Chuẩn bị chu đáo cho vụ lúa Đông xuân

Thứ Hai, ngày 28/10/2024 | 08:38

Chuẩn bị chu đáo cho vụ lúa Đông xuân.mp3

Vụ lúa Đông xuân được xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, năng suất lúa ổn định thì giá lúa Đông xuân cũng cao hơn các vụ còn lại. Chính vì thế, thời điểm này nông dân trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị chu đáo cho vụ lúa này.

Nông dân trục xới đất, cày vùi rơm rạ để chuẩn bị cho vụ lúa Đông xuân. Ảnh: T.TRÚC

Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống lúa chất lượng cao

Những ngày qua, khi con nước tràn đồng, cũng là lúc bà Nguyễn Thị Tư, ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tích cực vệ sinh đồng ruộng, tiến hành trục xới đất để vùi lấp rơm rạ. Theo bà Tư, những khu vực khác bà con làm lúa vụ 3, nhưng khu vực này đất thấp, lúa vụ 3 sản xuất không hiệu quả nên sau khi thu hoạch lúa Hè thu, bà con ở đây thường để lúa chét bán cho chủ vịt chạy đồng. Khi vịt ăn đồng xong, nước lên sẽ tiến hành trục xới đất để rơm rạ có thời gian phân hủy, hạn chế tình trạng ngộ độc hữu cơ cho vụ lúa Đông xuân.

Bà Tư cho biết thêm: “Vụ Đông xuân là vụ lúa quan trọng trong năm, vì thời tiết thuận lợi, năng suất và giá bán luôn ở mức cao nên công tác chuẩn bị cho vụ lúa này cũng chu đáo hơn các vụ còn lại. Thời điểm này nước chưa rút thì bà con tập trung vào giai đoạn làm đất, ủ rơm rạ cho oai mục để tạo một lượng phù sa cho đất, hạn chế tình trạng ngộ độc hữu cơ khi gieo sạ. Khi nước phân đồng thì bà con chuyển qua giai đoạn gia cố đê bao chuẩn bị bơm nước để xuống giống”.

Ngoài công tác chuẩn bị đất thì thời điểm này bà con nông dân cũng tiến hành dự trữ lúa giống để chuẩn bị gieo sạ. Huyện Phụng Hiện có diện tích canh tác gần 20.000ha, trung bình 1ha nông dân gieo sạ 100-150kg giống thì vụ Đông xuân này huyện cần khoảng 200-300 tấn giống để gieo sạ. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nên vài năm trở lại đây nông dân trong huyện từng bước thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng các giống chất lượng cao như: OM 18, Đài Thơm 8, ST 24, ST 25, OM 5451, OM 4218 để cải thiện chất lượng hạt gạo thay vì chọn các giống phẩm chất gạo thấp như IR 50404 để sản xuất.

Như trường hợp của ông Nguyễn Văn Cao, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, gia đình canh tác gần 2ha lúa, vừa qua ông cũng đã chuẩn bị 400kg lúa giống xác nhận Đài Thơm 8 từ Viện lúa ĐBSCL để chuẩn bị gieo sạ cho vụ Đông xuân tới đây. Theo ông Cao, lúa xác nhận hiện nay rất hút hàng, nếu không mua sớm, đến cận ngày gieo sạ sẽ khó mua.

Ông Cao cho biết thêm: “Mấy năm trước, gia đình thường tận dụng giống lúa thương phẩm từ vụ Hè thu để gieo sạ cho vụ Đông xuân nhưng hiệu quả mang lại không cao. Lúa thương phẩm có tỷ lệ nảy mầm không cao, có lẫn cỏ dại nên khi gieo sạ lúa thường đạt năng suất thấp hơn giống lúa xác nhận. Nên hai năm gần đây gia đình chấp nhận đầu tư thêm một khoản chi phí để chuẩn bị nguồn giống chất lượng để sản xuất”.

Ông Nguyễn Minh Đông, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Việt Nông, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, cho biết hai năm gần đây giá lúa thương phẩm tương đối ổn định ở mức cao, các doanh nghiệp ưu tiên thu mua các giống lúa chất lượng cao để phục vụ cho xuất khẩu nên hiện nay bà con nông dân cũng tập trung sản xuất các giống lúa này để phục vụ cho thị trường.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân sạ thưa, sử dụng các giống lúa chất lượng cao khi gieo sạ. Ảnh: T.TRÚC

Cần tuân thủ lịch xuống giống

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ tháng 10 đến 12-2024 hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70%. Mùa mưa ở Nam bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường (khoảng nửa cuối tháng 12-2024), vì vậy có khả năng mùa mưa kéo dài trên địa bàn tỉnh, tình trạng ngập úng sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất ở đầu vụ lúa Đông xuân tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đã được khống chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bộc phát. Trên cơ sở theo dõi bẫy đèn, dự báo rầy nâu di trú chủ yếu theo gió mùa Đông Bắc, tập trung vào đèn ở thời điểm giữa các tháng nhưng mật số không cao so với cùng kỳ các năm.

