Thứ Hai, ngày 22/04/2024 | 19:30
Bài 2: Nỗi lo thiếu nước ngọt
Vùng ĐBSCL đang hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn dữ dội nhất trong năm 2024. Cùng với sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng thì tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi.
Người dân ở huyện Vị Thủy tận dụng các lu, kiệu tích trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn. Ảnh: H.THU
Nước sinh hoạt bị thiếu nhiều nơi
Các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và U Minh là nơi có số hộ bị thiếu nước ngọt sinh hoạt nhiều nhất ở tỉnh Cà Mau. Bà Trương Thị Giàu, ở xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết: “Do đặc thù khu vực này không có mạch nước ngầm nên mỗi năm khi tới mùa khô là xảy ra thiếu nước sinh hoạt. Mặc dù, các gia đình đều chuẩn bị lu, bồn chứa nước, nhưng vẫn không thể sử dụng đủ do hạn mặn kéo dài. Thế là vài tháng nay, gia đình tôi phải đi đổi nước ngọt với giá 50.000 đồng/m3 về sử dụng. Tuy đã áp dụng nhiều cách tiết kiệm nước, song mỗi tháng vẫn tốn hơn 500.000 đồng mua nước sinh hoạt cho cả nhà”.
Chỉ chúng tôi những con kênh cạn khô do hạn mặn gây ra, bà Đoàn Ngọc Phê, cùng xã Biển Bạch, chia sẻ: “Nước ngọt hiện đang rất quý đối với người dân các vùng khó khăn. Thật sự chi phí đổi nước ngọt khá cao và kéo dài ngày nên không ít gia đình thấm mệt. Vì vậy, mới đây lực lượng bộ đội chở nước ngọt về hỗ trợ miễn phí giúp bà con trong giai đoạn căng thẳng, ai cũng mừng…”.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 2.600 hộ bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt do hạn mặn. Trong đó, có hơn 1.700 hộ đặc biệt khó tiếp cận nguồn nước bởi không khai thác được nước ngầm, cộng với kênh rạch khô cạn, đường bị sụt lún, giao thông bị chia cắt... Trước những khó khăn trên của bà con vùng hạn mặn, mới đây Cục Hậu cần Quân khu 9 đã đều 3 tàu sắt vận chuyển hơn 1.700m3 nước ngọt từ thành phố Cần Thơ xuống hỗ trợ cho hàng ngàn người dân vùng khô hạn ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Theo Đại tá Trần Bá Lộc, Chính ủy Cục Hậu cần Quân khu 9, những ngày qua lực lượng Quân khu 9 đã và đang ngày đêm sát cánh cùng chính quyền các địa phương và người dân đồng bằng sông Cửu Long nhằm triển khai biện pháp phòng chống hạn mặn. Qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống và chia sẻ một phần khó khăn với người dân. Lần này cùng với cấp nước miễn phí thì còn hỗ trợ bà con những dụng cụ chứa nước để các hộ khó khăn có điều kiện dự trữ nước sử dụng được nhiều ngày.
Tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang… tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng rất căng thẳng. Những ngày qua, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và các đơn vị liên quan đã mở hàng trăm vòi nước công cộng nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng khó khăn ở huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông. Đồng thời, tổ chức vận chuyển các xe nước miễn phí, bố trí bồn chứa nước hơn 40 điểm để cấp miễn phí cho bà con. Các nhà hảo tâm còn vận chuyển hàng ngàn khối nước bằng sà lan để bơm vào các ao chứa ở huyện Tân Phú Đông phục vụ sản xuất nước sinh hoạt…
Giữa tháng 4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã điều tàu chở hơn 350.000 lít nước ngọt hỗ trợ người dân đảo Hòn Chuối (tỉnh Cà Mau) nhằm giúp bà con vượt qua khó khăn trong giai đoạn hạn hán khốc liệt và thiếu nước sinh hoạt. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, do hạn mặn diễn biến phức tạp, nhiều nơi không cân đối được nguồn nước tại chỗ bởi kênh rạch cạn kiệt… Đến nay, ước toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có khoảng 50.000 hộ dân ở nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt.
Bà Nguyễn Hồng Vân, ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cho biết những ngày qua nước ở kênh trước nhà rất cạn, việc lấy nước sinh hoạt rất khó khăn. Do vùng này chưa được cấp nước sạch nên bà con chỉ dùng nước sông hay nước mưa chứa lại để sử dụng. Nếu tình trạng nắng nóng kéo dài người dân sẽ còn gặp khó.
