Thứ Hai, ngày 12/09/2022 | 08:38
Việc sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, hướng đến nền “nông nghiệp chính xác”.
Cơ giới hóa đồng bộ không chỉ là máy móc, mà toàn bộ quá trình ở các khâu sản xuất.
Nhiều lợi ích
Tiến sĩ Cao Đức Phát, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), nhận định: “Phát triển công nghệ, đặc biệt là cơ giới hóa góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính, tạo nền tảng cho một ngành lúa gạo vững mạnh. Bên cạnh đó, còn đảm bảo sức khỏe và an toàn của người nông dân, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động và hiệu quả sử dụng đầu vào”.
Đồng quan điểm này, ông Alongkorn Ponlaboot, cố vấn cấp cao của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, cho rằng: Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững là vấn đề cấp thiết ở các quốc gia. Agritechnica Asia Live 2022 giúp nông dân tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với các công nghệ và máy móc hiện đại, giúp việc thu hoạch, canh tác bền vững.
Nông dân quen dần với các cách thức canh tác mới, áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng.
“Thái Lan đã triển khai công nghệ “nông nghiệp chính xác” bằng cách ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ số, xúc tiến thương mại điện tử và hỗ trợ sản xuất. Hiện tại nông nghiệp của hai nước Việt Nam và Thái Lan đang trên đà phát triển, đây sẽ là cơ hội đẩy mạnh hợp tác hướng đến giảm thiểu các tác động về mất an ninh lương thực, thiên tai”, ông Alongkorn Ponlaboot cho hay.
Còn theo ông Bernd Koch, Giám đốc điều hành Hiệp hội nông nghiệp Đức (DLG) thì Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lương thực ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vì thế, việc ứng dụng cơ giới hóa sẽ tạo nên bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp vốn đã quen với cách làm thủ công nhiều năm về trước.
“Chúng tôi nhận thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm phát triển cơ giới hóa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến nông nghiệp, đầu tư vào đào tạo nhân lực. Từ những cuộc triển lãm, người nông dân sẽ có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm và tìm kiếm các giải pháp hữu ích cho sản xuất của mình”, ông Bernd Koch bày tỏ.
Có thể thấy, với nông nghiệp Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, việc ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp không chỉ là giải pháp riêng lẻ hay gắn với một công đoạn riêng biệt nào mà phải đồng bộ cho hầu hết các công đoạn sản xuất, là cơ sở để tạo dựng, phát triển các chuỗi giá trị nông sản bền vững. Chuỗi giá trị này cần có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.
Chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, từ hình tượng truyền thống “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, đến những chiếc máy gặt đập liên hợp, máy bón phân, máy gieo sạ xuất hiện trên những cánh đồng nhờ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Theo đánh giá thì nền nông nghiệp nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từ cách thức, tập quán sản xuất đến tư duy tiếp cận mô hình tăng trưởng và phát triển mới.
“Cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới được Chính phủ quan tâm, ban hành và xem xét nhiều chính sách hỗ trợ như: Chính sách tín dụng, hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; chính sách miễn thuế giá trị gia tăng đối với việc nhập máy, thiết bị chuyên dụng… Các hoạt động huấn luyện, đào tạo lao động sử dụng máy móc, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp, cải tạo hạ tầng đồng ruộng, cơ sở nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, theo tiến trình phát triển công nghệ trong nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp không chỉ thiên về mục tiêu năng suất, sản lượng, mà hướng đến “nông nghiệp chính xác”, nâng cao chất lượng, giá trị cho nông sản, giảm chi phí theo tư duy ít hơn để được nhiều hơn.
Với “nông nghiệp chính xác” trên cơ sở ứng dụng cơ giới hóa, giúp nông dân giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thị trường, khả năng chống chịu, tăng khả năng tiếp cận của nông hộ nhỏ. Qua đó, tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm mới, tạo cơ hội việc làm tại nông thôn, nâng cao lợi ích của người tiêu dùng.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp trăn trở khi hiện nay, cơ hội và khả năng tiếp cận thành tựu cơ giới hóa của nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp là trở ngại không nhỏ. Vì vậy, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mô hình hoạt động hiệu quả của các trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, với giải pháp mang tính “kinh tế chia sẻ”, cung cấp dịch vụ cho thuê các loại máy móc nông nghiệp, là gợi ý đáng tham khảo. Qua đó, bà con nông dân hoặc nông hộ có quy mô đất đai nhỏ, có thể tham gia để tiết kiệm chi phí, dành nguồn lực tài chính cho các khâu sản xuất khác.
Bên cạnh đó, định hướng “tri thức hóa nông dân” cũng được Bộ trưởng nêu ra, có thể kết hợp với các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ. Nhất là các công nghệ thông minh, công nghệ chính xác và bảo vệ môi trường cho người sử dụng máy, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy, nhiều yếu tố để tạo ra lợi thế cho ngành nông nghiệp và đẩy mạnh cơ giới hóa sẽ giúp phát huy mạnh mẽ những tiềm năng này. Đây là cơ sở để tạo dựng, phát triển các chuỗi ngành hàng nông sản bền vững, có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, HTX và nông dân... phù hợp với nội dung mang tính chiến lược trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về thúc đẩy cơ giới hóa và nông nghiệp số để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.