Từ những nhận định trên, để tránh thiệt hại do rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, cũng như các yếu tố thời tiết, thủy văn gây bất lợi đến sản xuất, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết lịch xuống giống vụ lúa Đông xuân 2024-2025 sẽ chia ra làm 3 đợt. Theo đó, đợt 1 từ ngày 11-17/11/2024 (tức ngày 11-17/10 âm lịch), đối với các khu vực có đê bao khép kín và hệ thống bơm thoát nước hoàn chỉnh đảm bảo tránh được ảnh hưởng của triều cường vào các tháng cuối năm hoặc các vùng có nguy cơ xâm nhập mặn để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của hạn, mặn, thiếu nước tưới ở cuối vụ lúa. Đợt 2 từ ngày 9-15/12/2024 (tức ngày 9-15/11 âm lịch) đối với trà lúa Đông xuân chính vụ trên địa bàn tỉnh. Đợt 3 từ ngày 9-15/1/2025 (tức ngày 10-16/12 âm lịch), đối với vùng trũng thấp, nước lũ rút chậm hàng năm gieo sạ trễ.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, đây là lịch thời vụ đề xuất chung cho cả tỉnh, tùy theo tình hình rầy nâu di trú và thời tiết, thủy văn mà Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố xây dựng lịch xuống giống riêng cho đơn vị phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương theo nguyên tắc né rầy, né hạn mặn. Bên cạnh đó, diễn biến mưa cuối mùa năm 2024 rất phức tạp, nông dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão khi quyết định xuống giống...

Ngành nông nghiệp tỉnh cũng yêu cầu ngành nông nghiệp các địa phương vận động nông dân trục vùi rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng sớm ngay khi thu hoạch lúa Thu đông để hạn chế ốc bươu vàng đẻ trứng, nguồn sâu hại lây lan và ngộ độc hữu cơ cho lúa Đông xuân. Sử dụng lúa giống cấp xác nhận sạ hàng, sạ thưa với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc cấy. Có thể sử dụng một số giống lúa như RVT, OM 18, OM 5451, ST 24, ST 25, Jasmin 85, OM 4900, Đài Thơm 8…, xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch “né rầy” để hạn chế bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá gây thiệt hại.

Cần bón vôi (500-1.000 kg/ha) ngay đầu vụ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các loại phân bón có chứa hàm lượng canxi, silic để giúp lúa tăng sức chống chịu với sâu, bệnh và hạn chế đổ ngã. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, SRP, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, IPM, sử dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy nâu... Các đối tượng như ốc bươu vàng, chuột, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá có khả năng gây hại mạnh vào đầu vụ, nông dân cần theo dõi ruộng thường xuyên và kiểm soát kịp thời. Hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hiện nay, tình hình thời tiết, thủy văn và rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá còn diễn biến rất phức tạp, vì vậy khuyến cáo nông dân trên địa bàn tỉnh tuân thủ lịch xuống giống của địa phương, không được nóng vội xuống giống vụ Đông xuân do khả năng rầy nâu mang mầm bệnh từ các tỉnh lân cận di trú đến ruộng lúa với mật số cao vào thời điểm đầu vụ.

T.TRÚC - D.KHÁNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tới đây tại ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

08:42 11/12/2024

(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có thêm 12.334ha vùng lúa chất lượng cao

07:44 11/12/2024

(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.

Diện tích nuôi và sản lượng thủy sản tăng so với cùng kỳ

08:14 10/12/2024

(HG) - Tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước thực hiện năm 2024 là 13.176ha, đạt 114,57% kế hoạch và bằng 107,63% so cùng kỳ.

Thu hoạch được gần 2.100ha mía

08:01 10/12/2024

(HG) - Tại huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Hậu Giang nông dân vẫn đang tiếp tục thu hoạch mía bán chục (mía ép lấy nước giải khát).

Triển vọng mô hình liên kết sản xuất lúa giống

08:21 03/12/2024

Mô hình liên kết sản xuất lúa giống RVT nguyên chủng giữa UBND thành phố Vị Thanh và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam vừa được triển khai đã thu hút nhiều bà con tham gia.

Triển vọng từ mô hình trồng nấm mối đen

19:15 02/12/2024

Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.

Tích cực xuống giống vụ lúa Đông xuân

19:06 02/12/2024

Thời điểm này, tại nhiều cánh đồng, nông dân đang tích cực vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Năm nay, nông dân trong tỉnh tiếp tục sử dụng các giống lúa chất lượng để gieo sạ nhằm có một vụ mùa bội thu.

Thị xã Long Mỹ: Xuống giống hơn 570ha rau màu các loại cung ứng thị trường tết

07:27 29/11/2024

(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD

07:24 29/11/2024

(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Hệ thống đê bao, cống, bọng tại Hậu Giang đang phục vụ tốt cho hơn 57.300ha đất sản xuất nông nghiệp

07:21 29/11/2024

(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nông thôn thêm mới nhờ các cấp Mặt trận

09:22 11/12/2024

Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.

Giá cá thát lát ổn định, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg

08:44 11/12/2024

(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.

7 ý kiến phản ánh qua đường dây nóng

08:43 11/12/2024

(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tới đây tại ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm

08:42 11/12/2024

(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.