Cần tính toán đến việc nâng giá trị sản xuất nông nghiệp khi đẩy mạnh cơ giới hóa

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 | 08:46

Máy móc hiện đại đang từng bước “bành trướng” hoạt động trong sản xuất nông nghiệp. Điều này, giúp nông dân nhẹ công nhưng năng suất và chất lượng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, cơ giới hóa cũng mang lại một thách thức khi nhiều người lao động tay chân đối mặt nguy cơ thất nghiệp. Đâu sẽ là hướng đi cho hợp lý, dung hòa cho cả đôi bên? Câu chuyện này sẽ được Anh hùng lao động, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân (ảnh), chuyên gia hàng đầu về ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang.

Ngành nông nghiệp đang thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến 2030. Nhiều địa phương hiện đã và đang tích cực tham gia đề án này. Tuy nhiên, việc thay đổi tập quán của nông dân là vấn đề không đơn giản. Theo ông thì đây có phải là thách thức lớn nhất khi thực hiện đề án ?

- Chương trình Net Zero - không phát thải, đây là chương trình rất là thách thức đối với bà con nông dân. Đồng thời về phía lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất thì phía Nhà nước cũng phải siết vô cái này. Tại vì chúng ta thấy rằng, Việt Nam mình sản xuất lúa rất nhiều nhưng với cái kiểu của bà con nông dân chúng ta bón phân hiện nay là mình phát thải khí nhà kính rất nhiều.

Cơ giới hóa trên đồng ruộng giúp việc canh tác được thuận lợi hơn rất nhiều.

Rơm ở lại mà mình không cho nó phân hủy thì nó cho khí amoniac. Kế đó, khi sạ lúa hoặc cấy lúa thì bà con mình không làm theo khuyến cáo của nhà khoa học. Bên khoa học nói là trước khi gieo sạ lúa hoặc cấy lúa thì chúng ta nên bón lót phân urê, lân và 1 phần phân kali. Kế đó, mình trục nhận phân vào đất để cho phân quến chặt vào trong đất, không bay đi đâu cả. Phân với đất làm như thế giống sắt và nam châm hút nhau. Nhưng bà con mình làm theo kiểu thông thường “chưa có lúa mà bón phân là phí”. Do đó, 10 ông nông dân làm đủ 10 ông chờ lúa lên rồi mới bón phân. Khi họ bón phân như thế thì nhất là phân urê nằm ở trên mặt đất, ở dưới lớp nước. Trên lớp đó vẫn còn oxy, nó sẽ tác động làm urê bốc hơi thành khí thải độc, mạnh gấp 310 lần CO2. Thành ra cái hiện nay đang muốn bà con mình áp dụng, thứ nhất là bà con giảm bớt phân hóa học. Thứ hai, bà con nên dùng phân vi sinh, phân hữu cơ và bón trước khi chúng ta gieo sạ, cấy. Bón rồi thì mình trục lần chót, cho đều, giữ phân dưới đó để giảm phát thải khí nhà kính.

Vậy theo ông, chúng ta nên làm gì để tháo gỡ khó khăn này ?

- Tôi đề nghị chính quyền các cấp của chúng ta nên chỉ đạo chỗ này. Chúng ta nói, mình đã hứa với quốc tế sẽ giảm bớt khí phát thải nhà kính, để giữ nhiệt độ là cùng với thế giới, tăng lên dưới 1,5 độ nhưng nếu chúng ta vẫn tiếp tục để bà con dùng quá nhiều phân hóa học, mà chỉ bón phân sau khi sạ lúa hoặc cấy lúa thì chúng ta vẫn tiếp tục để cho khí thải nhà kính. Đây là điều rất là quan trọng mà hiện tại chúng ta phải siết vào.

Nếu 10kg phân urê bỏ xuống ruộng lúa thì cây lúa chỉ ăn 4-5kg, còn 5-6kg kia là bay lên, như vậy đóng góp thêm biến đổi khí hậu. Bởi vì bón phân hóa học sai làm gia tăng khí nhà kính, khí hậu biến đổi rất mạnh nên chúng ta cần phải thay đổi.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa hiện mang đến nhiều lợi ích, nhưng khi máy móc can thiệp sâu vào quá trình sản xuất thì sẽ đẩy nhiều nông dân lên bờ và có nguy cơ thất nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào ?

- Cái đó trực tiếp là đang gặp vấn đề khó khăn với bà con nông dân mình đây. Bây giờ mình xét ra từ cày đất, bừa, trục... tất cả mướn hết. Thậm chí bón phân cũng mướn người ta bón luôn. Kế đó là phun thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật cũng có máy bay không người lái, tới khi thu hoạch cũng sử dụng máy luôn. Thành ra nông dân giờ chỉ còn lo đếm bao nhiêu lúa bán cho thương lái.

Số ngày công làm việc của người nông dân làm lúa chúng ta hiện nay giảm lại rất thấp. Chỗ này đưa tới phụ nữ mình gần như không có việc làm nhiều. Lúc trước thì phụ nữ có việc làm đồng áng, bây giờ máy móc hết. Tiến tới nữa là cơ giới hóa, thêm nữa cấy thì cũng cơ giới hóa luôn. Sạ thì cơ giới hóa rồi. Mấy chỗ này là đưa bà con nông dân chúng ta đi ra khỏi đồng ruộng để có thời giờ làm việc khác. Bây giờ phải làm thế nào có việc khác để bà con mình có việc làm. Những việc làm về tiểu thủ công nghiệp hoặc chăn nuôi bên cạnh làm lúa. Thí dụ như bây giờ đang làm như thế thì mình sắp xếp đồng ruộng thành ra những liếp trồng lúa thì mình nuôi tôm, cá đồng thời với cây lúa thì bà con sẽ sử dụng lao động để làm ra nhiều của cải, cho thu hoạch thêm. Chứ nếu mà chúng ta để lúa như thế rồi cơ giới hóa hết thì nông dân đang gặp nhiều khó khăn.

Tới đây, những cây trồng khác, tôi nghĩ khi người ta càng đưa cơ giới hóa vào, càng làm tự động hóa thì mình phải tìm cách sử dụng những lao động dôi dư ra mới làm được. Thí dụ ở Hà Lan, nước rất nhỏ ở châu Âu nhưng mà xuất khẩu giá trị nông nghiệp của họ đứng sau Mỹ. Giờ Hà Lan chỉ 3% làm nông nghiệp còn những người khác qua làm dịch vụ hết. Ví dụ trồng hoa tự động hết, thì sinh ra việc là những nhà kính rất tốt, hút nhân công vô làm nhà kính, làm những thứ phục vụ cho hoa. Khi hoa thu hoạch thì phải xếp hoa vô hộp thì cũng tạo ra công ăn việc làm. Kế đến là xe chở đi, máy bay tăng chuyến lên để chở hoa đi các thủ đô khác. Nông nghiệp này, người trực tiếp trồng hoa chỉ 3% nhưng mấy chục phần trăm kia làm mấy thứ khác phục vụ cho việc này, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Tới đây, nông nghiệp của chúng ta cũng nên làm như thế, chứ còn mình bán đồ thô không là không được, hiệu quả không cao.

Xin cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân !

MỘNG TOÀN thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chặt chẽ từ cơ sở

08:21 25/11/2024

Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.

“An toàn thực phẩm” 2024: Khuyến khích người dân quan tâm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

08:18 25/11/2024

Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp giúp giảm nghèo hiệu quả

08:18 25/11/2024

Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.