Bí quyết nuôi ba ba thành công

Thứ Sáu, ngày 12/11/2021 | 07:56

Ông Lương Thành Kỷ, ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, được biết đến là người nuôi ba ba trong hầm nổi thành công. Ưu điểm dễ làm, chi phí thấp, hạn chế thức ăn, thuận tiện trong việc quản lý và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Hầm đất nuôi ba ba lớn của ông Lương Thành Kỷ.

Cách làm độc đáo

Đến ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, hỏi nhà ông Lương Thành Kỷ, nuôi ba ba thì bà con ai cũng biết. Bởi, ông là một trong những người tiên phong áp dụng kỹ thuật nuôi ba ba giống trong hầm nổi tại địa phương. Tính đến nay, ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm nuôi loài thủy sản này. Trước dịch bệnh, lợi nhuận từ mô hình nuôi ba ba của ông Kỷ hơn 300 triệu đồng/năm, với diện tích nuôi chừng 300m2 mặt nước.

Dẫn chúng tôi ra sau nhà, chỉ vào những hầm nuôi ba ba của gia đình, ông Kỷ chia sẻ, ban đầu ông mua 4.000 con ba ba giống về nuôi. Khoảng 4 năm sau, khi ba ba lớn, ông bán cho thương lái, chỉ chọn và chừa lại 500 con ba ba cái và khoảng chục con đực chất lượng, rồi từ từ gây giống cho đến tận bây giờ. Ông Kỷ cho hay: “Nuôi ba ba đực khá cực vì sẽ chậm lớn nếu không cung cấp đủ thức ăn, đó là chưa kể chúng năng động, hiếu chiến với nhau nên dễ bị hao hụt. Còn nuôi ba ba cái thì có phần nhẹ hơn, chúng sinh sản, có thể ấp bán con giống và lại tiếp tục làm vốn để đầu tư tiếp”.

Nói về cơ duyên đến với nghề, lão nông U70 nhớ lại, hơn chục năm trước, khi phong trào nuôi ba ba tại địa phương bắt đầu phát triển mạnh, nhiều người thả nuôi và thành công, có của ăn, của để, phất lên khá giàu. Sau nhiều ngày tìm hiểu, ông Kỷ nhận thấy ba ba là loài dễ nuôi, lại ít bị bệnh và chi phí thấp nên ông quyết định đầu tư. Vậy là những con ba ba giống đầu tiên được thả nuôi trong hầm đất như những hộ xung quanh. Nhưng sau đó không lâu, ông Kỷ nhận thấy ba ba sống trong ao đất dễ bị nấm bệnh và hao hụt nên kết quả không được như mong đợi.

 “Vạn sự khởi đầu nan”, sau nhiều đêm trăn trở, ông Kỷ đã nghĩ ra phương pháp ương ba ba trong hầm nổi và mạnh dạn đưa ý tưởng vào thực tế. Theo ông, hầm nổi có nhiều ưu điểm như dễ làm, chi phí thấp, hạn chế thức ăn dư và đặc biệt là thuận lợi trong việc quản lý, ba ba ít bị bệnh. Hầm nổi nuôi dưỡng ba ba giống từ 3-4 tháng, con càng lớn giá càng cao, tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ 20-30% so với việc bán con giống sau khi nở. Ba ba nuôi chừng 1 năm tuổi là có thể gây giống. Khi ba ba cái đẻ xong, ông Kỷ đem trứng ấp trong các thùng cát khoảng 45 ngày.

“Thời điểm thuận lợi để ba ba sinh sản là vào các tháng thời tiết ấm áp, từ tháng Giêng, tháng hai trở đi. Còn khoảng tháng chín đến tháng Chạp, chúng sẽ ít đẻ trứng. Ví dụ, hồi đó 3 bữa thì sẽ ấp 3 lớp trứng trong thùng cát. Còn hiện tại trứng bắt đầu ít nên chỉ ấp nửa lớp/thùng”, ông Kỷ cho biết.

Ba ba con mới nở được nuôi trong bể xi măng 3-4 ngày, sau đó chuyển ra hầm nổi. Hầm nổi chiều cao khoảng 50cm, phủ bạc, bên trên lợp lưới râm. Trong hầm, ông Kỷ để các tàu lá dừa, mục đích làm chỗ cho ba ba con trú ẩn.

“Cỡ 2-3 bữa mình thay nước một lần, mùa mưa thì phải thay thường xuyên để tránh ba ba bị bệnh. Xả nước trong hầm ra chừa lại khoảng 30% rồi bơm nước ngoài sông vô. Nước trong hầm đừng để quá trong, ba ba sẽ dễ bị bệnh đốm trắng, khó trị. Nuôi trong hầm nổi chừng khoảng 1 tháng cho ba ba con cứng cáp, rồi mới thả ra hầm đất nuôi tiếp thì giảm hao hụt hơn. So với hầm đất thì ương nuôi hầm nổi hiệu quả hơn”, ông Kỷ cho biết.

Chật vật đầu ra vì Covid-19

Những năm gần đây, nhận thấy nuôi ba ba bán thịt cho thương lái lời nhiều nhưng đi kèm với rủi ro cao nên ông Lương Thành Kỷ chuyển hướng sang nuôi ba ba giống. Nhưng năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không chỉ nghề nuôi ba ba giống mà nhiều vật nuôi, nông sản khác cũng chật vật đầu ra.

Trò chuyện với chúng tôi bằng giọng buồn thiu, ông Kỷ bày tỏ: “Mọi năm, ba ba giống không đủ cho người ta đếm. Thương lái từ Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,… đến đếm bán các nơi, ra tới Hà Nội. Ba ba bằng ngón tay cái là bán được. Con giống mọi năm 2.700-2.800 đồng/con, năm nay có 1.000-1.200 đồng/con, không ai mua vì dịch bệnh, đi lại có khó khăn. Ráng đợi hết dịch coi giá cả có lên không, chứ vụ này nhà nông nuôi ba ba rầu thúi ruột”.

Ba ba giống rớt giá, còn ba ba thịt cũng cùng chung cảnh ngộ. Ba ba nhất (loại 1,5kg) hiện còn từ 220.000-230.000 đồng/kg, trong khi trước dịch giá bán hơn 300.000 đồng/kg, loại 2 cũng hơn 200.000 đồng/kg. Giá giảm trong khi chi phí thức ăn mỗi ngày hơn 100.000 đồng khiến ông Kỷ lo lắng. Cứ 2-3 ngày là cho ăn hết 1 bao thức ăn khoảng 600.000 đồng. Với 3 hầm giống, chi phí như hiện nay, coi như không có lời.

Trong suốt thời gian nuôi, đây là lần thứ 2 ông gặp tình cảnh này. Lần đầu tiên là hơn chục năm trước, quá nhiều người nuôi dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá ba ba xuống dốc khiến nhiều hộ thua lỗ, bỏ nghề, lần này thì do dịch bệnh.

Có thể thấy, nuôi ba ba trong hầm nổi có nhiều lợi thế so với cách nuôi truyền thống trong hầm đất. Dẫu vậy, ông Kỷ cũng như nhiều người nuôi ba ba giống tại ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, mong dịch bệnh sớm qua, cuộc sống trở lại bình thường để việc mua bán được ổn định, đầu ra của con ba ba không còn chật vật như hiện tại.

Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thẩm tra thống nhất 6/7 tờ trình, dự thảo nghị quyết lĩnh vực văn hóa - xã hội trình tại Kỳ họp HĐND thứ 23

18:42 27/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.

Thẩm tra 20 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND cuối năm

18:27 27/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.

Trao quyết định về công tác cán bộ

17:54 27/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.