Thứ Sáu, ngày 22/12/2023 | 12:47
Ngành lúa gạo Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế không chỉ trong nước mà cả thế giới về phẩm chất gạo ngon cũng như nằm trong tốp đầu về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, hiện lĩnh vực lúa gạo vẫn còn không ít những điểm nghẽn và rào cản cần tháo gỡ để có thể bứt phá mạnh mẽ hơn.
Hậu Giang đã và đang xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng tập trung, canh tác thông minh theo đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao của Chính phủ.
Nhận diện điểm nghẽn
Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành hàng lúa gạo Việt Nam thời gian qua thì nhiều chuyên gia, nhà khoa học về ngành hàng lúa gạo trong nước và quốc tế đã chỉ ra nhiều điểm nghẽn của ngành hàng lúa gạo Việt Nam cần phải khắc phục để tiếp tục vươn tầm thế giới.
Trong đó, điểm nghẽn được thể hiện rõ rệt nhất là trong khâu thương thảo ký kết hợp đồng và trong khâu thu mua sản phẩm lúa. Hệ lụy của vấn đề này đã thường xuyên dẫn đến tình trạng bội tín, bẻ kèo giữa các bên tham gia liên kết. Điểm nghẽn kế tiếp được chỉ ra là năng lực sản xuất kinh doanh, thị trường của cá nhân, tổ chức nông dân còn rất hạn chế, qui mô sản xuất nhỏ dẫn đến thiếu vùng nguyên liệu sản xuất tập trung, chất lượng cao, cũng như làm hạn chế khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao, làm giảm năng lực cạnh tranh và khả năng thâm nhập vào các thị trường cao cấp, gây khó khăn nhất định trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và hướng đến nền sản xuất xanh, bền vững.
Một điểm nghẽn nữa là ngành hàng lúa gạo chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn. Đây là một điểm nghẽn lớn làm ảnh hưởng đến khả năng dự báo thị trường cũng như quản lý tốt ngành hàng để làm tối ưu hóa khoảng cách cung - cầu, bởi thiếu một dự báo thị trường tốt làm giảm hiệu quả hoạt động của tất cả các tác nhân trong chuỗi.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho rằng: Ngoài những điểm nghẽn trên thì có có yếu tố đất cho sản xuất lúa bị cạnh tranh với các hoạt động sản xuất khác và đô thị hóa; độ dinh dưỡng của đất giảm do thâm canh thiếu bền vững; nguồn nước phục vụ sản xuất lúa gạo sẽ bị tranh chấp mạnh khi các nước thượng nguồn xây dựng nhiều công trình thủy lợi và thủy điện, làm tổn hại hệ sinh thái tự nhiên ở lưu vực và thay đổi chế độ thủy văn. Bên cạnh đó, ngành lúa gạo còn phải đối mặt với những thách thức khác như sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ, áp lực cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác, chính sách tự cấp giảm nhập khẩu của các nước bạn hàng, biến động giá gạo và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp...
Nhiều giải pháp trọng tâm
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Phú Son, Trường Đại học Cần Thơ, để giải quyết những điểm nghẽn nêu trên, tôi cho rằng có 4 giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng trách nhiệm và bền vững, đó là: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lúa tập trung, chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. Nghiên cứu và phát triển các mô hình liên kết bền vững giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo. Cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo. Xây dựng dự án nghiên cứu phát triển giống lúa và phát triển thương hiệu gạo chung của Việt Nam.
Cùng đề cặp vấn đề phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam bền vững, minh bạch và trách nhiệm dựa trên ba yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, phân tích: Chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước gấp 3 lần so với hiện nay. Sản lượng, chất lượng lúa gạo Việt Nam càng ngày càng tăng, tuy nhiên để phát triển bền vững có một số rào cản chúng ta cần phải vượt qua, hướng đến các tiêu chí trọng tâm. Trong đó rào cản thứ nhất cần vượt qua là sản xuất phải bền vững ở cả ba yếu tố là kinh tế, môi trường và xã hội; thứ hai là phải tháo gỡ là rào cản tín dụng, thứ ba là môi trường pháp luật.
“Về giải pháp trọng tâm tháo gỡ các rào cản trên là đề nghị ngành chức năng ban hành qui định về bảo vệ môi trường trong canh tác lúa. Bao gồm lượng giống sử dụng không được vượt quá 100 kg/ha, lượng phân bón hóa chất, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và qui định xử phạt đối với gạo có dư lượng hóa chất cao hơn qui định nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo ngày càng đòi hỏi chất lượng đặt lên hàng đầu”, ông Nguyễn Duy Thuận chia sẻ thêm.
Sản xuất xanh - sạch - an toàn sẽ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo.
Cùng chia sẻ trách nhiệm của địa phương về phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Ngành sản xuất lúa gạo đang đóng góp khoảng 54% trong tỷ trọng nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Để góp phần nâng tầm chất lượng hạt gạo và cải thiện nguồn thu nhập cho người trồng lúa, hiện tỉnh đẩy mạnh việc chuyển dịch sản xuất lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ, khoa học sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững. Điển hình là thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao vừa được Bộ NN&PTNT phát động vào sáng ngày 12-12 tại Hậu Giang, tỉnh đăng ký tham gia 28.000ha (năm 2024) và 46.000ha (năm 2030); đồng thời tiếp tục củng cố các hợp tác xã, các dự án như xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh; cũng như Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với kinh tế xanh, phát triển lúa phát thải thấp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cho biết: Để đồng hành cùng với chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam, thời gian quan, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Điển hình như Nghị quyết 120 và mới đây nhất là Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao. Đồng thời, huy động các nguồn lực tài chính đầu tư, hỗ trợ cho phát triển ngành hàng lúa gạo, trong đó có cả thị trường các bon trong tương lai. Từ đó, tạo cơ hội cho phát triển sản xuất, đưa công nghệ vào đồng ruộng, nông nghiệp chính xác, công nghệ số, cảm biến giúp tối ưu sử dụng tài nguyên, tăng hiệu quả, giảm thất thoát sau thu hoạch, di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng. Với sự quan tâm của Chính phủ, cùng với nhiều đề xuất của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại hội thảo quốc tế về “Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững” thì tin rằng tới đây, ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều bức phá mới trên thị trường xuất khẩu.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; từ đó sẽ giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền kinh tế trung hòa các-bon vào năm 2050, chính là mục tiêu chiến lược của tăng trưởng xanh mà ngành nông nghiệp đang phấn đấu.
