Thứ Sáu, ngày 23/09/2022 | 07:17
Mấy năm gần đây, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nhờ chủ trương chuyển đổi cây trồng. Theo đó, những loại cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả đã được người dân chuyển sang các loại cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhiều hộ nông dân đã chuyển sang trồng màu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.TRÚC
Tăng nguồn lợi nhuận
Canh tác gần 5 công mía nhưng liên tục thua lỗ, khoảng 4 năm trước, ông Nguyễn Văn Tâm, ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đã mạnh dạn bỏ mía, thuê cơ giới lên liếp cao ráo trồng ổi lê và ổi nữ hoàng. Theo ông Tâm, vùng đất Hòa Mỹ là vùng đất trũng, hàng năm mía thu hoạch trễ, thường bị ngập, bán với giá thấp nên không hiệu quả. Chuyển qua cây ổi hiện nay mỗi tháng gia đình thu nhập 5-10 triệu đồng nên kinh tế gia đình từng bước được cải thiện.
Ông Tâm cho biết thêm: “Lúc trước, trồng mía lỗ quá nên mới chuyển sang trồng ổi. Đây là loại cây trồng cho trái quanh năm nên tháng nào gia đình cũng thu hoạch từ 2-3 tấn trái, trừ hết các khoản chi phí cũng còn lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng. Không như cây mía mỗi năm chỉ thu hoạch một lần. Gặp năm mía thất, giá rẻ thì thua lỗ”.
Bên cạnh việc vận động người dân chuyển đổi thì huyện Phụng Hiệp còn thực hiện tốt công tác quy hoạch, phân vùng sản xuất. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn gần 40.000ha, tùy vào điều kiện về đất đai thổ nhưỡng, huyện Phụng Hiệp đang từng bước quy hoạch thành 4 vùng sản xuất với các loại cây trồng chủ lực của địa phương như: lúa, mía, cây ăn trái và rau màu. Đặc biệt mấy năm gần đây, huyện đã chủ động thu hẹp diện tích mía để chuyển sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao.
Như vùng đất xã Phụng Hiệp, trước đây có thế mạnh về sản xuất mía thì hiện nay đã được quy hoạch để trồng rau màu và một số loại cây đặc sản như xoài, sầu riêng. Ông Nguyễn Thanh Bạc, người dân xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Khi chính quyền địa phương phát động phong trào chuyển đổi cây trồng, sau một thời gian tìm tòi học hỏi, gia đình đã chọn cây sầu riêng để canh tác. Vì sầu riêng là loại cây đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch kéo dài”.
Nhờ đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây trồng 5 năm qua, trung bình mỗi năm toàn huyện Phụng Hiệp có khoảng 1.000ha đất mía, vườn tạp kém hiệu quả được chuyển sang các loại cây trồng khác. Trước đây, huyện Phụng Hiệp được biết đến có hai loại cây trồng chủ lực là mía và lúa, đến nay toàn huyện có 20.000ha lúa, 3.500ha mía, gần 11.000ha cây ăn trái, 7.200ha hoa màu. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong số diện tích chuyển đổi đến nay đã có 80% đang cho hiệu quả, nâng giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp của huyện đạt hơn 133 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân 50 triệu đồng/năm. Đặc biệt, hiện nay toàn huyện có 1.018 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trong đó có 109 mô hình ứng dụng công nghệ cao cho thu nhập từ 200 triệu đồng đến 3 tỉ đồng mỗi năm.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Thời gian qua, công tác chuyển đổi cây trồng nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự hưởng ứng tích cực từ bà con nông dân. Nhiều mô hình bà con chuyển đổi còn mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra nông sản chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu”.
Hình thành các vùng nguyên liệu
Để tiếp tục nhân rộng mô hình chuyển đổi có hiệu quả, huyện Phụng Hiệp cũng vừa ban hành Nghị quyết số 04 về “Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch”. Huyện sẽ tập trung quy hoạch lại vùng sản xuất, đẩy mạnh việc nhân rộng những mô hình và cây trồng, vật nuôi có hiệu quả để gắn kết phát triển du lịch. Để thực hiện mục tiêu này, giai đoạn 2021-2025 huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nông dân khoảng 12 tỉ đồng để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất. Theo đó, trung bình mỗi năm huyện sẽ hỗ trợ 3-4 tỉ đồng để chuyển giao cho nông hộ về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất và chăn nuôi theo hướng công nghệ cao và 50% giống, vật tư nông nghiệp, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Từng bước hình thành mô hình sản xuất, chăn nuôi với diện tích lớn tạo ra sản phẩm chất lượng để phục vụ cho khách tham quan du lịch và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: Để tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi theo đúng định hướng của tỉnh, huyện cũng đã tổ chức sơ kết công tác chuyển đổi, từ đó định hướng việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu với các loại nông sản chủ lực, tạo điều kiện cho công ty, xí nghiệp bao tiêu. Hiện nay, huyện đã xây dựng được vùng nguyên liệu lúa, mía, mãng cầu xiêm, chanh không hạt, khóm MD2, tất cả đều có doanh nghiệp tham gia bao tiêu, với lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất nhỏ lẻ. Định hướng trong năm 2022 này, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Lộc Trời xây dựng vùng nguyên liệu xoài cát lộc.
Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang cũng đã thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhất là chuyển đổi từ vườn tạp, chuyển đổi mía kém hiệu quả sang trồng cây có múi. Mô hình này sau khi trừ chi phí đầu tư, đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái ổn định, mỗi năm hộ dân đạt lợi nhuận từ 70-400 triệu đồng/ha. Còn chuyển đổi 3 vụ lúa sang 2 lúa - 1 màu hiệu quả từ 100 triệu đồng/ha trở lên; chuyển đổi sang 2 lúa - 1 thủy sản có lợi nhuận từ 20-50 triệu đồng/ha.
Mục tiêu của tỉnh Hậu Giang đặt ra tới đây là giữ ổn định đất trồng lúa để đảm bảo sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn lúa/năm. Ngoài ra, khuyến khích mở rộng diện tích và sản lượng các loài cây lương thực khác, cây ăn trái và rau màu. Từ đó, tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm các hệ thống thủy lợi, hệ thống đường bộ, đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp nói chung và cây lương thực nói riêng… Chuyển đổi những diện tích trồng lương thực năng suất thấp do nhiễm mặn, hạn hán, lũ lụt… sang trồng các loại cây phi lương thực có giá trị kinh tế cao hoặc nuôi thủy sản. Hiện nay, phần lớn diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở tỉnh như không có đê bao chống lũ, nhỏ lẻ, phân tán trong các vườn cây ăn trái, khó cơ giới hóa đã được chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, rau màu hoặc kết hợp vụ 3 nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
T.TRÚC - D.KHÁNH
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.