Thứ Năm, ngày 28/10/2021 | 08:31
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khả năng lượng mưa tăng vào các tháng cuối năm 2021 cũng như mưa trái mùa ở mùa khô năm 2022 và đỉnh lũ ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2021 thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nguy cơ về xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022 gay gắt hơn năm 2021. Vì vậy, mùa mưa bão năm 2021 sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất vào đầu vụ cũng như hạn, mặn gây thiếu nước sản xuất ở cuối vụ lúa Đông xuân tới đây.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân sạ thưa, sạ hàng, cấy máy để giảm lượng lúa giống, giảm giá thành sản phẩm.
Nguy cơ hạn, mặn cao
Thời vụ lúa vụ Đông xuân rất quan trọng và có ý nghĩa đối với việc bố trí mùa vụ sản xuất trong cả năm. Vì vậy, Bộ NN&PTNT yêu cầu chỉ bố trí sản xuất lúa Đông xuân 2021-2022 ở những vùng còn đủ 3 tháng cung cấp nước ngọt, tối thiểu phải đủ 2,5 tháng nước ngọt cho đến lúc lúa ngậm sữa. Bố trí xuống giống lúa cách khoảng giữa các vùng sử dụng chung nguồn nước từ kênh trục như vùng tứ giác Long Xuyên gồm An Giang - Kiên Giang; vùng Quản lộ - Phụng Hiệp gồm Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu; vùng Bảo Định gồm Long An - Tiền Giang; vùng Nam Măng Thít có Vĩnh Long - Trà Vinh.
Diện tích kế hoạch lúa Đông xuân 2021-2022 tại các tỉnh ven biển gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang khoảng 920.000/1.520.000ha, chiếm khoảng 60% diện tích toàn vùng, sản lượng ước đạt 6,625 triệu tấn, chiếm 60% sản lượng toàn vùng. Diện tích có khả năng bị hạn và xâm nhập mặn nếu tình hình khô hạn xảy ra như vụ Đông xuân 2015-2016 thì có khoảng 55.000/920.00ha, chiếm 6% diện tích canh tác lúa của các tỉnh nêu trên.
Nông dân vệ sinh đồng ruộng để xuống giống lúa Đông xuân ở những nơi đủ điều kiện.
Địa bàn ảnh hưởng mặn gồm các huyện Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và thành phố Tân An (Long An); Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông (Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre); Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh); Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng); Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long (Bạc Liêu); Vĩnh Thuận, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành (Kiên Giang) và các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (Hậu Giang).
Vùng phù sa ngọt ven sông (vùng giữa), ngoài những vùng có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp nêu trên, xâm nhập mặn, khô hạn có khả năng gây ảnh hưởng cho các vùng cách biển từ 30-70km. Đây là vùng phù sa ngọt, nước ngọt đủ để sản xuất lúa Đông xuân. Tuy nhiên, nếu việc xâm nhập sớm, sâu và thời gian kéo dài với nồng độ mặn cao thì một số vùng cặp theo sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang có thể bị hạn, mặn cục bộ cho các trà lúa và cho vườn cây ăn trái.
Vùng không chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn (vùng thượng) gồm Đồng Tháp Mười và một phần tứ giác Long Xuyên. Đây là vùng không thiếu nước ngọt nhưng sẽ bố trí thời vụ luân phiên để chia sẻ nguồn nước cho các vùng khô hạn ven biển.
Khó khăn về nguồn nước
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, dự báo nguồn nước cho sản xuất lúa Đông xuân sẽ gặp nhiều khó khăn. Xuống giống sớm trong tháng 10 sẽ có nhiều cơ hội tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển, những vùng đã bị thiệt hại do hạn, mặn năm 2015-2016. Việc xuống giống lúa Đông xuân sẽ có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân. Lúa thu hoạch vào tháng 1, 2 và 3 nằm trong thời kỳ khô, nắng sẽ cho chất lượng ổn định.
Xuống giống lúa Đông xuân trong tháng 10 sẽ có một số bất lợi ở giai đoạn đòng trổ của cây lúa và thường cho năng suất không cao. Tuy nhiên lại khá an toàn đối với vùng bị ảnh hưởng của hạn, mặn do vậy đây là sự lựa chọn an toàn trong giai đoạn hiện nay, về lâu dài vùng khó khăn này cần được chuyển sang cơ cấu 2 lúa - 1 màu.
Tuy nhiên, hiện chưa có giống lúa cải tiến ngắn ngày chịu được mức độ mặn ở mức trên 4‰ mà vẫn cho năng suất ở mức đảm bảo có hiệu quả kinh tế. Với mức độ xâm nhập mặn như hiện nay, việc chỉ sử dụng giống lúa chống chịu mặn là chưa đủ và hiệu quả. Việc sử dụng giống cho vùng xâm nhập mặn nên sử dụng giống lúa cực ngắn ngày, chịu mặn khá, kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao giai đoạn trổ bông.
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng yêu cầu các địa phương tiến hành nạo vét một số trục kênh chính, củng cố bờ bao ngăn mặn, trữ ngọt, sửa chữa các cống, bọng, điều tiết nước... để tăng khả năng trữ nước ngọt và giữ kín nước, giảm tổn thất rò rỉ, trữ nước trên hệ thống kênh rạch nội đồng. Tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo và chú ý đến bố trí thời vụ, tiếp tục thực hiện việc xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng. Từng địa phương có kế hoạch xuống giống trong khung thời vụ chung của Cục Trồng trọt, trong đó lưu ý thông báo rầy di trú tại chỗ của cơ quan bảo vệ thực vật. Khuyến cáo việc sử dụng các giống lúa chống chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn vào cuối vụ.
