Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thứ Sáu, ngày 22/11/2024 | 07:27

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Đường làng ngõ xóm ở Hậu Giang thêm khang trang nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới.

Đạt được nhiều kết quả

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến giữa tháng 10, đã có 45/63 tỉnh, thành phố hoàn thành ban hành các văn bản cụ thể hóa các chỉ tiêu, tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) theo phân cấp tại Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ... Một số địa phương đã chủ động nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế.

Công tác tuyên truyền về xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tiếp tục được chú trọng và triển khai hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thực chất hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở các cấp và người dân tiếp tục được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện. Hệ thống Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp, hệ thống bộ máy tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp tiếp tục được rà soát, kiện toàn, bảo đảm triển khai, thực hiện hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai, thực hiện chương trình đã được quan tâm, chỉ đạo và triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, những bất cập để tìm giải pháp tháo gỡ, cũng như phát hiện những gương điển hình, tiêu biểu, những cách làm hay để biểu dương và nhân rộng.

Tính đến ngày 20-10-2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (chiếm 77,4%) đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt Quyết định xã đạt chuẩn NTM. Có 296 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm 45,96% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 11 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 15 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM và 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM. Có 5 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Theo số liệu báo cáo, đăng ký của các địa phương, dự kiến đến hết năm 2024, cả nước có khoảng 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (cơ bản hoàn thành mục tiêu được giao; đạt 99% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025), trong đó có khoảng 38% số xã đạt NTM nâng cao (vượt mục tiêu được giao năm 2024; đạt khoảng 95% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025) và 10% số xã đạt NTM kiểu mẫu (hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025). Có khoảng 305 đơn vị cấp huyện (khoảng 47%) được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (vượt mục tiêu được giao năm 2024; đạt 94% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025), trong đó, có khoảng 18 huyện được công nhận đạt NTM nâng cao và chưa có huyện NTM kiểu mẫu (đạt 59% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025). Có thêm từ 1-2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đạt khoảng 53% mục tiêu phấn đấu đến năm 2025).

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được các địa phương triển khai đồng bộ, rộng khắp, trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành đề án, kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Đến nay, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 72,1% sản phẩm 3 sao, 25,8% sản phẩm 4 sao, 2,1% sản phẩm 5 sao và tiềm năng 5 sao. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước với 30,7% số lượng sản phẩm OCOP của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ hai với 18,3%, tiếp đến là miền núi phía Bắc chiếm 16,8%, thấp nhất là vùng Đông Nam bộ với 5,8%. Có 7.846 chủ thể OCOP, trong đó có 32,8% là HTX, 22,7% là doanh nghiệp nhỏ, 38,6% là cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Đặc biệt, đã có hơn 2.420 hợp tác xã có sản phẩm OCOP, từng bước chuyển đổi hoạt động, thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm, gắn với việc xây dựng sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn, bao bì, nhãn mác và thương hiệu của hợp tác xã, thay vì chỉ làm các dịch vụ đầu vào cho các thành viên.

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, thời gian qua tỉnh luôn tập trung thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 41/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 80,39% (trong đó có 5 xã nông thôn mới kiểu mẫu). Số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 18,2 tiêu chí/xã. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm, phát triển các sản phẩm OCOP và tỉnh có 278 sản phẩm OCOP được công nhận.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024

Theo Bộ NN&PTNT, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 được cấp có thẩm quyền giao, làm nền tảng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025, trong năm 2024 Bộ cũng đề nghị UBND, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của các tỉnh, thành phố tập trung, quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình ở tất cả các cấp, các ngành để hoàn thành các mục tiêu về xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mà UBND cấp tỉnh đã đăng ký đạt được trong năm 2024. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM như khẩn trương rà soát, ban hành đầy đủ quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu NTM, NTM nâng cao cấp xã, huyện. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tiếp tục chú trọng, quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; công tác duy trì bền vững kết quả và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM sau đạt chuẩn. Các địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt chi tiết dự án, đề án, kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm thuộc các chương trình chuyên đề xong trước ngày 30-11-2024, để có cơ sở bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai, thực hiện ngay trong năm 2024. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng của địa phương, các nguồn lực huy động hợp pháp khác để thực hiện các mô hình thuộc chương trình chuyên đề.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện các mô hình đã được phê duyệt đảm bảo bám sát các mục đích, yêu cầu, tiến độ theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT để nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, chất lượng xây dựng NTM trên địa bàn, làm cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm, phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và nội dung thực hiện trong giai đoạn 2026-2030. 

Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai Chương trình. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán, giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2024 theo kế hoạch đã được giao. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện 6 chương trình chuyên đề, nhất là các mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương; kinh phí duy tu, bảo dưỡng các công trình đã đạt chuẩn, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; đầu tư cho các địa bàn khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách trong xây dựng NTM giữa các vùng, miền.

Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức truyền thông về nông thôn mới và các chương trình chuyên đề thông qua giới thiệu các cách làm hay, sáng tạo ở các địa phương. Có các giải pháp bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua, chung sức xây dựng nông thôn mới, tăng cường việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới để có đủ năng lực tham mưu, nhất là về cơ chế, chính sách, các nội dung có tính xuyên suốt, cần sự vào cuộc liên ngành, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình hiệu quả hơn.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã, huyện sau khi công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện chương trình...

T. TRÚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tạo động lực phát triển sản phẩm OCOP

08:12 27/12/2024

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm tạo động lực cho chủ thể phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Sinh vật gây hại trên lúa Đông xuân tăng mạnh

08:25 26/12/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, do thời tiết hiện nay se lạnh, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng dịch hại tấn công và phát triển ở các trà lúa Đông xuân 2024-2025 của nông dân trên địa bàn tỉnh.

83 nông dân sản xuất giỏi thu nhập trên 1 tỉ đồng/ha/năm

08:23 26/12/2024

(HG) - Năm 2024, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” của huyện Phụng Hiệp đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại nhiều hiệu quả

08:15 26/12/2024

Từ năm 2022, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã triển khai mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ,

Chủ động theo dõi phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả với bão số 10

09:38 25/12/2024

(HGO) - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa giao Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động theo dõi phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến của bão số 10 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Lợi ích từ phát triển nông nghiệp tuần hoàn

06:44 24/12/2024

Nông nghiệp tuần hoàn được xem là xu hướng tất yếu, đồng thời là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả hiện nay.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô tại Hậu Giang sẽ diễn ra gay gắt

08:29 19/12/2024

(HGO) - Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, do nguồn nước trên lưu vực sông Mê Kông về ĐBSCL trong các tháng mùa khô năm 2025 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 5-12%; do đó dự báo tình hình mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh sẽ ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN.

Nhiều cơ hội hợp tác tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

07:36 19/12/2024

“Đổi mới - đột phá - quyết tâm - khát vọng” là khẩu hiệu mà Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang tập trung thực hiện để “mở cửa” đón thêm nhiều cơ hội hợp tác.

Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ tết

07:22 19/12/2024

Thời gian này, người dân ở huyện Châu Thành A đang tất bật vào vụ sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Huyện Phụng Hiệp: Nhà vườn chuẩn bị gần 14.000 tấn trái cây phục vụ thị trường tết

06:00 19/12/2024

(HG) - Để chuẩn bị sản lượng trái cây phục vụ cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhà vườn trồng cây ăn trái ở huyện Phụng Hiệp đã chủ động xử lý cho 950 cây ăn trái, với tổng sản lượng trái cây các loại dự kiến gần 14.000 tấn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Tạo động lực phát triển sản phẩm OCOP

08:12 27/12/2024

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm tạo động lực cho chủ thể phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Tìm hiểu Luật Dân quân tự vệ

08:11 27/12/2024

Luật Dân quân tự vệ được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 22-11-2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020. Luật gồm 8 chương, 50 điều, quy định về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dân quân tự vệ.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024: 14 nội dung mới trọng tâm

08:09 27/12/2024

Người tham gia BHXH tự nguyện đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp thai sản với mức là 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh, do ngân sách nhà nước bảo đảm, người lao động không phải đóng thêm so với quy định hiện hành.

Đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa tết

07:18 27/12/2024

Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025 là cao điểm mua sắm của người dân, kéo theo đó là sự gia tăng của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất hàng giả. Trước tình hình này, Sở Công thương tỉnh đã triển khai đồng loạt các biện pháp kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần ổn định giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.