Đẩy mạnh tái đàn vật nuôi sau tết

Thứ Hai, ngày 04/03/2024 | 07:11

Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã xuất bán một lượng lớn gia súc, gia cầm. Hiện nay, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi đã đẩy mạnh tái đàn theo hướng có kiểm soát, quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Người dân tập trung tái đàn vật nuôi sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: LÝ ANH LAM

Là một trong những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn trên địa bàn huyện Long Mỹ, vừa qua, để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, trang trại chăn nuôi heo của gia đình anh Trần Văn Quân, ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, đã xuất bán ra thị trường gần 400 con heo. Ngay sau khi xuất bán, gia đình anh Quân đã vệ sinh hệ thống chuồng trại, phun thuốc sát trùng và quét vôi bột để khử khuẩn. Anh Quân cho biết: “Việc tái đàn thường được tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, đây là thời điểm giao mùa, vì vậy để tái đàn an toàn cần tăng cường phòng, chống dịch bệnh. Về con giống, gia đình tôi duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm nguồn con giống có chất lượng. Sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi đã tái đàn với quy mô 550 con heo, hiện tại đàn heo đang tăng trưởng tốt”.

Để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi, cơ quan chức năng huyện Long Mỹ đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tái đàn, phát triển chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện có trên 45.000 con, con số này đang tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Không chỉ huyện Long Mỹ, ngay sau Tết Nguyên đán, người dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung tái đàn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thời tiết chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp. Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh như tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm vắc-xin… để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi đã được người chăn nuôi chú trọng.

Để công tác tái đàn cho đàn vật nuôi đảm bảo an toàn, Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh đã chỉ đạo đến các huyện, xã, thị trấn tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đặc biệt các hộ nên chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; hệ thống chuồng trại, cần chuẩn bị chuồng trại đảm bảo vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi nhập con giống, chuồng trại phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Ngoài ra, lãnh đạo các cấp cũng đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho bà con chăn nuôi tái đàn đảm bảo an toàn dịch bệnh, chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đưa vào chăn nuôi các giống bản địa, đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Riêng đối với con giống, nên duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm nguồn con giống có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng; khi nhập con giống bên ngoài, nên tìm hiểu các cơ sở có uy tín. Sau khi mua con giống, cần chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh và áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên theo dõi, giám sát sức khỏe đàn vật nuôi để chủ động các biện pháp phòng và trị bệnh.

Đến nay, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn trâu hiện có 1.237 con, đạt 87,67% so với cùng kỳ và đạt 103,08 % kế hoạch năm (1.200 con); đàn bò có 4.159 con, đạt 110,26% so với cùng kỳ và đạt 109,45% kế hoạch; đàn heo có 146.012 con, bằng 101,44% cùng kỳ và đạt 100,01% kế hoạch (146.000 con). Trong đó, heo thịt có 102.849 con; đàn gia cầm có 4.494.350 con, bằng 102,50% cùng kỳ và đạt 99,87% kế hoạch (4.500.000), với tổng đàn gà là 1.867.270 con.

Đối với người chăn nuôi, việc tái đàn sau tết là một bước quan trọng để duy trì quy mô chăn nuôi, ổn định sản xuất và bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa với độ ẩm cao và dịch bệnh diễn ra nhiều, do đó người chăn nuôi cần cẩn trọng trong việc tái đàn để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của đàn vật nuôi. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, nhận định: Ngành chăn nuôi của tỉnh Hậu Giang chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, manh mún, đối tượng nuôi chính là heo, gà, vịt, trâu, bò và dê. Trên địa bàn tỉnh chưa hình thành các mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi nâng cao giá trị và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chất lượng đàn giống vật nuôi còn nhiều hạn chế, công tác phát triển chăn nuôi tập trung theo lộ trình quy hoạch chưa được triển khai thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là bệnh dịch tả heo châu Phi phần nào ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi.

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong thời gian tới, cơ quan chuyên môn cần triển khai các giải pháp căn cơ như đẩy mạnh công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học; tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh và bệnh cúm gia cầm H5N1. Tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo triển khai áp dụng rộng rãi các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đặc biệt là khuyến khích các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, chăn nuôi trang trại tập trung… Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, tăng cường năng lực sản xuất giống tại địa phương để có con giống với giá thành giảm trong quá trình sản xuất; cũng như tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong chăn nuôi. Đồng thời, tập trung chỉ đạo xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung theo hướng công nghiệp, hiện đại, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi để giảm thiểu các khâu trung gian trong chuỗi liên kết nhằm giảm giá thành, kích cầu người tiêu dùng.

MAI THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chặt chẽ từ cơ sở

08:21 25/11/2024

Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.

“An toàn thực phẩm” 2024: Khuyến khích người dân quan tâm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

08:18 25/11/2024

Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp giúp giảm nghèo hiệu quả

08:18 25/11/2024

Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.