Bảo tồn nguồn gen của tỉnh: Việc cần làm ngay !

Thứ Năm, ngày 23/02/2023 | 06:29

Đề tài “Xây dựng Đề án Khung bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” là cơ sở để bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững, hiệu quả các nguồn gen trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

Cần sớm xây dựng đề án

Là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, Hậu Giang hiện có nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc trưng. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: “Ngành nông nghiệp Hậu Giang luôn quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi và mong muốn thực hiện điều này. Thời gian qua, ngành đã triển khai nhiều giải pháp, nhiều phương pháp nhưng chưa đi đến đâu. Do đó, tỉnh đang rất cần có một định hướng bài bản cho hoạt động này”.

Xây dựng đề án khung bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh, là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được các ngành chức năng của tỉnh phối hợp triển khai thực hiện sớm. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ có khối lượng kiến thức chuyên môn khá lớn, với nhiều nội dung cần nghiên cứu sâu và thực hiện các cuộc khảo sát thực tiễn trước khi viết đề án và triển khai. Vì vậy, năm 2020, nhiệm vụ này đã được UBND tỉnh phê duyệt, đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh.

Đề tài “Xây dựng Đề án Khung bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, do TS. Nguyễn Đắc Bình Minh làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) là tổ chức chủ trì, triển khai từ tháng 10-2020. Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành khảo sát 240 người thuộc các nhóm đối tượng để đánh giá thực trạng bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tại tỉnh. Đa số người được khảo sát cho biết, họ nhận thấy rất cần thiết hoặc cần thiết trong việc bảo tồn nguồn gen các cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

Theo khảo sát, hiện nay đa số nguồn gen cây nông nghiệp, cây rau, gia vị, cây ăn quả đều được lưu giữ trên đồng ruộng, vườn của hợp tác xã, hộ gia đình. Nguồn gen cây lâm nghiệp và đa dạng sinh học tập trung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái Việt - Úc, Khu thực nghiệm Hòa An,... Lung Ngọc Hoàng cũng là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen cây dược liệu của tỉnh. Còn nguồn gen vật nuôi và thủy sản chủ yếu được lưu giữ trong hoạt động chăn nuôi tại địa phương.

Qua khảo sát, ban chủ nhiệm đề tài cũng đã xây dựng danh mục và lựa chọn nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ xói mòn, tuyệt chủng, cần được tỉnh ưu tiên bảo tồn. Trong đó, có một số loại được xếp vào mức độ nguy cấp và sắp nguy cấp như cây lúa ma, cây dưa leo xanh, cây sảnh, cây mướp hương, cây cà na, con cua đinh, cá he đỏ, cá chạch khoan,...

Vấn đề lớn, cần nhiều thời gian, kinh phí thực hiện

Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng dự thảo Đề án Khung bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự thảo đề án đã xác định danh mục 17 cây ăn quả; 7 cây thực phẩm; 2 cây rau, gia vị; 10 cây gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ; 24 cây dược liệu; 6 loài vật nuôi; 17 loài thủy sản và 10 loại nấm, vi sinh vật, cần được ưu tiên bảo tồn nguồn gen trong thời gian tới. Đồng thời, xác định phương pháp bảo tồn và định hướng hoạt động nâng cao năng lực quản lý bảo tồn nguồn gen trên địa bàn tỉnh.

Trong khuôn khổ đề tài, ban chủ nhiệm đã đề xuất một số giải pháp để các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp thực hiện đề án trong giai đoạn tới. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng bản thuyết minh khu bảo tồn nguồn gen ngoại vi của tỉnh. Đó là những nền tảng quan trọng để triển khai hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị nguồn gen cây trồng, vật nuôi tại tỉnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi là một vấn đề lớn, cần nhiều thời gian, kinh phí thực hiện. Theo ông Nguyễn Văn Ngẫu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh: “Các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long có thể phối hợp với nhau trong bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi. Mỗi tỉnh, thành sẽ bảo tồn một vài nguồn gen đặc trưng, như Vĩnh Long bảo tồn nguồn gen bưởi Năm Roi, Tiền Giang bảo tồn nguồn gen xoài thanh ca, còn Hậu Giang bảo tồn nguồn gen khóm Cầu Đúc,... Ngoài ra, có thể phối hợp với các viện, trường trong khu vực để thực hiện điều này”.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tận dụng và phát huy hiệu quả những hình thức bảo tồn đang triển khai trên địa bàn. Cụ thể là quan tâm, đầu tư kinh phí cho các đơn vị đã và đang thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tại tỉnh. Ông Trần Bé Em, Trưởng phòng Khoa học và Bảo tồn, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, cho biết: “Tại khu hiện nay có hình thành được vườn sưu tập thực vật và xây dựng một số chuồng cứu hộ động vật. Nếu đề tài này phối hợp ăn ý và liên kết với các cơ quan để phát huy việc sưu tập này sẽ rất phù hợp”.

Vừa qua, đề tài “Xây dựng Đề án Khung bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” đã được hội đồng cấp tỉnh nghiệm thu. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa thực sự kết thúc. Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp tục bám sát tình hình thực tế, chỉnh sửa dự thảo đề án để trình phê duyệt, triển khai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất

09:57 26/11/2024

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

15 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sinh kế

09:55 26/11/2024

(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.

Tiếp nhận 46 chương trình, dự án với tổng giá trị 88,16 tỉ đồng

09:48 26/11/2024

(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.

Học sinh trường xã đoạt giải nhì Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực ĐBSCL”

09:45 26/11/2024

(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,