“Chìa khóa” giảm giá thành sản xuất lúa

Thứ Sáu, ngày 30/09/2022 | 07:29

Giảm lượng giống gieo sạ là “chìa khóa” giúp nông dân tiết kiệm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà năng suất vẫn đạt cao hơn so với cách làm truyền thống.

Nông dân áp dụng máy cấy lúa, giúp tiết kiệm giống.

Giảm lượng giống gieo sạ

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho thấy, hầu hết các tỉnh đều triển khai kế hoạch và thực hiện giảm lượng giống gieo sạ theo chương trình giảm lượng giống lúa gieo sạ của Bộ NN&PTNT phát động. Nhìn chung, có sự chuyển biến về việc giảm lượng giống lúa gieo sạ và giảm mạnh ở mức gieo sạ trên 150kg/ha, giảm 8,57%; mức gieo sạ dưới 100kg/ha, tăng 2,14%; lượng giống gieo sạ mức từ 100-150kg, tăng 7,29% so với vụ Thu đông năm trước.

Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt vẫn còn biến động rất lớn giữa các tỉnh và các vụ sản xuất trong năm nên cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, đồng thời nâng cao năng suất và cung ứng giống lúa cấp xác nhận cho sản xuất. Thời gian qua, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa như san lấp phẳng đồng ruộng, áp dụng máy sạ hàng và máy cấy… giúp giảm lượng giống lúa gieo sạ được thực hiện tốt hơn.

Tại Hậu Giang, lượng giống gieo sạ trong vụ lúa Thu đông 2022 có xu hướng giảm đáng kể. Cụ thể, diện tích gieo sạ dưới 100kg lúa giống/ha là 2.033ha, chiếm tỷ lệ 5,7%, tăng 4,1% so với cùng kỳ (1,6%). Diện tích gieo sạ từ 100-150kg lúa giống/ha là 32.109,8ha, chiếm 90,8%, tăng 9,7% so với cùng kỳ (81,1%). Diện tích gieo sạ trên 150kg lúa giống/ha là 1.219ha, chiếm 3,5%, giảm 13,8% so với cùng kỳ (17,3%).

Bà Nguyễn Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Để phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn, đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng. Đây là biện pháp kỹ thuật giúp tăng hiệu quả canh tác và mang lại lợi ích về nhiều mặt. Trong đó, có việc giảm lượng giống gieo sạ, giúp giảm chi phí tiền giống, giảm áp lực sâu bệnh trên ruộng lúa, từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.

HTX Thuận Tiến, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, được xem là mô hình đi đầu của địa phương về giảm lượng giống gieo sạ, giảm các chi phí khác trong sản xuất nhưng năng suất lúa thì không giảm so với các diện tích sạ lan theo truyền thống. Hiện nay, HTX Thuận Tiến chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao bằng phương pháp cấy máy.

Ông Trương Phú Quốc, Giám đốc HTX Thuận Tiến, cho hay: “Sử dụng máy cấy lúa đem lại nhiều cái lợi cho nông dân, nhất là giảm lượng lúa giống. Sạ tay khoảng 15-20kg lúa giống/công, còn dùng máy chỉ tốn khoảng 6kg lúa giống/công. Cấy lúa giống nguyên chủng trên 40.000 đồng/kg, giống xác nhận khoảng 27.000 đồng/kg, hiện lúa giống đang hút hàng”.

Theo Giám đốc HTX Thuận Tiến, ứng dụng cơ giới hóa đã giúp bà con nông dân trong HTX giảm hao phí lượng lúa giống, phân thuốc, nhẹ công làm đất. Ngoài ra, việc cấy thưa còn giúp hạn chế sâu bệnh, ánh nắng mặt trời chiếu tới gốc lúa, độ nở bụi lúa mạnh, ra bông nhiều hơn. “Khi sạ phải làm đất thật bằng phẳng, còn cấy bơm nước ra gần cạn thì cấy vẫn được. Hiện 80% diện tích lúa của HTX (tương đương trên 90ha) đều áp dụng cấy máy”, ông Trương Phú Quốc chia sẻ thêm.

Tăng tính cạnh tranh

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, việc giảm lượng giống cần phải được các địa phương đẩy mạnh hơn nữa. Mặc dù các mô hình của khuyến nông quốc gia, các chứng minh của các nhà khoa học đã minh chứng cho hiệu quả của việc giảm lượng giống gieo sạ nhưng tốc độ giảm vẫn còn chậm. Do đó, trong vụ Đông xuân tới, phải thực hiện ngay. Đây là chìa khóa để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân và thích ứng với tình hình vật tư tăng cao.

