Cơ giới hóa ngành nông nghiệp cần gắn với tổ chức lại sản xuất

Thứ Tư, ngày 14/09/2022 | 09:56

Cơ giới hóa nông nghiệp là một bước tiến để giúp nông dân hạ giá thành, nâng cao giá trị sản xuất, tăng nguồn lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để phát huy hết tác dụng những công nghệ, thiết bị phục vụ cho nông dân, HTX trong sản xuất, ông Lê Minh Hoan (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang xung quanh vấn đề này.

Xin Bộ trưởng cho biết chiến lược cơ giới hóa của ngành nông nghiệp gắn với việc tổ chức lại sản xuất trong thời gian tới như thế nào ?

- Nếu nói chiến lược cơ giới hóa trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp là điều kiện cần thì tổ chức ngành hàng là điều kiện đủ. Vì cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, công nghệ, thiết bị để tạo ra được năng suất cao hơn, tạo sự đồng đều cho nông sản, tạo ra giá trị cao hơn nhưng phải trên nền tảng tổ chức sản xuất lại quy mô lớn hơn.

Máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trưng bày tại sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà sự liên kết, hợp tác của những người nông dân trong một vùng nguyên liệu tạo ra những hợp tác xã hay hình thức hợp tác nào đó để cùng sử dụng chung phương tiện, công nghệ, thiết bị, máy móc đạt hiệu quả tối ưu hóa.

Tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn, từ đó sẽ dựa trên nền tảng tổ chức lại đó, chúng ta đưa những công nghệ, thiết bị, thị trường vào trong một ngành hàng. Nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ thì sẽ giới hạn lại tác dụng của máy móc, thiết bị, công nghệ. Dù chúng ta tổ chức, tạo ra sản lượng tốt hơn, tối ưu hơn nhưng nếu sản xuất nhỏ lẻ thì chúng ta lại gặp phải bài toán thị trường. Do đó, một bên là tạo ra được một giá trị từ cái tối ưu hóa sản xuất, một bên tạo ra giá trị từ sự hợp tác của bà con nông dân để quy mô sản xuất lớn hơn.

Để thực hiện cơ giới hóa của ngành nông nghiệp thì các địa phương ĐBSCL cần phải vượt qua những rào cản nào, thưa Bộ trưởng ?

 - Thiết bị có thể mua được, công nghệ mua được. Nếu không tự chế ra được thì mua nhưng làm sao để nó phát huy hiệu quả. Nếu hết chuỗi cơ giới hóa này, còn gì để tăng thu nhập cho người nông dân nữa? Đó là vấn đề cần suy nghĩ, mở rộng suy nghĩ ra.

Như mô hình cánh đồng lớn nhưng tư duy vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chỉ lớn về diện tích, mỗi người sản xuất một loại giống… Do vậy, khó xây dựng được thương hiệu. Vì vậy, vấn đề tổ chức lại sản xuất là khởi đầu cho cả một vấn đề về sau và đây cũng là điểm khó nhất. Nếu không tháo gỡ được sẽ rất khó. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương. Bên cạnh chuỗi sự kiện “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững”, còn phải có loạt giải pháp mới phát huy được hiệu quả.

Cần cơ chế, nhưng ngành nông nghiệp các địa phương phải nghĩ một cơ chế, chính sách khác. Càng liệt kê ra, càng không đi được đến đâu, càng làm lớn quá cũng không đi đến đâu. Do vậy, hãy làm từ từ, để nâng giá trị lên và lan tỏa ra.

Các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL cùng suy nghĩ “cần làm gì” để giúp cho Bộ, để không bỏ câu chuyện cơ giới hóa nửa chừng, mà phải đi đến cùng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những hỗ trợ gì để các địa phương vùng ĐBSCL thực hiện thành công cơ giới hóa ngành nông nghiệp ?

- Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện một số chính sách để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân. Tuy nhiên, để đề xuất chính sách không phải là vấn đề đơn giản, phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Làm trong ngành nông nghiệp, phải hiểu được đặc điểm của ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp có 3 đặc điểm chính, nếu không hiểu được sẽ rất khó vận hành và xây dựng chiến lược.

Đầu tiên là chiến lược, kế hoạch, quy hoạch từ trên nhưng thực hiện từ dưới. Ngành nông nghiệp quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi hay quy hoạch chiến lược cơ giới hóa, nhưng thực tế là các nông dân, HTX thực hiện, nông dân là người đặt hạt giống xuống.

Kế đến là nền nông nghiệp đang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường, thị trường có sức mạnh tự điều chỉnh, đến một thời điểm nào đó sẽ cân bằng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với vai trò tác động, chứ không thể chỉ đạo thị trường.

Cuối cùng, nông nghiệp là lĩnh vực vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu, ngành nông nghiệp hay bà con nông dân không quyết định được, vì không phải “1 mình 1 chợ”. Thực tế hiện nay, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ.

Bộ trưởng có lời khuyên nào cho các địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp ?

- Khi xây dựng một chiến lược, kế hoạch, các địa phương vùng ĐBSCL cần suy nghĩ làm sao để hiện thực hóa. Tư duy và hành động của các địa phương cũng phải thay đổi, nắm vai trò dẫn dắt, thu hút cơ chế chính sách phòng trợ để kích hoạt nên chuỗi giá trị.

Ngành nông nghiệp như một phương trình nhiều biến số, cùng lúc muốn giải phương trình nhiều biến số như vậy không được. Nếu muốn đùng một cái sau hội nghị là có thể giải được phương trình là thất bại. Chúng ta phải chấp nhận một số biến số là một hằng số, để giải từ từ, dần dần ra.

Xin cảm ơn Bộ trưởng !

MỘNG TOÀN thực hiện

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

07:47 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.

Nâng cao nhận thức và hành động về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

07:47 23/04/2025

(HG) - Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy

Quan tâm chăm sóc lúa Hè thu

05:29 23/04/2025

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, đồng thời kèm theo xuất hiện một số sinh vật gây hại trên đồng ruộng; do đó, để cây lúa phát triển tốt theo từng giai đoạn sinh trưởng, hiện nông dân tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu.

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu thực hiện thêm 12.000ha lúa chất lượng cao

07:47 16/04/2025

(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,

Nông dân làm lúa nhẹ công, tăng lợi nhuận

07:35 16/04/2025

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.

Phòng trừ ốc bươu vàng và chuột gây hại lúa Hè thu

07:28 11/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.

Giá bắp nếp tăng

05:38 10/04/2025

(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.

Hậu Giang xuất hiện đợt nắng nóng, thiếu nước cục bộ

07:10 09/04/2025

(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chiếm không quá 1% diện tích

18:30 08/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Một chiếc nệm mới có thể thay đổi chất lượng cuộc sống thế nào?

16:36 23/04/2025

Một thay đổi nhỏ cho giấc ngủ, một bước tiến lớn cho chất lượng cuộc sống đến từ chiếc nệm bạn sử dụng mỗi ngày.

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bồi thường cho dân có lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

16:32 23/04/2025

(HG) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu Bộ Xây dựng chủ động triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn rò rỉ từ cao tốc gây ảnh hưởng tới lúa và cây trồng của Nhân dân; chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân theo quy định.

Truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba cho thiếu tá Nguyễn Văn Kha

07:57 23/04/2025

(HG) - Chiều ngày 22-4, Công an tỉnh tổ chức Lễ truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lực lượng an ninh, trật tự cơ sở. Đến dự, có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cần tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đoàn viên, người lao động về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính

07:54 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025. Dự lễ, có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh…