Chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 | 07:26

Chuyển đổi cây trồng hiệu quả.mp3

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm quy hoạch lại các vùng sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư liên kết bao tiêu, để giúp người dân phát triển kinh tế.

Nhiều hộ dân đã chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh:  T.TRÚC

Người dân tích cực chuyển đổi

Từ năm 2010 đến nay, bên cạnh thụ hưởng Đề án 1.000 của tỉnh, huyện Phụng Hiệp còn ban hành 3 nghị quyết liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó đã có khoảng 15.000 lượt nông dân tham gia với diện tích chuyển đổi hơn 9.000ha. Phần lớn người dân chuyển đổi vườn tạp, diện tích mía kém hiệu quả sang các loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao. Đến nay, huyện đã cơ bản quy hoạch xong 4 vùng sản xuất chính gồm: cây ăn trái, lúa, thủy sản và hoa màu.

Là một trong nhiều nông dân cụ thể hóa thành công chủ trương chuyển đổi của huyện phải kể đến trường hợp của ông Nguyễn Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Từ 1ha lúa ban đầu chuyển sang cây sầu riêng, đến nay ông Sáu đã mở rộng được diện tích sầu riêng lên 5ha, trung bình mỗi năm ông cung ứng cho thị trường gần 100 tấn trái, thu về lợi nhuận hơn 5 tỉ đồng. Ông Sáu chia sẻ, trong các loại cây trồng, sầu riêng là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao, nếu nắm vững kỹ thuật canh tác cây sẽ cho thu hoạch kéo dài nhiều năm nên đời sống của nhà vườn nhanh chóng được cải thiện và ổn định kéo dài.

Ông Sáu cho biết thêm: “Ấp Tân Thành này trước đây đa phần người dân canh tác lúa, nhưng hiệu quả không cao. Hiện nay, nhiều diện tích lúa được lên liếp chuyển sang trồng sầu riêng. Vì đây là loại cây trồng lâu năm và cho giá trị kinh tế rất cao, nhiều hộ ở khu vực này cũng đã vươn lên khá giàu nhờ loại cây trồng này”.

Nhiều địa phương trong tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, trong đó có vùng khóm đạt chuẩn VietGAP ở thành phố Vị Thanh. Ảnh:  T.TRÚC

Công tác chuyển đổi cây trồng ở huyện Phụng Hiệp thời gian qua phát huy hiệu quả, ngoài chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự vượt khó của nông dân cũng có một trợ lực rất lớn từ các ngân hàng đồng hành cùng người dân. Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, trong 9.000ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi thời gian qua thì tổng nguồn vốn cho công tác chuyển đổi cây trồng rất lớn, trong đó phải kể đến vốn tín dụng từ các ngân hàng. Theo đó, chính quyền địa phương sẽ là nơi bảo lãnh để người dân tiếp cập vốn. Tùy vào mô hình sản xuất mà bà con được tiếp cận nguồn vốn vay từ 20-100 triệu đồng để đầu tư cải tạo đất, mua cây giống và chi phí sản xuất cho những năm đầu chuyển đổi.

Ông Nguyễn Văn Túc, Chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua, xã tích cực vận động người dân chuyển đổi cây trồng, qua đó đã vận động người dân chuyển đổi được hơn 150ha đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Thực hiện được điều này ngoài sự quyết tâm của người dân thì cũng có sự hỗ trợ tích cực từ các ngân hàng trên địa bàn huyện trong việc hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân tiếp cận về để cải tạo đất, mua cây, con giống chuyển đổi.

Hiệu quả rõ rệt

Bằng định hướng và sự hỗ trợ kịp thời, trung bình mỗi năm huyện Phụng Hiệp có từ 700-1.000ha đất sản xuất kém hiệu quả được chuyển đổi. Từ một địa phương có hai loại cây trồng chủ lực là mía và lúa, đến nay toàn huyện có 20.000ha lúa, 3.000ha mía, gần 11.000ha cây ăn trái, 7.200ha hoa màu. 80% diện tích hiện đang cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp của huyện đạt gần 140 triệu đồng/năm, tăng gần 40 triệu đồng so với thời điểm chưa phát động phong trào chuyển đổi. Thu nhập bình quân của người dân trong huyện cũng được cải thiện nhanh, hiện đạt ở mức 58 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm còn 5,31%. Toàn huyện hiện có hơn 1.000 mô hình sản xuất cho lợi nhuận từ 100 triệu đến 1 tỉ đồng/năm, trong đó  có 109 mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện nhận được sự quan tâm rất lớn từ lãnh đạo các cấp và sự hưởng ứng tích cực từ bà con nông dân. Không chỉ chuyển đổi từ những diện tích sản xuất kém hiệu quả mà nhiều hộ dân có điều kiện còn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào quá trình canh tác, từ đó giảm được giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp làm ra.