Ông Lê Thanh Tùng lý giải thêm việc giảm lượng giống gieo sạ giúp tiết kiệm nhiều chi phí và làm tăng mức độ an toàn thực phẩm, tạo thuận lợi cho việc đạt các tiêu chí của các quốc gia nhập khẩu khó tính, như: châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đó là cơ hội để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam an toàn, thân thiện tốt hơn.

Thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lũy kế xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 4,7 triệu tấn, kim ngạch hơn 2,3 tỉ USD (tăng 20,7% về số lượng và tăng 9,89% về giá trị). Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt 486,49 USD/tấn, giảm 47,86 USD/tấn. Kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm 2022 khoảng 6,3-6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000-200.000 tấn so với năm 2021.

Chuyển dịch sang trồng gạo thơm, gạo chất lượng cao, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất đang là xu hướng được nhiều địa phương ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang áp dụng. Từ đó, giúp nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập cho nông dân. Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA, cho biết: Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao xuất khẩu vẫn đứng hàng đầu. Về thị trường xuất khẩu gạo, thị trường châu Á trên 50%, tiếp theo là châu Phi và châu Mỹ,… Trước dự báo về nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia, đề nghị ngành nông nghiệp hỗ trợ nông dân quy trình sản xuất, để đáp ứng nhu cầu.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ: Cơ cấu giống lúa rất phong phú, chúng ta ưu tiên lựa chọn các giống cho năng suất cao và phục vụ xuất khẩu, cân đối vừa phải tỷ lệ giữa cơ cấu phục vụ chế biến cũng như nhóm giống đặc sản, lúa thơm, vừa phát huy lợi thế vừa đáp ứng phân khúc thị trường.

Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng lưu ý, song song tuyên truyền, phổ biến cho bà con nông dân các địa phương nên chú ý giảm lượng giống, lượng phân bón hóa học, thuốc bảo thực vật. Hướng đến nâng cao năng suất lúa nhưng phải giảm giá thành sản xuất, đặc biệt là lượng phân bón.

Trước xu thế và đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, buộc nông dân ĐBSCL phải mạnh dạn thay đổi, làm mới mình. Làm nông hiện đại thời 4.0 không đơn thuần là câu chuyện của kinh nghiệm, sự chăm chỉ mà còn cần phải hướng đến sản xuất sạch, theo tiêu chuẩn, giảm chi phí sản xuất nhưng chất lượng và năng suất vẫn đảm bảo. Chỉ khi làm được như vậy, nông nghiệp ĐBSCL sẽ có trong tay chìa khóa vàng để mở nhiều cánh cổng thị trường.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

07:47 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.

Nâng cao nhận thức và hành động về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

07:47 23/04/2025

(HG) - Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy

Quan tâm chăm sóc lúa Hè thu

05:29 23/04/2025

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, đồng thời kèm theo xuất hiện một số sinh vật gây hại trên đồng ruộng; do đó, để cây lúa phát triển tốt theo từng giai đoạn sinh trưởng, hiện nông dân tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu.

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu thực hiện thêm 12.000ha lúa chất lượng cao

07:47 16/04/2025

(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,

Nông dân làm lúa nhẹ công, tăng lợi nhuận

07:35 16/04/2025

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.

Phòng trừ ốc bươu vàng và chuột gây hại lúa Hè thu

07:28 11/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.

Giá bắp nếp tăng

05:38 10/04/2025

(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.

Hậu Giang xuất hiện đợt nắng nóng, thiếu nước cục bộ

07:10 09/04/2025

(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chiếm không quá 1% diện tích

18:30 08/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Một chiếc nệm mới có thể thay đổi chất lượng cuộc sống thế nào?

16:36 23/04/2025

Một thay đổi nhỏ cho giấc ngủ, một bước tiến lớn cho chất lượng cuộc sống đến từ chiếc nệm bạn sử dụng mỗi ngày.

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bồi thường cho dân có lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

16:32 23/04/2025

(HG) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu Bộ Xây dựng chủ động triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn rò rỉ từ cao tốc gây ảnh hưởng tới lúa và cây trồng của Nhân dân; chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân theo quy định.

Truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba cho thiếu tá Nguyễn Văn Kha

07:57 23/04/2025

(HG) - Chiều ngày 22-4, Công an tỉnh tổ chức Lễ truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lực lượng an ninh, trật tự cơ sở. Đến dự, có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cần tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đoàn viên, người lao động về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính

07:54 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025. Dự lễ, có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh…