Nước thượng nguồn có thoả được cơn “khát” của ĐBSCL?

Thứ Hai, ngày 25/04/2016 | 15:13

Kỳ vọng vào nguồn nước xả từ các đập thủy điện ở thượng nguồn đang trở thành nỗi thất vọng của bà con vùng ĐBSCL.

Thực tế cho thấy, lưu lượng nước về ít ỏi không đủ cải thiện được tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn đang xảy ra trên diện rộng.

Những ngày qua, thông tin nước từ thượng nguồn xuôi về hạ du khiến người dân phấn khởi. Tuy nhiên, sự trồi sụt nhanh chóng của con nước đồng nghĩa với việc hạ lưu vẫn tiếp tục “khát” nước ngọt.

Mực nước hiện nay đang xuống thấp, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Kỳ vọng vào nguồn nước xả từ đập thủy điện ở thượng nguồn bao nhiêu thì nay anh Trần Văn Tùng ở vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp lại thất vọng bấy nhiêu do không thể sản xuất nông nghiệp: “Nghe tin Trung Quốc xả đập thì tui có nghe. Nhưng mấy hôm nay, nước đang kém hay là do nước thiếu nên thấy nước kém lắm”.

Số liệu quan trắc tại các trạm thủy văn trên dòng Mekong đổ về Việt Nam như Neak Luong (Campuchia), Tân Châu, Châu Đốc... cho thấy, mực nước bắt đầu giảm dần từ năm 2000, trùng khớp với thời điểm bắt đầu xây dựng hồ đập trên thượng nguồn.

Trong thời điểm khốc liệt của hạn, mặn, hiện nay, ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái vùng ĐBSCL đã theo dõi rất sát việc xả nước từ đập Cảnh Hồng từ 28/3 đến 4/4. Kết quả cho thấy, lượng nước ở trạm Chiang Saen (Thái Lan) không tăng. Như vậy, việc xả nước từ đập Cảnh Hồng chỉ đủ duy trì nước ở khu vực biên giới Trung Quốc – Lào.

Những tuần tiếp theo, mực nước cũng tương tự. Tuy một số thời điểm, nước ở khu vực đầu nguồn Tân Châu có dấu hiệu tăng nhưng đó là do triều cường: “Phía trên ta, trạm Neak Luong (Campuchia) trong trường hợp nước lên có 6cm mà phía dưới ta dao động tới 18cm rõ ràng sự dao động này là do triều từ biển đông. Trong mùa khô, triều từ biển đông vào ảnh hưởng lên tận Phom penh. Neak Luong nằm ở giữa thì có thể là do triều từ Biển Đông”.

Theo GS. TS Võ Tòng Xuân, chiều dài ngoằn ngoèo để nước ngọt từ đập Cảnh Hồng - Trung Quốc về đến vùng ven biển ĐBSCL là hơn 3.000 km. Trên con đường đổ về hạ nguồn, nguồn nước này còn phải lấp bù các dòng nhánh và vùng trũng đang khô hạn ở một số quốc gia khác.

Vì thế, khi về tới vùng cuối nguồn là không đáng kể; không giúp chống hạn và xâm nhập mặn: “Lấy số liệu dòng chảy đo được ở các trạm từ đập Cảnh Hồng xuống tới vùng ĐBSCL thì thấy lượng nước trên kia đưa ra là hơn 3.000 m3/s. Khi về tới đây còn dưới 1.000m3/s. Tức là đã mất ở dọc đường rồi. Mình không nhờ gì được nhiều. Nói nước mặn lùi ra nhưng cuối cùng cũng đâu được bao nhiêu”.

Người dân Bến Tre vẫn đang chắt chiu từng giọt nước ngọt.

Ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc điều hành Ủy hội sông Mekong (MRC) cho rằng, các nước thành viên của MRC bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Myanmar cần hợp tác để sử dụng nước sông Mekong hiệu quả nhất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững: “Việc tốt nhất là tất cả 6 quốc gia cùng hợp tác với nhau trong khuôn khổ như khuôn khổ của Hiệp định sông Mekong 1995 hoặc là hợp tác giữa Lan Thương và Mekong vừa rồi của 6 nước đưa ra. Nếu như tiến hành được những hợp tác đó thì sẽ giúp ích hơn cho việc sử dụng nước một cách hiệu quả của toàn bộ sông Mekong”./.

Theo Thanh Tùng/VOV – ĐBSCL

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hội viên nông dân tham dự tập huấn phân loại rác tại nguồn

17:14 31/10/2024

(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

09:12 31/10/2024

​​​​​​​Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

08:36 31/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

3.107 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm thực hiện ngừng nuôi hoặc di dời đến nơi phù hợp quy hoạch

08:34 31/10/2024

(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,

Chuyển giao xử lý 43.971kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

08:33 31/10/2024

(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

08:00 31/10/2024

Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,

Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân

09:26 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,

Giông lốc làm tốc mái trường học và nhà dân ở huyện Châu Thành A

09:21 29/10/2024

​​​​​​​(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,

Triều cường gây ngập nhiều diện tích cây trồng

17:11 21/10/2024

(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

16:06 21/10/2024

​​​​​​​Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

4 đơn vị thực hiện thí điểm mô hình “Ngôi nhà 4 sạch”

07:52 05/11/2024

(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).