Canh tác lúa bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ Năm, ngày 12/06/2025 | 19:18

 

Canh tác bền vững.mp3

 

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế tất yếu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Đây là cơ hội để ngành lúa gạo chuyển mình theo hướng hiệu quả và có trách nhiệm hơn với môi trường.

Nông dân Hậu Giang đang đẩy mạnh đưa cơ giới vào canh tác để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Còn những hạn chế trong canh tác lúa

Sản xuất lúa ở ĐBSCL chủ yếu dựa vào phương thức canh tác truyền thống, với các tập quán canh tác lâu đời nhưng chưa được tối ưu hóa theo hướng bền vững. Chính điều này đã dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Hiện nay, nhiều nông dân vẫn duy trì thói quen gieo sạ dày với lượng giống từ 100-150 kg/ha, thậm chí có nơi lên đến 180 kg/ha. Điều này dẫn đến hiện tượng cây lúa mọc dày, cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, làm cho cây yếu, dễ đổ ngã và dễ bị dịch hại tấn công. Hệ quả là nông dân phải tăng lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại, gây ra chi phí sản xuất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm suy thoái môi trường đất và nước. Trong khi đó, với quy trình canh tác tiên tiến hiện nay như sạ cụm hoặc sạ hàng, lượng giống có thể giảm xuống chỉ còn 70 kg/ha mà vẫn đảm bảo năng suất cao và cho chất lượng gạo tốt.

Quản lý nước chưa tối ưu cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa. Phần lớn nông dân vẫn áp dụng phương pháp tưới tràn truyền thống, giữ nước liên tục trên ruộng lúa trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn nước - một tài nguyên đang ngày càng khan hiếm do tác động của biến đổi khí hậu, mà còn làm gia tăng lượng khí mê-tan phát thải từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Theo các nghiên cứu, hệ thống tưới tiêu không hợp lý có thể làm tăng lượng phát thải khí mê-tan lên tới 50-60% so với phương pháp tưới ngập khô xen kẽ.

Ngoài ra, việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ dịch hại cũng đang là một vấn đề đáng báo động. Trong nhiều năm qua, để gia tăng năng suất, nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, đặc biệt là phân đạm. Tuy nhiên, việc bón phân không cân đối, sử dụng quá mức không những làm giảm hiệu suất hấp thụ của cây lúa, mà còn dẫn đến hiện tượng rửa trôi phân bón, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Thừa đạm cũng kích thích cây lúa phát triển quá mức, làm gia tăng dịch bệnh và kéo theo nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nông dân, chất lượng gạo và hệ sinh thái nông nghiệp.

Một vấn đề khác là xử lý rơm rạ chưa bền vững. Sau mỗi vụ thu hoạch, lượng rơm rạ thải ra trên đồng ruộng rất lớn. Tuy nhiên, thay vì được thu gom và tái sử dụng để trồng nấm, làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi… thì phần lớn rơm rạ vẫn bị đốt bỏ ngay trên đồng ruộng. Việc đốt rơm rạ không chỉ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn làm tăng lượng khí CO2 phát thải vào môi trường. Trong những năm gần đây, một số mô hình sử dụng rơm rạ để sản xuất nấm, làm thức ăn cho đại gia súc, ủ thành phân hữu cơ, phủ đất… đã được triển khai, nhưng vẫn chưa được nhân rộng trên quy mô lớn.

Mô hình trồng lúa phát thải thấp ở HTX Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy cho hiệu quả cao.

Phát huy hiệu quả Đề án 1 triệu héc-ta

ĐBSCL là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang là “tâm điểm” của những rủi ro khí hậu, với các biểu hiện ngày càng rõ nét như nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài, thiên tai bất thường, mưa trái mùa và suy giảm chất lượng đất trồng trọt. Trước sức ép ngày càng lớn về tài nguyên, môi trường và nhu cầu thị trường, mô hình sản xuất lúa gạo truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế, cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, cuối năm 2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Đây là một định hướng chiến lược toàn diện, với trọng tâm là ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn, gắn với chuỗi liên kết giá trị, thị trường tiêu thụ ổn định và tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời, Đề án cũng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với các mục tiêu quốc tế về khí hậu và phát triển bền vững.