Bên cạnh nguy cơ khó khăn về nguồn nước do hạn, mặn ở cuối vụ thì Sở NN&PTNT Hậu Giang cho hay, trên cơ sở theo dõi bẫy đèn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Hậu Giang và các vùng lân cận cho thấy rầy nâu tập trung vào đèn giữa đến cuối tháng với mật số không cao và rầy nâu di trú ở vụ Đông xuân chủ yếu theo gió mùa Đông Bắc. Trong khi khả năng đỉnh lũ năm 2021 thấp nên nông dân cần trục vùi rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng sớm ngay khi thu hoạch lúa Thu đông để hạn chế ốc bươu vàng đẻ trứng, nguồn sâu hại lây lan và ngộ độc hữu cơ cho lúa Đông xuân. Hiện nay, tình hình thời tiết, thủy văn và rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá còn diễn biến rất phức tạp, khuyến cáo nông dân trên địa bàn tỉnh tuân thủ lịch xuống giống của địa phương, không được nóng vội xuống giống vụ Đông xuân do khả năng rầy nâu mang mầm bệnh từ các tỉnh lân cận di trú đến ruộng với mật số cao vào đầu vụ.
Chuẩn bị thời gian xuống giống phù hợp
Cục Trồng trọt khuyến cáo xuống giống sớm từ ngày 10 đến 30-10-2021 ở những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ (vùng ven biển Nam bộ các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) với khoảng 400.000ha chiếm khoảng 26% diện tích vụ Đông xuân, đây là những vùng có nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ cần xuống giống sớm để né mặn. Xuống giống đợt 1 từ ngày 1 đến 30-11-2021 thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển với khoảng 700.000ha, chiếm khoảng 46% diện tích kế hoạch. Xuống giống đợt 2 từ ngày 1 đến 31-12-2021 thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển với khoảng 400.000ha, chiếm khoảng 26% diện tích kế hoạch. Một số vùng xuống giống Đông xuân muộn kết thúc xuống giống trước ngày 10-1-2022.
Bố trí thời vụ sản xuất lúa cần bám sát theo việc vận hành các hệ thống công trình thủy lợi, đồng thời căn cứ theo bản đồ nguy cơ cho lúa vào những năm cực đoan đã được xây dựng trước đây để làm cơ sở bố trí mùa vụ sản xuất. Việc bố trí thời vụ như trên và chủ động xuống giống sớm, linh hoạt cho những vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm tại các tỉnh ven biển sẽ đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất lúa và sẽ hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Ngoài ra, cũng đề phòng khô hạn cục bộ tại một số địa bàn thuộc vùng phù sa ngọt.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho rằng: Để tránh thiệt hại do rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, cũng như các yếu tố thời tiết, hạn mặn gây bất lợi đến sản xuất, Sở NN&PTNT đã thông báo lịch xuống giống vụ lúa Đông xuân 2021-2022 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, thời điểm xuống giống đợt 1 từ ngày 24 đến 30-11-2021; đợt 2 từ ngày 22 đến 28-12-2021. Trong trường hợp mùa lũ năm 2021 ở mức thấp, địa phương có thể bố trí lịch xuống giống từ ngày 25-10 đến 1-11-2021 ở các khu vực có đê bao đảm bảo với triều cường để hạn chế hạn, mặn ở cuối vụ. Đây là lịch thời vụ đề xuất chung cho cả tỉnh, tùy theo tình hình rầy nâu di trú và thời tiết, thủy văn, phòng NN&PTNT các huyện, phòng kinh tế thị xã, thành phố chỉ đạo Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật xác định thời điểm xuống giống phù hợp thực tiễn, tham mưu xây dựng lịch xuống giống riêng cho đơn vị theo nguyên tắc “né rầy”, né hạn mặn và kết thúc xuống giống lúa Đông xuân trước ngày 10-1-2022. Bên cạnh đó, diễn biến mưa cuối mùa năm 2021 rất phức tạp, nông dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão khi quyết định xuống giống.
Cơ cấu nhóm giống lúa chính cũng được Cục Trồng trọt khuyến cáo trong vụ này. Cụ thể, nhóm giống lúa chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt là OM18, OM5451, OM4900, OM6976, Jasmine 85, Đài Thơm 8, Hương Châu 6, OM7347, Nàng Hoa 9... chiếm tỷ lệ 60%. Nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản đang có tỷ lệ gia tăng trong cơ cấu giống chung gồm VD20, ST24, ST25, RVT, Nàng Hoa 9, nếp IR4625, nếp Bè... chiếm tỷ lệ 30% (trong đó nếp 10%). Nhóm giống bổ sung thích hợp một số vùng sản xuất đặc thù, giống dùng cho chế biến, phù hợp tập quán canh tác, có thị trường hẹp như IR 50404, OM576, OM2517, ML202... chiếm tỷ lệ 10%. Ngoài ra, cũng có nhóm giống lúa chống chịu phèn, mặn... |
Bài, ảnh: HOÀI THU
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
17:28 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.