Để tiếp tục nhân rộng mô hình chuyển đổi có hiệu quả, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Phụng Hiệp đã ban hành Nghị quyết phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu hướng đến là quy hoạch, phân vùng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn. Tập trung phát triển lĩnh vực kinh tế hợp tác, nhất là HTX tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trong chuỗi sản xuất khép kín. Phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất tăng bình quân là 2,5%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 38,92%. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng tối thiếu 2 lần so với năm 2020.

Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: Để tiếp tục thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo đúng chủ trương của tỉnh, thời gian qua huyện đã tổ chức sơ kết công tác chuyển đổi, định hướng việc chuyển đổi các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Từ đó góp phần hình thành các vùng nguyên liệu cho các công ty, xí nghiệp bao tiêu. Mục tiêu hướng đến là cải thiện nhanh đời sống của người dân trong huyện.

Bằng những giải pháp và hướng đi phù hợp, thế mạnh nông nghiệp của tỉnh đang chuyển mình mạnh mẽ. Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sẽ giúp các địa phương từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất để giảm chi phí, giảm giá thành sản xuất, từ đó tham gia chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, nâng cao hiệu quả trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

Theo Tỉnh ủy Hậu Giang, thực hiện chủ trương tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao, tỉnh định hướng xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp của từng địa phương phù hợp với tiểu vùng sinh thái, trong đó tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực, có lợi thế ở địa phương; từng bước xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có sản lượng hàng hóa quy mô lớn, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn liên kết với doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hóa và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn, chất lượng. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính riêng từ năm 2021-2023, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là 14.980ha, trong đó diện tích

chuyển đổi sang trồng cây hàng năm là 973ha; diện tích chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 2.197ha; diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản là 11.810ha; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-4 lần so với trồng lúa.

Bên cạnh sản xuất lúa thì các địa phương cũng đã hình thành vùng nuôi thủy sản tập trung cá tra ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy; cá thát lát ở

huyện Phụng Hiệp; nuôi lươn ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy; cá đồng ở huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy và Long Mỹ. Vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ... Vùng chuyên canh cây ăn trái gồm bưởi da xanh, chanh không hạt, mít, xoài, sầu riêng, mãng cầu xiêm, khóm,... ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ... Hiện nay, toàn tỉnh có 132 mã số vùng trồng được chứng nhận (diện tích 2.365ha và khoảng 44.399 tấn sản phẩm) và 9 mã số đóng gói. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có trên 60 doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết bao tiêu sản phẩm lúa và một số loại cây ăn trái  như bưởi, chanh không hạt, mít, khóm cho gần 40.000 lượt hộ sản xuất với khoảng 39.000ha, sản lượng khoảng trên 300.000 tấn.

T.TRÚC - D.KHÁNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tăng cường công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai

11:18 27/06/2025

(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Hiệu quả công tác chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

05:42 27/06/2025

Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Phát triển vùng chuyên canh gắn với chuỗi giá trị nông sản chủ lực

05:39 27/06/2025

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.

Chạm vào bản sắc Hậu Giang qua mỗi sản phẩm OCOP

08:29 26/06/2025

Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.

Nông dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác trong vụ lúa Thu đông

09:48 25/06/2025

(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.

Tiền gia công một cuộn rơm ở mức 11.000-12.000 đồng

05:55 25/06/2025

(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.

Mưa dầm ảnh hưởng sản xuất lúa

06:26 24/06/2025

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.

Còn một số khó khăn trong thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao

06:24 24/06/2025

(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu

Phát triển ấn tượng nhưng chưa vơi nỗi lo sạt lở

05:43 23/06/2025

Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.

Canh tác “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu

07:11 22/06/2025

Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...