Qua hơn một năm triển khai, Đề án bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực từ các mô hình điểm tại nhiều địa phương. Những thay đổi trong kỹ thuật sản xuất như giảm lượng giống gieo sạ, tưới ngập khô xen kẽ, sử dụng phân bón cân đối, cơ giới hóa đồng bộ, quản lý rơm rạ và ứng dụng công nghệ số đã giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng hạt gạo, cải thiện thu nhập và đặc biệt là giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thời gian qua đã triển khai 7 mô hình thí điểm cấp trung ương tại 5 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình canh tác lúa chất lượng cao, giảm phát thải mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường. Cụ thể, các mô hình giúp giảm chi phí sản xuất từ 8,2% đến 24,2% nhờ giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm 30-70kg phân bón/ha, giảm 1-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và cắt giảm 30-40% lượng nước tưới. Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12-50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Quan trọng hơn, mô hình đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm trung bình từ 2-12 tấn CO2 tương đương/ha. Đặc biệt, toàn bộ sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp cam kết bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg, tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân tham gia.

Bên cạnh đó, trong hơn 1 năm triển khai đề án, đã tổ chức 12 lớp tập huấn dành cho cán bộ hợp tác xã về tổ chức sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2024-2025; 145 lớp tập huấn về đổi mới sáng tạo, cơ giới hóa và kinh tế tuần hoàn rơm rạ; 235 lớp về kinh doanh và 67 lớp dành riêng cho các hợp tác xã; 84 lớp cho 3.953 nông dân, thành viên HTX tại các địa phương vùng Đề án. Những hoạt động này không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn, mà còn tạo điều kiện để các hợp tác xã nâng cao khả năng quản lý, mở rộng thị trường và gia tăng hiệu quả sản xuất theo hướng bền vững.

Ông Bành Đức Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho biết: Vùng đăng ký triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh tập trung tại 6 huyện, thị xã, thành phố trọng điểm trồng lúa gồm thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ và Phụng Hiệp với diện tích là 28.000ha vào năm 2025. Theo đó, giai đoạn năm 2024-2025 gồm có 6 huyện, thị xã, thành phố với 35 đơn vị cấp xã tham gia (triển khai trên 50 HTX), giai đoạn 2026-2030 sẽ có thêm 8 đơn vị cấp xã tham gia. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang cũng đã chỉ đạo lồng ghép thực hiện các chương trình, mô hình, dự án, các lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn… cho các HTX tham gia Đề án.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa hiệu quả, việc đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức khuyến nông cộng đồng, HTX và tổ hợp tác là yếu tố then chốt. Các khóa đào tạo chuyên sâu về quy trình kỹ thuật canh tác giảm phát thải như sạ cụm, sạ hàng, sạ bằng máy bay không người lái (drone), tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng mô hình canh tác lúa bền vững cần được triển khai liên tục. Hơn nữa, việc đào tạo kỹ năng quản lý chuỗi giá trị và kết nối thị trường cũng rất quan trọng để đảm bảo nông sản được tiêu thụ ổn định, từ đó gia tăng thu nhập cho nông dân.

Theo bà Huỳnh Kim Định, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, một trong những yếu tố quyết định thành công của Đề án 1 triệu héc-ta lúa là việc xây dựng và củng cố liên kết chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, các tổ khuyến nông cộng đồng, HTX và tổ hợp tác đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc kết nối nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, cũng như các đối tác khác trong chuỗi cung ứng lúa. Việc tổ chức các hội nghị liên kết giữa nông dân, HTX và các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ lúa sẽ giúp tạo ra các hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định, giảm rủi ro cho nông dân và tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giám sát sản xuất lúa, từ việc sử dụng phần mềm quản lý hoạt động khuyến nông đến giám sát phát thải khí nhà kính, giúp nông dân, HTX và tổ hợp tác theo dõi và điều chỉnh quy trình sản xuất một cách chính xác. Các nền tảng thương mại điện tử cũng sẽ giúp kết nối nông sản đến thị trường tiêu thụ rộng hơn, đảm bảo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cho sản phẩm lúa chất lượng cao. Các giải pháp này không chỉ giúp thực hiện tốt Đề án 1 triệu héc-ta lúa mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường.

HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...