Thứ Ba, ngày 08/03/2016 | 07:55
Dù phải gánh chịu đợt xâm nhập mặn chưa từng có, nhưng nhờ sự chủ động, kịp thời trong công tác ứng phó nên mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với đời sống của người dân trên địa bàn huyện Châu Thành là chưa nhiều.
Trước tình hình xâm nhập mặn, ông Nguyễn Văn Y, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, cùng nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Châu Thành đang tích cực trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất.
Tập trung công tác tuyên truyền
Huyện Châu Thành có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên khi các tuyến sông chính bị nhiễm mặn sẽ lan tỏa sang các tuyến sông nhánh khác làm phạm vi ảnh hưởng bị lan rộng. Vào đầu tháng 2 vừa qua, triều cường dâng cao đã đưa nước mặn xâm nhập vào nội đồng huyện Châu Thành theo 3 tuyến sông chính là sông Rạch Vọp (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), sông Cái Côn và sông Mái Dầm. Nước mặn đã ảnh hưởng trực tiếp tới 3 địa phương là thị trấn Mái Dầm, xã Phú Tân và xã Phú Hữu. Khi ấy, độ mặn đo được vào ngày 8-2 trên sông Cái Côn là 3%o, còn trên sông Mái Dầm là 2,3%o.
Đợt xâm nhập mặn chưa từng có này đã làm bất ngờ người dân huyện Châu Thành, bởi từ trước tới nay họ chưa từng trải qua xâm nhập mặn như thế. Nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo lắng, do không có nhiều kinh nghiệm ứng phó xâm nhập mặn. Cũng vì vậy mà công tác tuyên truyền cho người dân biết về hiểm họa này được ngành chức năng huyện đặc biệt quan tâm. Bởi, để hạn chế tối đa những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra thì người dân chính là chủ thể quan trọng nhất.
Ngay lập tức, UBND huyện đã tổ chức triển khai khẩn cấp công tác ngăn mặn cho các xã, thị trấn và các ấp bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để thống nhất giải pháp ứng phó. Đặc biệt là các thông tin về xâm nhập mặn luôn được ngành chức năng huyện thông báo kịp thời về cho các xã, thị trấn, rồi các xã, thị trấn truyền đạt cho các ấp để nhanh chóng thông báo cho người dân được biết. Cách làm bài bản như vậy đã mang lại kết quả khả quan, khi người dân huyện Châu Thành đã dần biết cách “sống chung” với xâm nhập mặn.
Vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, khi sử dụng nước sinh hoạt có vị mặn khác thường và nghe thông tin từ ngành chức năng huyện, nên gia đình ông Nguyễn Văn Y, ở ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, mới biết nước mặn đã vào tới nơi. Giống như bao người khác, lão nông này rất lo lắng cho vườn cây ăn trái rộng mấy héc-ta của gia đình mình. Bởi từ trước tới nay, ông chưa từng chứng kiến cảnh nước mặn xâm nhập như vậy. Được khuyến cáo của ngành chức năng, ông lập tức đóng ngay ống cống, không để cho nước mặn có cơ hội uy hiếp vườn cây của gia đình. Điều ông tâm đắc nhất là chính quyền địa phương thường xuyên đến nhà ông và các hộ lân cận để thông báo về diễn biến và cách ứng phó với xâm nhập mặn. “Nông dân sống chủ yếu nhờ vào ruộng, vườn, nếu không cẩn thận thì mất trắng với nước mặn như chơi. May mà chính quyền địa phương thông báo kịp thời, nếu không thiệt hại do mặn sẽ không nhỏ đâu”, ông Y chia sẻ.
Phú Hữu là 1 trong 3 địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của đợt xâm nhập mặn vừa qua, nên xã này rất quan tâm công tác tuyên truyền để người dân hiểu và chủ động ứng phó. Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, cán bộ khuyến nông xã Phú Hữu, cho biết: “Xã đã phối hợp với các ấp tổ chức các đoàn đến từng hộ dân để thông báo về tình hình xâm nhập mặn. Công tác này sẽ tiếp tục được thực hiện rộng rãi hơn nữa trong thời gian tới”.
Theo dõi sát sao độ mặn
Ngày 1-3 vừa qua, độ mặn đo được ở sông Cái Côn là 0,2%o, còn ở sông Mái Dầm là 0,1%o. Do độ mặn đã xuống thấp, nên ngành chức năng và người dân trên địa bàn huyện đang tập trung tích trữ nước ngọt để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Độ mặn đã giảm, nhưng ngành chức năng và người dân huyện Châu Thành không hề có tư tưởng lơ là, chủ quan. Bởi theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, từ tháng 3 đến tháng 5 tới đây là thời kỳ mặn xâm nhập cao nhất và có khả năng kéo dài đến tháng 6, tháng 7 nếu mùa mưa đến trễ. Cho nên, ngành chức năng huyện nhận định tình hình xâm nhập mặn sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn thời gian tới. Đặc biệt, nếu xâm nhập mặn diễn biến gay gắt hơn nữa thì khả năng sẽ có thêm xã Đông Phú, xã Đông Phước và thị trấn Ngã Sáu bị ảnh hưởng trực tiếp. Chính vì vậy, các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn tiếp tục được huyện Châu Thành thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc.
Trong đó, công tác theo dõi diễn biến của độ mặn được đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: “Công tác theo dõi diễn biến của độ mặn có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó giúp công tác ứng phó được thực hiện chủ động hơn. Nếu đo độ mặn đạt thấp thì chúng tôi sẽ thông báo để người dân biết mà dự trữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất. Còn nếu độ mặn vượt hơn mức 2%o thì chúng tôi sẽ thông tin để bà con đóng tất cả các cống không cho nước mặn xâm nhập vào. Gần đây, nhờ Chi cục Thủy lợi tỉnh cho mượn máy đo độ mặn nên việc theo dõi diễn biến của độ mặn trên các tuyến sông được huyện thực hiện rất thường xuyên. Tới đây, huyện được tỉnh hỗ trợ cho máy đo độ mặn mới, nên công tác này sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn nữa”.
Có thể nói, sự vào cuộc rất quyết tâm của các cấp, các ngành và người dân huyện Châu Thành đã giúp giảm tối thiểu các thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
“Hiện toàn huyện có hơn 2.000 cống bọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi sẽ cố gắng vận hành có hiệu quả hệ thống cống bọng này để ứng phó tốt nhất với xâm nhập mặn”, ông Nguyễn Văn Trương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, nhấn mạnh. |
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
12:10 05/11/2024
(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
07:54 05/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.