Canh tác sạch để sầu riêng xuất ngoại

Chủ Nhật, ngày 11/12/2022 | 13:33

Được mệnh danh là vua của các loại trái cây, với giá trị kinh tế cao nên sầu riêng những năm gần đây được nông dân phát triển rất mạnh.

Ông Lê Văn Sáu có nhiều năm kinh nghiệm trồng sầu riêng xuất khẩu. Ảnh: T.TRÚC

Canh tác hơn 1ha cam xoàn không hiệu quả, cách đây 3 năm, ông Võ Văn Mười, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng 160 gốc sầu riêng. Theo ông Mười, sầu riêng tuy trồng 4 năm mới bắt đầu cho trái, nhưng do là cây cổ thụ nên thời gian cho trái kéo dài vài chục năm. Mặt khác, giá trị của sầu riêng cao gấp nhiều lần so với loại trái cây khác nên chỉ cần đầu ra ổn định là nhà vườn sống khỏe.

Ông Mười cho biết: “Hiện nay, trên mảnh vườn của gia đình trồng 3 loại sầu riêng gồm: Ri6, Monthong và chuồng bò. Mỗi giống trồng một ít để phòng loại nào không hút hàng thì loại kia bù qua. Trước khi trồng, gia đình cũng tìm hiểu thấy sầu riêng là loại cây trồng có giá cả ổn định hơn những loại trái cây khác. Đặc biệt hiện nay nước ta ký kết thỏa thuận được với Trung Quốc thì nhà vườn mình càng yên tâm. Giờ chỉ lo canh tác theo hướng sạch để cho cây đạt năng suất và chất lượng tốt nhất phục vụ cho người tiêu dùng”.

Theo các tiểu thương thu mua nông sản xuất khẩu, vào lúc 0h ngày 11-7, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng nên tới đây nông dân trồng sầu riêng sẽ phát triển ổn định. Bởi trước đây sầu riêng đa phần được xuất theo đường tiểu ngạch, phải nhờ mã số và cơ sở đóng gói của Thái Lan nên giá thành đội lên cao, buộc lòng giá sầu riêng tại vườn phải thấp. Nhưng khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch thì giá bán sẽ được cải thiện.

Ông Võ Văn Tuấn, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Gia đình trồng được hơn 100 gốc sầu riêng giống Ri6 và Monthong, cây đã 3 năm tuổi. Mấy năm trước, nhận thấy đầu ra của sầu riêng chưa ổn định nên gia đình cũng chưa mạnh dạn đầu tư phân thuốc cho cây phát triển. Nhưng từ khi biết được thông tin sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đó là nguồn động lực cho nhà vườn trồng sầu riêng nói chung và gia đình nói riêng nên gần đây tôi đã chăm chút vườn hơn để sầu riêng sớm cho trái”.

Ông Trần Bá Tạo, thương lái thu mua sầu riêng ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Gia đình làm nghề thu mua trái cây xuất khẩu đi Trung Quốc nhiều năm nay, theo nhận định chung thì sầu riêng của Việt Nam chất lượng không thua kém sầu riêng của Thái Lan hay Malaysia. Tuy nhiên, do đa phần sản lượng sầu riêng của Việt Nam tiêu thụ nội địa hay xuất theo đường tiểu ngạch nên giá trị thấp. Tới đây được xuất chính ngạch, nếu tỉnh hỗ trợ người dân làm được các giấy tờ có liên quan thì nhà vườn trồng sầu riêng sẽ phát triển hơn nữa.

Là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao nên vài năm trở lại đây sầu riêng đang được huyện Phụng Hiệp quy hoạch phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Theo thống kê toàn huyện hiện có gần 400ha sầu riêng, trong đó có hơn 150ha đang trái, số còn lại sẽ cho trái vào 1-2 năm tới. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được công bố là tín hiệu vui cho nhà vườn trồng sầu riêng. Chính vì thế, thời gian gần đây ngoài việc mở rộng diện tích, huyện Phụng Hiệp còn chuyển giao cho nhà vườn xây dựng mã số vùng trồng, quy trình sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hỗ trợ cho vựa thu mua xây dựng cơ sở đóng gói để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sầu riêng của huyện được xuất ngoại.

Ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, có 35 năm kinh nghiệm trồng sầu riêng, trong đó 15 năm trồng xuất khẩu, hơn ai hết, ông Sáu hiểu rõ yêu cầu thị trường ngày càng cao, nông dân phải mạnh dạn thay đổi, sản xuất sạch, an toàn mới được thị trường đón nhận lâu dài. Cái hay của lão nông này là không chỉ áp dụng phân hữu cơ vào vườn nhà, phun thuốc bằng máy bay mà ông còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bà con có nhu cầu. Ông Sáu cho biết: “Ở đây, chúng tôi đang chuyển qua trồng sầu riêng hữu cơ sạch. Tôi xài phân hữu cơ nhiều, thành ra cây sống bền, cơm sầu riêng rất đạt. Khi sản xuất theo chuẩn VietGAP, có mã số vùng trồng, có nguồn gốc thì sẽ xuất khẩu được hết”.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Với quy chuẩn mà Trung Quốc đưa ra theo ký kết với Việt Nam thì nhà vườn trồng sầu riêng ở huyện Phụng Hiệp nói riêng và Hậu Giang nói chung đã thực hiện quy trình này từ lâu và hiện nay có một số chuẩn mới thì ngành nông nghiệp huyện cũng đang hỗ trợ bà con cập nhật thêm. Đặc biệt, hiện nay trong huyện cũng có một số diện tích sầu riêng đã được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu, số còn lại thì cũng gần đạt.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, trồng sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu không chỉ cải thiện kinh tế cho nhà vườn, mà còn giải được bài toán về đầu ra trong thời gian qua. Đây là động lực để nhà vườn tập trung sản xuất và phát triển diện tích theo hướng nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu từ doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, tối ưu hóa giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, tỉnh Hậu Giang xác định nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025 là tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, tỉnh luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và gắn với truy xuất nguồn gốc để phục vụ tốt cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không chỉ có sầu riêng mà còn nhiều loại nông sản khác.

T.TRÚC - D.KHÁNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đóng điện giai đoạn 1 Công trình Cải tạo, nâng công suất TBA 110kV Phụng Hiệp

16:05 26/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 26-11, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Hậu Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức nghiệm thu đóng điện giai đoạn 1 Công trình Cải tạo, nâng công suất TBA 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA.

Năm 2024, nhiều loại tội phạm tăng mạnh như tham ô, lừa đảo, đánh bạc trên mạng

16:03 26/11/2024

Một số loại tội phạm tăng mạnh như tội phạm có tổ chức tăng 46,08%; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 83,36%; tham ô tài sản tăng 45,61%; đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

16:00 26/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.