Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Thứ Hai, ngày 20/11/2023 | 07:39

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Hậu Giang đã đạt được những kết quả khả quan, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. OCOP của tỉnh đều là các sản phẩm đặc trưng, đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi địa phương trong tỉnh, được chủ thể tìm tòi, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển đa dạng.

Sản phẩm OCOP của tỉnh luôn được quan tâm quảng bá.

Sản phẩm thế mạnh

Trong số 175 sản phẩm, chủ yếu các sản phẩm OCOP của tỉnh được đánh giá, phân hạng đều là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đại diện cho thế mạnh của địa phương như: lúa, chanh không hạt, khóm, xoài, mứt bưởi, cá thát lát, mãng cầu... Mặt thuận lợi của tỉnh khi triển khai OCOP là ngành nông nghiệp của tỉnh có nền tảng phát triển và định hướng được những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, đồng thời có nhiều sản phẩm có lợi thế sinh thái đặc thù theo từng vùng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, gắn nông nghiệp với du lịch, nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị, kết nối công nghiệp chế biến với thị trường.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP có 265 hộ tham gia liên kết, với diện tích khoảng 300ha trồng trái cây chủ lực. Bên cạnh đó, các sản phẩm luôn được cải tiến mẫu mã, bao bì, tem, được sản xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. GlobalGAP... Trong đó, sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, chanh không hạt đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, khu vực Bắc Mỹ, thị trường châu Âu. Ngoài ra, các sản phẩm từ cá thát lát đạt chuẩn OCOP của các cơ sở trong tỉnh cũng gián tiếp xuất qua một số thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan...

Về xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở trong tỉnh đã khai thác tối đa thị trường trong nước để vừa quảng bá, giới thiệu vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Năm qua, tỉnh đã kết nối đưa 15 sản phẩm vào các siêu thị Co.opMart, Vinmart, Bách hóa xanh... mỗi tháng tiêu thụ hơn 150 tấn sản phẩm. Bên cạnh đó, tỉnh đã hỗ trợ đưa 27 sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như: Voso, Postmart, Shopee... để tiêu thụ 30 tấn sản phẩm các loại. Cùng với đó, tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia chương trình Kết nối giao thương đưa các sản phẩm OCOP vào tiêu thụ tại các siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tỉnh có ba điểm bán hàng trực tiếp các sản phẩm OCOP tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Qua đó, tăng sự hiện diện sản phẩm OCOP của tỉnh trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Đặc biệt, các sản phẩm được sử dụng logo của chương trình OCOP có gắn sao tương ứng với kết quả sản phẩm đạt được. Đây được coi là nhận biết cơ bản của sản phẩm OCOP với các sản phẩm chưa tham gia đánh giá, phân hạng lưu thông, tiêu thụ, đồng thời còn phản ánh năng lực, uy tín, lợi thế cạnh tranh của chủ thể sản xuất trên thị trường. Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế và các siêu thị cao cấp, hướng tới của địa phương là sản xuất các sản phẩm OCOP theo hướng an toàn, quản lý chất lượng sản phẩm theo quy trình sinh học, truy xuất nguồn gốc.

Mặc dù kết quả đạt được rất khả quan, nhưng theo đánh giá của ngành chức năng thì năng lực của một số chủ thể tham gia OCOP cũng còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lý, quản trị sản xuất, quản trị marketing của chủ thể còn yếu, thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chủ thể sản xuất chưa chủ động trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, xây dựng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm. Mẫu mã, quy cách bao bì đóng gói, nhãn mác của các sản phẩm không được đồng nhất, thuận tiện sử dụng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm trong thời hạn sử dụng và chưa có tính thẩm mỹ để thu hút được khách hàng. Có những sản phẩm đã được quan tâm đầu tư bao bì, nhãn mác nhưng không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, dẫn đến mất thương hiệu do đơn vị khác đăng ký bảo hộ trước, thiệt hại kinh tế rất cao.

Việc quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Chủ thể sản xuất nông nghiệp thường yếu kỹ năng bán hàng, khó khăn trong việc xây dựng các kênh quảng bá online cho sản phẩm. Các chủ thể cũng chưa chú trọng đến sự trải nghiệm của khách hàng, đến việc tham gia các hội chợ cũng như xây dựng chính sách giá bán...

Giải pháp để phát triển sản phẩm

Để phát triển mạnh sản phẩm OCOP, các sở, ngành, địa phương tới đây sẽ vào cuộc và phối hợp tích cực với cơ quan chuyên môn, cơ sở đào tạo triển khai thực hiện đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về chuyển đổi số; năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất như các kỹ năng về quản trị; marketing, bán hàng; kỹ năng về thiết bị bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn; năng lực tự đánh giá phân hạng sản phẩm trên cơ sở Bộ tiêu chí OCOP.

Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP cần tập trung đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, đồng thời giảm chi phí nhằm giúp người có thu nhập thấp cũng có thể mua. Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị; Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương.

Các chủ thể sản xuất cần hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Thúc đẩy áp dụng giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho các sản phẩm OCOP.

Bên cạnh đó, cần tạo sự trải nghiệm cho người tiêu dùng bằng cách tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm OCOP và nhân rộng cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP; hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh và khu vực; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số. Đồng thời, xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá và nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang; nâng cao hệ thống logistic trong thương mại sản phẩm OCOP, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế. Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các Cổng thông tin điện tử, truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu. Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP, gắn với lịch sử văn hóa, dân tộc và địa phương.

Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có những sản phẩm trái cây được xuất khẩu đến thị trường châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ... Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Các chính sách quản lý của Nhà nước và của tỉnh sẽ hỗ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng, quản lý thị trường, tăng năng lực logistic, hải quan, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm. Để tăng cường hoạt động xuất khẩu các sản phẩm OCOP, các, sở, ban, ngành và các tổ chức khác như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận tải, công nghệ thông tin và marketing cũng góp phần quan trọng để chuỗi cung ứng sản phẩm OCOP xuất khẩu cải thiện cả về hiệu quả lẫn hiệu suất...

Bài, ảnh: T.TRÚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”

17:25 25/11/2024

(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.

Xem xét các tờ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

14:20 25/11/2024

(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.

Viện kiểm sát: Không có căn cứ giảm án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan

14:08 25/11/2024

Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

14:04 25/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.