Thứ Ba, ngày 13/07/2021 | 08:33
Say mê với con ong đã giúp anh Trần Nìm, ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, thành công với mô hình nuôi ong lấy mật gắn với phát triển rừng, vườn cây ăn trái, đã mang lại hiệu quả kinh kế cho nhiều hộ dân, góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay.
Anh Nìm kiểm tra các thùng ong lấy mật tại vườn nhà.
Anh Trần Nìm phấn khởi cho biết: “Trước đây, tôi là thợ sửa xe, nhưng tôi có người bạn từng làm nghề nuôi ong, cũng nhờ được bạn chỉ dẫn kỹ thuật nuôi, cộng với tự học hỏi thêm nên tôi nuôi thử. Lúc đầu, tôi cũng gặp khó khăn, nhưng vẫn quyết tâm theo nghề nuôi ong lấy mật nên cũng thành công. Nghề này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình tôi, nhiều hộ dân khác mà còn góp phần cải tạo được một phần đất trồng cây kém hiệu quả, phát triển thêm diện tích trồng rừng và bảo vệ môi trường”.
Theo anh Nìm, Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm, rất thuận lợi cho những loại cây, bông hoa tươi tốt, đây là điều kiện thích hợp cho các loài ong sinh sống lấy mật. Từ năm 2018, gia đình anh đã tận dụng điều kiện đó mà thực hiện mô hình nuôi ong. Thành công từ việc nuôi ong lấy mật, tạo đàn ong ngoài môi trường tự nhiên, đến năm 2019 anh đã tham gia chương trình OCOP và sản phẩm được bình chọn đạt chuẩn 3 sao.
Nhờ những điều kiện thuận lợi trên, từ năm 2018-2019, gia đình anh Nìm đã đầu tư 300 triệu đồng, tạo được hơn 200 thùng nuôi ong. Mỗi tháng thu về 300 lít mật, sau khi trừ các khoản chi phí còn thu về 60 triệu đồng/tháng và sau 6 tháng đã thu hồi được vốn đầu tư. Theo anh Nìm, mật ong được lấy chủ yếu vào những tháng mùa nắng để có chất lượng ngon, còn những tháng mưa chủ yếu gây đàn là chính. Cứ mỗi thùng ong giống có giá 2 triệu đồng, một tháng đem lại ít nhất 1 lít mật, với giá bán hiện nay là 400.000 đồng/lít. Ngoài sản phẩm mật ong, anh Nìm còn có sản phẩm mật ong nguyên sáp nguyên chất và đây là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thường được dùng để làm thuốc.
Nuôi ong lấy mật được xem là mô hình phù hợp với nhiều gia đình do chi phí đầu tư thấp, vì thức ăn của ong chủ yếu là từ các loài hoa có sẵn trong thiên nhiên. Từ hiệu quả mô hình của gia đình anh Nìm, nhiều hộ dân ở các tỉnh, thành lân cận, đặc biệt là người dân ở trên địa bàn huyện Long Mỹ và Vị Thủy đã học hỏi và chọn mô hình này để phát triển kinh tế hộ. Từ việc nuôi ong lấy mật, những hộ nuôi ong đã cải tạo được vườn tạp sang những loại cây dừa và phát triển diện tích trồng rừng. Việc làm này không chỉ đem lại thu nhập kép cho người dân nuôi ong mà còn góp phần chung tay phát triển rừng và bảo vệ môi trường. Từ hiệu quả thiết thực mang lại, mô hình đã được lọt vào vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp lần thứ 2, năm 2021 vừa qua của tỉnh.
Theo anh Nìm, hiện nay mật ong từ hoa tràm là loại mật có giá bán cao nhất so với các loại mật khác. Từ đó, mô hình cũng chọn cây tràm là loại cây để phát triển trồng trong mô hình nuôi ong lấy mật. Cây tràm là loại cây rất phù hợp với vùng đất ở Hậu Giang, đặc biệt chịu phèn tốt hơn cây trồng khác. So với các loại cây trồng để tạo hoa cho ong lấy mật thì cây tràm ít chịu tác động bởi các chất hóa học do quá trình canh tác, sản xuất. Nhờ đó, đem lại nguồn mật thật tinh khiết, sạch và an toàn, mang tính thiên nhiên, người dân sử dụng sẽ tốt hơn. Đến nay, từ mô hình nuôi ong lấy mật đã giúp người nuôi gây ra được 20ha cây dừa và cây tràm.
Đến nay, anh Nìm đã phát triển được 4 tổ hợp tác nuôi ong lấy mật, với 40 thành viên tham gia, có 320 thùng nuôi ong. Bình quân mỗi thành viên nuôi từ 6 thùng ong trở lên. Sau khi trừ chi phí, mỗi thành viên có thêm thu nhập từ việc nuôi ong lấy mật là 2 triệu đồng mỗi tháng.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, anh Nìm đã bán thêm được 150 thùng ong giống ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thu về 300 triệu đồng, trừ tất cả các chi phí đầu tư cũng còn lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Hiện nay, sản phẩm sáp ong nguyên chất được anh Nìm đăng ký sản phẩm OCOP, để cung cấp cho khách hàng sử dụng an toàn, chất lượng, đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Bài, ảnh: T.XOÀN
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
06:00 28/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhiều hoạt động tại Lễ giỗ lần thứ 95 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Cửu đỉnh Hoàng cung Huế được UNESCO công nhận di sản tư liệu; Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen; Phát triển hệ thống mới có thể thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.