Thứ Hai, ngày 04/04/2016 | 07:23
Trong vài ngày đầu tháng 4-2016, mực nước đo được ở thượng nguồn ĐBSCL tăng dao động 15-20cm. Song, các phân tích khoa học cho thấy, ĐBSCL đừng quá kỳ vọng vào việc các nước thượng nguồn xả lũ từ các đập thủy điện, mà phải có những giải pháp chủ động thích ứng tình hình hiện tại và tương lai.
Đồng bằng sông Cửu Long trong nguy cơ thiếu phù sa nghiêm trọng.
Phản ứng chậm”!
“Hạn xã hội” - đó là thuật ngữ PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) đưa ra để chỉ tình trạng thiên tai hiện nay ở ĐBSCL. Tình trạng khô hạn, mặn xâm nhập ở ĐBSCL đang tác động mạnh và gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng, vật nuôi trong vùng. Nguồn nước ngọt khan hiếm nghiêm trọng trong sinh hoạt các tỉnh ven biển, gây ra xáo trộn rất lớn cuộc sống của người dân. Đáng lưu ý, tình trạng người dân rời bỏ quê ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng hạn, mặn ngày càng gia tăng. Con số thiệt hại được ghi nhận ít nhất 160.000ha lúa bị thiệt hại. Ngoài ra, các cây trồng công nghiệp, vật nuôi cũng thiệt hại nặng.
Các số liệu từ các nhà khoa học cho thấy, mực nước và dòng chảy sông Mê Kông bắt đầu giảm từ năm 2000. Đó cũng là thời điểm các nước bắt đầu xây dựng nhiều đập thủy điện trên dòng Mê Kông. Tại buổi tòa đàm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Phía Trung Quốc hoàn toàn không cung cấp số liệu, quy trình xả nước. Đây là khó khăn để phán đoán, đưa ra dự báo chính xác. Tuy nhiên, khi tiếp cận và phân tích nguồn nước từ trạm Chiang Saen (Thái Lan) cho thấy, sẽ không có thay đổi nhiều, do xả nước không liên tục. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Campuchia, Lào cũng rơi vào tình cảnh khô hạn. Đặc biệt, Thái Lan đang tận dụng nhiều phương tiện để hút và tích trữ nước ngọt chống hạn. Nên khả năng nguồn nước về đến cuối nguồn sông Mê Kông càng hạn hẹp.
“Trung Quốc xả nước cho nhu cầu sản xuất điện hơn là cho các nước hạ nguồn sông Mê Kông sử dụng cho sinh hoạt. Lượng nước xả từ đập Cảnh Hồng không thể đẩy mặn cho ĐBSCL”, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Biến đổi khí hậu nhận định. Một số ý kiến tỏ ra lo lắng về phản ứng của lãnh đạo các địa phương và những thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Năm ngoái tiếp tục lũ nhỏ kỷ lục. Từ tháng 9-2015, các dự báo về khô hạn, xâm nhập mặn đã cảnh báo khốc liệt trong mùa khô năm 2016. Thế nhưng, gần như các địa phương chưa đưa ra giải pháp gì khuyến cáo cụ thể cho nông dân. Ngoại trừ, 1-2 địa phương khuyến khích nông dân bỏ bớt 1 vụ sản xuất lúa để né hạn. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần tìm ra cơ hội tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hạn, mặn ngày gia tăng khốc liệt. Cách đây 3 năm, khi ĐBSCL cũng rơi vào cảnh hạn, mặn nghiêm trọng, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang đã kiến nghị: “Bộ NN&PTNT nên cho phép một số địa phương xây dựng đề án, tích nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nếu được, Hậu Giang sẽ đi tiên phong làm thí điểm”!
ĐBSCL “đang chìm”!
“Khả năng đến tháng 6-2016, El Nino sẽ kết thúc. Và khả năng sẽ chuyển sang La Nina. Khi đó, ĐBSCL sẽ phải đối diện mưa lũ nghiêm trọng”, một nhà khoa học đưa ra cảnh báo để thấy tính dễ tổn thương của ĐBSCL. Không như Thái Lan, Campuchia hay Lào chỉ phải đối diện khô hạn, đối với châu thổ ĐBSCL cuối nguồn sông Mê Công: Nếu khô hạn xảy ra, hệ lụy kéo theo là nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Thiếu nước ngọt, không đủ lực đẩy thì nước mặn từ biển “phản đòn”. Nhưng nhiều người cho rằng, nỗi lo về sự phát triển của vùng đất trù phú ĐBSCL lớn hơn người ta nghĩ. Câu chuyện các nước thượng nguồn đua nhau xây đập thủy điện không chỉ làm suy kiệt nguồn nước, nguồn thủy sản, mà còn tác động rất lớn đến “địa tầng” đã kiến thiết nên ĐBSCL trong hàng nghìn năm qua. Đó chính là nguồn “dinh dưỡng” phù sa nằm lại ở các đập thủy điện không thể về đến đồng bằng. Vì vậy, không khó hiểu khi xu hướng sụp lún diễn ra ngày càng nhiều trong vùng và không có khả năng hồi phục. Thậm chí có nhà khoa học cảnh báo: ĐBSCL đang chìm!
