Thứ Ba, ngày 18/10/2022 | 10:28
Với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh, việc tiếp cận máy móc hiện đại đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất của nông dân, hợp tác xã trong tỉnh đã trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Nhờ đó, những cánh đồng, làng quê dần thay đổi, đời sống người dân được nâng lên.
Máy bay phun thuốc đang được áp dụng rộng rãi trong các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
“Làm lúa bây giờ khỏe lắm !”
Trước kia, việc phun thuốc cho lúa của ông Nguyễn Thanh Vững, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Lập, ở xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ và các thành viên đều thực hiện thủ công. Chỉ đến khi máy bay phun thuốc không người lái (còn gọi là drone) dần phổ biến thì hợp tác xã mới bắt đầu ứng dụng cho mảnh ruộng nhà mình, dù chưa rộng rãi. Thế nhưng, từ vụ lúa tới, mọi chuyện sẽ khác.
Thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, các hợp tác xã trong tỉnh như hợp tác xã của ông Vững được ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ 50% vốn để mua máy bay phun thuốc, máy cấy… Nhờ vậy, việc sản xuất lúa nhẹ công, giải quyết được bài toán thiếu lao động nông thôn mà hiệu quả lại cao. “Làm lúa bây giờ khỏe lắm, phun, xịt, rải phân, thu hoạch đều bằng máy hết, nông dân chỉ cần cân lúa, tính tiền thôi, chứ không làm bằng tay nhiều. Nhân công bây giờ ít, khó kiếm. Bà con phun thuốc bằng máy nhiều. Phun bằng máy hiệu quả cao, ít nước, thuốc thấm sâu vào lá, đặc biệt rầy chết rất tốt. Chi phí phun thuốc bằng máy bay không người lái, dịch vụ 180.000 đồng/ha, còn trong hợp tác xã 160.000 đồng/ha”, ông Nguyễn Thanh Vững chia sẻ.
Đến nhận máy drone tại Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, anh Nguyễn Văn Thanh, thành viên Hợp tác xã Long Bình 1, thị xã Long Mỹ, phấn khởi cho biết: Nông dân trong HTX của anh trước đây phun xịt thủ công. Bây giờ có máy drone, phun thuốc tiện lợi, nhanh, hiệu quả cao. Theo anh Thanh, việc dùng máy bay phun thuốc hạn chế giẫm đạp lúa, giảm được độc hại cho người trực tiếp phun thuốc: “Trước khi mua máy, tôi đã được tham gia một khóa tập huấn về cách lập trình, cách điều khiển máy bay. Tôi và các nông dân khác thấy dễ tiếp thu, nắm được những bước cơ bản. Lượng thuốc, nước khi xịt bằng máy tiết kiệm hơn rất nhiều so với làm thủ công”.
Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, khoảng 1 năm trở lại đây, nông dân trong tỉnh đã quen và sử dụng khá phổ biến máy bay phun thuốc. Tuy nhiên, giá máy khá cao, nên chỉ một số nông dân, hợp tác xã có khả năng đầu tư để làm dịch vụ. Mới đây nhất, trung tâm đã bàn giao 4 máy bay không người lái cho 3 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bằng hình thức nhà nước hỗ trợ 50%, còn lại người dân đối ứng 50%. Đó là Hợp tác xã nông nghiệp Mùa Vàng, ở huyện Châu Thành A; Hợp tác xã Long Bình 1, ở thị xã Long Mỹ và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Lập ở huyện Long Mỹ. Điều này tiếp tục đặt nền móng cho việc thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp của nông dân tỉnh nhà.
Nhiều tiềm năng cơ giới hóa
Toàn tỉnh hiện có 77.000ha sản xuất lúa. Địa phương có khoảng 1.400 máy làm đất các loại và 350 máy gặt đập liên hợp, hơn 30 máy cấy… Với điều kiện trang thiết bị hiện có, cơ giới hóa trong nông nghiệp tại tỉnh hiện mới tập trung ở 2 khâu chính là làm đất và thu hoạch. Các chuyên gia nhận định, việc cơ giới hóa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn chưa đồng bộ, nguyên nhân một phần vì chi phí máy, phần khác vì nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên người dân chưa mặn mà đầu tư máy móc. Thế nhưng, với những lợi ích mà máy móc mang lại, nhiều hộ đã dần thay đổi suy nghĩ, các hợp tác xã đã cũng từng bước đầu tư máy riêng.
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho biết: “Giá một bộ máy bay không người lái, loại lớn khoảng 700 triệu đồng/máy, bộ máy nhỏ 550 triệu đồng/máy. Việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh áp dụng rộng rãi”. Cũng theo ông Tân, hiện toàn tỉnh có trên 40 máy bay không người lái, trong đó Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang có 12 máy bay không người lái, gồm các máy do Hàn Quốc và Trung tâm khuyến nông quốc gia bàn giao, còn lại trên 30 máy của người dân.
Chia sẻ về vấn đề đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho hay: Nếu người dân tập hợp lại thì việc cơ giới hóa sẽ rất dễ. Tỉnh đang mơ ước hình thành trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp. Trong đó, tất cả máy móc sẽ tập trung vào đây hoặc lựa chọn các hợp tác xã có khả năng để quản lý. Tỉnh bổ sung nguồn kinh phí cho đề án, khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cơ giới hóa, tránh tình trạng “cò lúa”, hỗ trợ mua máy móc, thiết bị, xây kho, lò sấy. Năm 2020, tỉnh đã ban hành đề án phát triển nông nghiệp trong đó tập trung vào hợp tác xã. Tỉnh không tập trung phát triển số lượng mà chú trọng chất lượng hợp tác xã.
Bài, ảnh: NGUYÊN TOÀN
07:47 05/11/2024
Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
07:45 05/11/2024
(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.
07:31 05/11/2024
(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.
07:28 05/11/2024
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.
07:36 04/11/2024
(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;
07:35 04/11/2024
Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).
11:35 31/10/2024
(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
09:23 31/10/2024
Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
07:35 30/10/2024
Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.
07:34 30/10/2024
Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.
14:05 05/11/2024
Infographic: Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
12:10 05/11/2024
(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.