Thứ Hai, ngày 17/03/2025 | 05:50
Cần có giải pháp vực dậy ngành hàng lúa gạo.MP3
Với diện tích sản xuất khoảng 1,49 triệu héc-ta, sản lượng ước hơn 10,7 triệu tấn, hiện các tỉnh thành ở ĐBSCL vào cao điểm thu hoạch lúa Đông xuân, thế nhưng giá lúa thấp đã khiến nông dân kém vui, bởi lợi nhuận giảm mạnh so cùng kỳ năm ngoái.
Dù giá thấp nhưng nông dân thu hoạch lúa đến đâu đều được thương lái thu mua hết. Ảnh: HOÀI THU
Giá giảm, lợi nhuận giảm
Ruộng lúa rộng 3ha của gia đình vừa thu hoạch, bán cho thương lái tại ruộng với giá 6.500 đồng/kg, chị Lâm Thị Cam, ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ cho hay, năng suất lúa vụ Đông xuân 2025 này đạt khoảng 7,6 tấn/ha nhưng do giá không cao nên lợi nhuận bình quân chỉ khoảng 20 triệu đồng/ha, thấp hơn nhiều so với vụ Đông xuân năm ngoái.
Là nông dân canh tác lúa lâu năm ở huyện Thới Lai, ông Trần Văn Mãnh luyến tiếc: “Thời điểm này năm ngoái gia đình tôi canh tác 4ha lúa Đông xuân, khi thu hoạch bán cho thương lái hơn 8.000 đồng/kg, trừ chi phí bỏ túi khoảng 40 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, năm nay lợi nhuận đã giảm đi phân nửa, chỉ còn khoảng 20 triệu đồng/ha, nguyên nhân là do giá lúa sụt giảm mạnh”.
Ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang… hàng trăm chiếc máy gặt đập liên hợp đang hối hả thu hoạch lúa Đông xuân, bởi lúc này đã vào cao điểm. Ông Lâm Quốc Hùng, ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), chia sẻ: “Gia đình ở nông thôn nhưng đất đai không nhiều nên tôi thuê 3ha đất canh tác lúa với giá 55 triệu đồng/ha/năm. Hồi năm ngoái cả 3 vụ Đông xuân, Hè thu và Thu đông giá lúa đều cao, bình quân 7.500-8.500 đồng/kg nên bà con lời nhiều sau khi trừ chi phí và tiền thuê đất. Sang năm 2025, dù mới khởi động vụ Đông xuân nhưng chiều hướng đã ngược lại, bởi giá lúa giảm khoảng 1.500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ; do đó những hộ thuê đất làm lúa không có lãi, thậm chí bị lỗ…”.
Đi dọc theo các con kênh lớn ở An Giang, Kiên Giang… có nhiều ghe lớn của thương lái neo đậu chờ những “cò lúa” thu gom lúa đang thu hoạch trên các cánh đồng để vận chuyển về chợ lúa gạo Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ) hay Sa Đéc (Đồng Tháp) xay xát cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Ông Huỳnh Phú Lộc, một thương lái ngụ huyện Lai Vung (Đồng Tháp), tiết lộ: “Do giá gạo xuất khẩu trên thế giới biến động khá nhiều nên hiện tại dù nông dân các tỉnh ĐBSCL thu hoạch lúa cao điểm, song một số thương lái chỉ áp dụng mua tới đâu là bán liền, chứ không dám mua ào ạt dù giá lúa thấp. Nguyên nhân bởi hợp đồng xuất khẩu còn ít; trong khi thương lái gặp khó khăn về nguồn vốn nên vừa hoạt động vừa nhìn thị trường…”.
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hậu Giang, vụ lúa Đông xuân 2024-2025 toàn tỉnh xuống giống được 73.766,92ha. Những ngày này, nông dân đang vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông xuân. Hiện giá lúa tươi OM 18 được thương lái mua dao động ở mức 6.500-6.600 đồng/kg; giá lúa Đài Thơm 8 tươi ở mức 6.500/kg; lúa OM 5451 dao động từ 5.700-5.900 đồng/kg; giá lúa IR 50404 tươi dao động ở mức 5.500-5.600 đồng/kg; RVT 8.300-8.500 đồng/kg; ST24, ST25 từ 8.800-9.200 đồng/kg... Nhìn chung, tình hình tiêu thụ tương đối ổn định, lúa thu hoạch đến đâu, thương lái mua hết đến đó, không có tình trạng ùn ứ, không tiêu thụ được. Dự kiến đến giữa tháng 4-2025 sẽ thu hoạch dứt điểm.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam những ngày qua cũng không có biến động nhiều. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 392 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 365 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 307 USD/tấn.
Nhiều giải pháp hỗ trợ lúa gạo
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sản lượng lúa ở vùng ĐBSCL năm 2025 dự kiến đạt trên 24 triệu tấn, với diện tích sản xuất hơn 3,79 triệu héc-ta. Riêng vụ Đông xuân 2024-2025 sản xuất 1,49 triệu héc-ta, sản lượng đạt hơn 10,7 triệu tấn. Tính đến hết tháng 2-2025, sản lượng lúa Đông xuân ở ĐBSCL đã thu hoạch hơn 4,17 triệu tấn, với diện tích là 605.000ha. Giá lúa chất lượng cao dao động khoảng 6.400-6.600 đồng/kg giảm nhiều so cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong 2 tháng đầu năm 2025, cả nước xuất khẩu gạo ước đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9%), giá trị đạt 613 triệu USD (giảm 13,6%). Giá gạo xuất khẩu trung bình đạt 553,6 USD/tấn, giảm 18,3% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức giá giảm sâu nhất trong nhiều năm qua, bởi trước đây giá gạo của Việt Nam dao động từ 420-530 USD/tấn trở lên; riêng cuối năm 2023 giá gạo xuất khẩu của nước ta tới hơn 660 USD/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nguyên nhân khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn là do Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đã nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu, vì vậy tăng nguồn cung trên thị trường gạo quốc tế; các nước có nhu cầu nhập gạo lớn như Philippines và Indonesia thì không vội mua vào, mà chờ thị trường giảm thêm bởi nhiều nước sản xuất lúa gạo hàng đầu đang vào vụ thu hoạch làm cho nguồn cung tăng hơn mức cầu. Chính điều này khiến VFA lo ngại bởi trong tháng 2 vừa qua có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo không ký được các đơn hàng mới...
Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận: “Do đã đặt hàng mua gạo ở các địa phương ĐBSCL trước đó với giá cao, nhưng gần đây khi xuất khẩu ra thì giá thấp nên phải chịu lỗ khá nhiều”. Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, xuất khẩu gạo là thế mạnh của tỉnh khi năm 2024 toàn tỉnh xuất hơn 1,3 triệu tấn gạo, giá trị 865 triệu USD. Do đó, mỗi khi giá lúa gạo lên xuống đều có tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng lúa.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex, trăn trở: Năm ngoái giá lúa khoảng 8.000-8.500 đồng/kg trở lên, còn nay giảm mạnh xuống 6.000-6.500 đồng/kg rất đáng buồn; càng lo khi nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa Đông xuân ngày càng nhiều, nếu không có giải pháp sớm thì nguy cơ giá thấp, tiêu thụ chậm khiến bà con chịu thiệt. Cần thấy rằng, nông dân đa phần khó khăn về vốn, vì vậy các ngân hàng cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ bà con vay vốn để trả tiền đầu tư phân thuốc, tái sản xuất cho vụ sau; hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dự trữ hàng hóa, gia tăng khả năng xuất khẩu gạo. Song song đó, có chính sách tạm trữ lúa gạo trong điều kiện giá thấp và tiêu thụ chậm…
Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình khó khăn về xuất khẩu gạo có thể vượt qua trong thời gian tới và trở lại bình thường từ giữa đến cuối quý 2. Ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các doanh nghiệp giữ ổn định việc thu mua, cũng như có giải pháp tích trữ, chờ thời điểm thị trường điều chỉnh bình ổn mới mở rộng việc xuất khẩu. Hiện nay các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines vẫn trong giai đoạn điều chỉnh việc thu mua và chính sách xuất khẩu gạo. Do đó, các doanh nghiệp phải theo dõi tình hình trước sự điều chỉnh của các nước. Về cơ bản, nếu chúng ta giữ bình ổn nguồn được khoảng 1 quý sẽ không lo lắng. Vì vậy, các doanh nghiệp quy mô nhỏ không nên bán tháo. Cần có giải pháp nâng cao năng lực hệ thống kho chứa để thu mua tích trữ trong lúc cao điểm; các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thời điểm khó khăn để ép giá nông dân…
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, năm 2023-2024 thị trường thế giới có những biến động lớn theo hướng có lợi cho nông dân và nước ta đã có những quyết sách đúng đắn, đó là tiếp tục xuất khẩu. Đối với thực tế hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành toàn diện. Theo đó, tích hợp thông tin từ nhiều khâu như sản xuất, chăm sóc, khoa học công nghệ, chế biến, bảo quản, dự báo thị trường… để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các bên liên quan. Bộ Công thương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình thị trường lúa gạo trong nước nhằm đề ra giải pháp tiêu thụ và xuất khẩu phù hợp từng thời điểm. Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng chiến lược để ngăn chặn việc các nước khác sử dụng trái phép nhãn hiệu gạo Việt Nam; xác lập vị thế và bảo vệ uy tín của gạo Việt trên thị trường quốc tế.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo vay lãi suất thấp nhằm dự trữ lúa gạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất... Các doanh nghiệp được hỗ trợ vay lãi suất thấp phải đủ điều kiện tham gia vào Nghị định 107 của Chính phủ… Phía Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo khẩn trương hoàn thiện đề án chuyên canh một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia, phương pháp tính toán tín chỉ các-bon… Đồng thời quy hoạch lại mùa vụ, diện tích sản xuất lúa gạo theo hướng chủ động hạ tầng thủy lợi, giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phó Thủ tướng lưu ý mọi chính sách cho ngành lúa gạo phải dựa trên tiêu chí liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.
HƯNG TÂN - HOÀI THU
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
05:31 08/05/2025
(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.
05:16 08/05/2025
(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.
18:42 07/05/2025
(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
18:41 07/05/2025
(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.
07:32 06/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.
07:31 06/05/2025
(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.
07:28 06/05/2025
Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
09:49 05/05/2025
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.
08:29 05/05/2025
(HG) - Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận thêm 3 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, gồm: xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy; xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A.
14:10 12/05/2025
(HGO) - Ngày 12-5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết, vừa phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh bắt 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều hung khí, súng và ma túy.
07:34 12/05/2025
(HG) - Ngày 11-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ tư Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
07:33 12/05/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa tổ chức Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nhiệm thu cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang”, do Ths. Lê Văn Tuyên làm chủ nhiệm, Trường Chính trị tỉnh là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến nay, với tổng kinh phí gần 1,2 tỉ đồng.
07:31 12/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tháng 5 được Thường trực HĐND tỉnh đề ra.