“Không chỉ là câu chuyện nước ngọt, mà phải bàn đến phù sa. Nói đến ĐBSCL phải nghĩ đến biển; đến lưu vực sông Mê Kông và biển. Cần thấy rằng, gạo, cá, tôm... của ĐBSCL ai ăn (đây là 3 mặt hàng chiến lược mà Việt Nam xuất khẩu ra khắp thế giới - PV), bảo vệ ĐBSCL không phải chỉ riêng ĐBSCL! Đừng nhìn ĐBSCL như sân vườn của mình. Phải nhìn, ĐBSCL là vấn đề quốc tế”, tiến sĩ Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ) đặt vấn đề nhìn nhận cho đúng vị thế của ĐBSCL với thế giới. Phải chăng, đó cũng là một cách để các nước trong khu vực và thế giới có phản ứng đúng chuẩn với vùng đất cung cấp nhiều lương thực, hàng hóa thủy sản cho khu vực và thế giới. Còn trước mắt, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo: ĐBSCL nên có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, bớt quá nặng trồng lúa. Vì để có 1 tấn lúa, cần đến 4.500-5.000m3 nước. Cần phải tính toán: Đánh giá 1m3 nước được bao nhiêu tiền thay vì đánh giá trên năng suất. Đây là cách để chúng ta tăng nhận thức về tài nguyên.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng: Lâu nay hạ nguồn sông Mê Kông có được 3 túi nước để cân bằng một phần sinh thái. Đó là hồ Tonle Sap (Campuchia) và khu vực Đồng Tháp Mười (khoảng 700.000ha), Tứ giác Long Xuyên (590.000ha). Hàng năm khi lũ thượng nguồn về, 3 túi nước này điều hòa nước cho ĐBSCL: mùa lũ thì cất giữ làm lũ hiền hòa, từ từ nhả nước ra bổ sung cho dòng sông Tiền, sông Hậu đẩy nước mặn. Chính vì vậy, cần phải xem xét lại việc đắp đê bao, sản xuất lúa vụ 3 ở khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Các nhà khoa học cho rằng, ĐBSCL nên chọn các giải pháp đầu tư ít hối tiếc, tránh đầu tư công trình lớn, thiếu hiệu quả. Khuyến khích các công trình nhỏ, cơ động, cống đập thời vụ; điều chỉnh thiết kế các hệ thống thủy lợi lớn theo hướng đa mục tiêu...
“Hoang hóa, sa mạc hóa”, mùa khô hạn - giờ người ta nói nhiều về điều đó về một số vùng đất ở ven biển ĐBSCL. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối, những kỹ năng thích ứng với thiên nhiên của người dân ĐBSCL như dùng lu, hũ, kiệu... trữ nước mưa để dùng trong mùa khô hạn đang bị quên lãng. Nhiều nhà khoa học cho rằng câu chuyện đầu tư “ít hối tiếc” là rất quan trọng. Bởi trước đây, khi thực hiện dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau, khép đê bao đưa ngọt về, dân cuốc đập Láng Trâm lấy nước mặn... là một bài học đắt giá. Và hơn bao giờ hết, chuyện sử dụng tài nguyên: bao giờ cũng là chọn lựa mang tính xã hội, có sự đồng thuận trên và dưới.
Bài, ảnh: CAO PHONG
17:14 31/10/2024
(HG) - Sáng ngày 31-10, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và UBND thị xã Long Mỹ tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và triển khai Đề án Hậu Giang xanh cho 85 hội viên hội nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ.
09:12 31/10/2024
Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.
08:36 31/10/2024
(HG) - Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh không ngừng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
08:34 31/10/2024
(HG) - Qua rà soát, cập nhật hiện trạng và vận động hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã thường xuyên rà soát,
08:33 31/10/2024
(HG) - Tính đến nay, tổng khối lượng thu gom, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 43.971kg.
08:00 31/10/2024
Nhằm nâng cao nhận thức người dân chung tay bảo vệ môi trường, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024,
09:26 29/10/2024
(HG) - Nhằm nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường, mới đây thành phố Vị Thanh đã phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường,
09:21 29/10/2024
(HG) - Thông tin nhanh từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Châu Thành A, vào khoảng 10 giờ ngày 28-10,
17:11 21/10/2024
(HG) - Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn gây ngập úng trên nhiều loại cây trồng.
16:06 21/10/2024
Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng NTM.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
07:54 05/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
07:52 05/11/2024
(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).