Không thiếu nước sinh hoạt nếu quản lý hiệu quả nước ngầm

Thứ Năm, ngày 10/03/2016 | 14:47

Theo kết quả điều tra sơ bộ, trữ lượng nguồn nước ngầm tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên, nếu khai thác một cách tự phát và quá mức sẽ khiến nguồn nước này bị cạn kiệt và tốc độ xâm mặn càng lớn. Đó là chia sẻ của ông Triệu Đức Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) với báo Tin Tức.

Không thể khai thác bừa bãi

ĐBSCL đang bị thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử do hạn, mặn kỷ lục. Theo thống kê, nếu tình hình khô hạn kéo dài đến tháng 6/2016 thì toàn vùng ĐBSCL sẽ có 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước. Hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) bị thiếu nước sinh hoạt.

Các hộ nông dân khoan giếng tại ruộng lấy nước ngầm chống hạn cho lúa ở xã Trung Bình, huyện Trần Đề.

Ông Triệu Đức Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại ĐBSCL đã được cảnh báo từ lâu. Trung tâm đã có điều tra, đánh giá sơ bộ việc phân bố nguồn nước ngầm và đang biên tập bản đồ tỷ lệ 1/200.000 bao quát toàn bộ vùng ĐBSCL về các tầng chứa nước, độ sâu khai thác. Theo đó, qua đánh giá, trữ lượng nguồn nước ngầm tại đây có khả năng đáp ứng được yêu cầu sử dụng nước của người dân. Ngay tại các vùng khó khăn về nước nhất như Bến Tre vẫn tìm được nguồn nước đáp ứng nhu cầu ở độ sâu khác nhau. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm rải rác không đều, sự phân bố mặn nhạt phức tạp, đan xen trong cùng một tầng chứa nước nên khó khăn trong khai thác, đòi hỏi phải có kỹ thuật, chuyên môn, chi phí đầu tư công trình lớn. Trong điều kiện khô hạn, nguồn nước ngầm có thể giải quyết được bài toán cơn khát về nước sinh hoạt tại ĐBSCL nhưng phải phân bổ và sử dụng nguồn nước làm sao cho hợp lý.

“Trước mắt, các địa phương cần quản lý tốt việc khai thác nguồn nước ngầm, tránh khai thác tùy tiện, quá mức, để lại hậu quả khôn lường về sau. Cùng đó, khuyến khích người dân khai thác nguồn nước ngầm tập trung, hạn chế khoan giếng để tránh tình trạng thất thoát, gây ô nhiễm nguồn nước”, ông Triệu Đức Huy nhấn mạnh.

 

Thực tế hiện nay, tình trạng người dân khoan giếng một cách tự phát, không chỉ mục đích lấy nước sinh hoạt mà lấy nước để nuôi tôm, kinh doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp... đang ngày càng phổ biến đã khiến nguồn nước ngầm bị suy giảm trầm trọng, khai thác quá mức thì đến một lúc nào đó, cấu trúc và tổng thể của toàn ĐBSCL sẽ bị phá vỡ.

Cần sớm có quy hoạch nguồn nước

Theo ông Triệu Đức Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia, hiện nay trung tâm đã cử các đơn vị phía Nam giúp đỡ các địa phương tiến hành khoan nước cho người dân tại một số địa phương như Vĩnh Long, Bến Tre và sau khoảng 1 tháng nữa, sẽ có đủ nước sinh hoạt cung cấp cho người dân ở những địa phương này với lưu lượng nước khoảng 1.000 - 2.000 khối. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp trước mắt, hiện nay ĐBSCL chưa có quy hoạch khai thác sử dụng, quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước do đó lâu dài, nhất định phải có quy hoạch tài nguyên nước. Nước ngầm là tài nguyên chiến lược nên cần có định hướng quy hoạch khai thác tổng thể, không thể mạnh ai người nấy làm như hiện nay.

Do đặc thù của địa hình nên việc khai thác nguồn nước ngầm ở ĐBSCL phải hết sức cẩn trọng vì ở mỗi độ sâu sẽ có nhiều tầng chứa nước và chất lượng nước khác nhau. Đặc biệt, nguồn nước có sự phân bố mặn, ngọt đan xen nên khi khai thác, nếu vượt quá trữ lượng có thể khai thác thì không có khả năng phổ cập nước ngọt nữa, nước mặn và nước ngọt sẽ pha lẫn vào với nhau, khiến cho suy giảm nguồn nước ngầm và tình trạng xâm mặn ngày càng trầm trọng. Do đó, người dân cũng như chính quyền địa phương khi khoan nước phải phối hợp với cơ quan chuyên môn để tìm nguồn nước và mức độ sử dụng phù hợp để tránh đầu tư không hiệu quả, làm suy giảm chất lượng tài nguyên nước về sau.

Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/3/2015. Theo chương trình này, nguồn kinh phí phê duyệt cho dự án là hơn 700 tỷ đồng cho 44 tỉnh, trong đó kinh phí cho các tỉnh ĐBSCL chiếm khoảng hơn 100 tỷ đồng. Nhưng đến nay mới cấp được 1 tỷ đồng, theo lộ trình đến năm 2017 sẽ cân đối ngân sách cấp tiếp. Với tình hình khô hạn, xâm mặn cấp bách như hiện nay, sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý có thể giải quyết được bài toán cơn khát về nước sinh hoạt tại ĐBSCL. Tuy nhiên, để thực hiện vấn đề này cần có lộ trình và kinh phí thực hiện.

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra nước quốc gia, trữ lượng nước ngầm còn có thể khai thác an toàn hiện nay là hơn 4,5 triệu m3/ngày, trong khi đó nhu cầu nước sinh hoạt năm 2015 là hơn 1,8 triệu m3/ngày, năm 2020 là 2,3 triệu m3/ngày. Trong khi đó, nhu cầu nước cho nông nghiệp năm 2015 là hơn 93,6 triệu m3/ngày, năm 2020 là 96,8 triệu m3/ngày.

 

Theo Thu Trang/baotintuc.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT

12:10 05/11/2024

(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.