi sẽ xin chủ trương của huyện để tháo đập, khi nào độ mặn tăng cao mới đắp lại. Trước mắt, chúng tôi sẽ cho cán bộ duy trì đo độ mặn hàng ngày và thông báo cho địa phương tình hình xâm nhập mặn để chủ động ứng phó”. Đồng thời, tình hình xâm nhập mặn cũng được thông báo trên loa của đài truyền thanh huyện, nhằm để người dân kịp thời nắm được thông tin xâm nhập mặn cùng chính quyền địa phương ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
07:54 05/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
07:52 05/11/2024
(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).