Theo đó, từ nay đến năm 2030 giữ tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp 2,5-3%/năm. Giảm thâm dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 30%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%... Quan tâm việc tôn vinh sản phẩm “xanh” gắn với văn hóa ẩm thực Việt Nam. Phát triển chuỗi giá trị nông sản xanh, các-bon thấp cho các ngành hàng chủ lực; gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn; đồng thời xây dựng thương hiệu nông sản Việt chất lượng cao, an toàn, thân thiện với môi trường…
Đặc biệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” vừa được Chính phủ phê duyệt, ban hành với mục tiêu hình thành được một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong quá trình triển khai Đề án sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: chi trả tín chỉ các-bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo... Các thí điểm thành công tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Đề án hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa - là chủ thể, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn...
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, trao đổi về giải pháp phát triển ngành hành lúa gạo Việt Nam.
Bà Carolyn Turk (ảnh), Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: Trong bối cảnh thế giới ngày càng cạnh tranh, ngành lúa gạo Việt Nam phải đối mặt với sự phụ thuộc vào nền kinh tế và nhu cầu toàn cầu. Ngày càng nhiều người tiêu dùng trên khắp thế giới đang tìm kiếm lúa gạo không chỉ không gây hại cho hành tinh mà còn có ảnh hưởng tích cực. Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang năm 2023, Ngân hàng Thế giới đã ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại đồng bằng sông Cửu Long với Bộ NN&PTNT Việt Nam. Với dự án và đầu tư này, chúng tôi sẽ đồng hành với Chính phủ để đảm bảo rằng hạt gạo Việt Nam giảm được lượng khí nhà kính. Đối với việc nhiều người quan tâm đến một hành tinh bền vững, điều này có thể tạo ra giá trị đặc biệt trên thị trường quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm cho lúa gạo Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn, thu hút hơn đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới…
NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ
06:25 24/01/2025
Với tình hình thời tiết hiện nay nắng mưa xen kẽ, sáng sớm se lạnh kèm theo sương mù là điều kiện thuận lợi cho dịch hại xuất hiện và tấn công trên các trà lúa Đông xuân;
05:41 24/01/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa có Quyết định Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2025.
08:34 23/01/2025
(HG) - Sáng ngày 22-1, tại UBND xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức tổng kết mô hình kinh tế tuần hoàn lúa - cá - vịt. Tham dự có ngành nông nghiệp và người dân thực hiện mô hình tại huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và đông đảo người dân xã Vĩnh Thuận Tây.
08:25 23/01/2025
(HG) - Vụ dưa hấu tết năm nay, nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp xuống giống được 145ha, tập trung nhiều tại các xã Hòa Mỹ, Phương Bình, Tân Long, Long Thạnh, Hòa An… Đa phần nông dân đều lựa chọn giống dưa hấu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, để phục vụ cho nhu cầu dịp tết.
06:18 21/01/2025
Những ngày tháng Chạp cũng là thời điểm các làng nghề truyền thống ở Hậu Giang rộn ràng vào mùa cao điểm sản xuất, tô điểm cho mùa xuân quê hương thêm phần ý nghĩa.
09:51 17/01/2025
Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự chung sức của người dân, sau hơn 8 năm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm, hiện xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, góp phần tạo khí thế phấn khởi cho người dân về đời sống vật chất và tinh thần ngày thêm phát triển.
09:04 17/01/2025
(HG) - Vừa qua, Ban Chỉ đạo chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Bảo vệ môi trường nông thôn năm 2024 trên địa bàn thành phố Ngã Bảy đã tổ chức tổng kết.
08:27 16/01/2025
Hiện nay, có nhiều cánh đồng tại những vùng thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn ở huyện Long Mỹ được nông dân xuống giống lúa Đông xuân trễ hơn mọi năm,
09:22 14/01/2025
(HG) - Song song với việc thu hoạch mía, nông dân ở huyện Phụng Hiệp cũng tập trung xuống giống vụ mía mới. Năm nay, do giá mía nguyên liệu ở mức cao, nên chi phí vụ mía mới cũng tăng.
07:29 14/01/2025
Ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, hiện nay có nhiều hộ dân chọn trồng hoa để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
19:03 24/01/2025
(HGO) - Sáng ngày 24-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt 120 đại biểu tôn giáo, dân tộc tiêu biểu trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
19:00 24/01/2025
(HGO) – Hội Nông dân huyện Châu Thành vừa bàn giao 3 “Mái ấm nông dân” cho hội viên khó khăn về nhà ở tại xã Phú Hữu và Đông Phước A.
18:56 24/01/2025
(HGO) - Đoàn công tác Tỉnh uỷ - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn vừa tổ chức đến thăm và chúc tết các đơn vị trên địa bàn thành phố Cần Thơ; cùng đi có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
18:50 24/01/2025
(HGO) – Sáng ngày 24-1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Huyến có buổi gặp gỡ Giám mục Giáo phận Cần Thơ và các vị Linh mục trên địa bàn tỉnh.