Theo ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, về vùng có nguy cơ thiếu nước ngọt trong sinh hoạt cho người dân chủ yếu ở các địa phương bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn. Vì thế tỉnh đã yêu cầu các vùng bị hạn và xâm nhập mặn phải chuẩn bị thật tốt kế hoạch phòng, chống và biện pháp khắc phục nhằm hạn chế thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn gây ra; phải chủ động xây dựng kế hoạch mở rộng phát triển tuyến ống cấp nước cung cấp nước sạch cho Nhân dân trong những tháng ảnh hưởng hạn, mặn trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng Quân khu 9, hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng khó khăn ở Cà Mau. Ảnh: H.TÂN
Triển khai nhiều giải pháp căn cơ
Theo Bộ NN&PTNT, những ngày qua, các đơn vị chức năng của bộ đã phối hợp cùng các địa phương ĐBSCL triển khai nhiều giải pháp cấp nước sinh hoạt cho những hộ bị ảnh hưởng, như hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ trữ nước tại vùng khó khăn ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu; tổ chức cấp nước luân phiên ở Long An; đấu nối hòa mạng giữa các trạm cấp nước, mở rộng tuyến ống tại Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng; khoan bổ sung giếng khai thác ở Long An; sử dụng thiết bị lọc mặn, quan trắc độ mặn để vận hành công trình cấp nước ở Bến Tre… Bên cạnh đó, yêu cầu Ban Quản lý dự án thủy lợi 10 đẩy nhanh tiến độ thi công 3 tháng để kịp đưa vào vận hành và khai thác sớm cống âu Nguyễn Tấn Thành, góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang…
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Có thể nói, hiện nay hạn mặn ở ĐBSCL rất khắc nghiệt và Hậu Giang cũng không nằm ngoài vùng hạn mặn đó, vì vậy khoảng 4 năm trước Hậu Giang đã được chủ trương để xây dựng Hồ chứa nước ngọt, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Gần đây, UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho Sở NN&PTNT quản lý, mà trực tiếp là Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh sẽ quản lý và xử lý phương án vận hành, khai thác sau đầu tư. Trong giai đoạn này, Sở NN&PTNT đang phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp của tỉnh để làm các thủ tục bàn giao. Trên tinh thần chung là hai bên đã rà soát các khối lượng, các nội dung công việc, hạng mục công trình và dự kiến tập huấn vận hành thử các bước và trễ lắm thì cũng cuối tháng 4 này sẽ bàn giao về Sở NN&PTNT quản lý. Hồ chứa nước ngọt này có diện tích hơn 50ha, trong đó mặt hồ rộng hơn 20ha sẽ cung cấp nước sạch, nước đảm bảo vệ sinh cho bà con khu vực thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, Châu Thành A với trữ lượng nước khoảng 1 triệu m3.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết đã yêu cầu Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân khi có mặn xâm nhập (độ mặn > 0,75‰), khi cần thiết sẽ áp dụng kế hoạch cúp nước luân phiên ở một số tuyến để điều phối nước cung cấp cho người dân sử dụng; đồng thời, phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh, Chi cục Thủy lợi tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn Hậu Giang chủ động kiểm soát, cảnh báo kịp thời. Đặc biệt, khi cần thiết Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang liên kết các nhà máy, trạm cấp nước thành một hệ thống liên hoàn để có thể điều tiết nguồn nước từ các nhà máy, trạm cấp nước không bị ảnh hưởng để phục vụ Nhân dân trong thời gian hạn và xâm nhập mặn, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ để sẵn sàng cung cấp nước cho người dân. Vận hành khai thác các giếng nước dưới đất khi cần thiết đưa vào sử dụng cung cấp nước cho người dân được đầy đủ.
Mới đây, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức FAO tại Việt Nam triển khai kích hoạt hành động sớm về hỗ trợ các gia đình khó khăn tại 4 xã là Khánh An và Khánh Thuận (huyện U Minh); Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời); Biển Bạch (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), với hơn 1.000 hộ được hỗ trợ tiền mặt, mức 6 triệu đồng cho mỗi hộ có 3 nhân khẩu trở lên; tổng kinh phí 5,4 tỉ đồng. Số tiền tuy không nhiều, nhưng giúp đỡ một phần cho bà con vùng khó khăn trong giai đoạn thiếu nước sinh hoạt. Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam cho hay, chương trình thăm và cấp phát tiền mặt cho người dân chịu ảnh hưởng hạn mặn cũng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết tới đây sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân vùng khó khăn. Ưu tiên vận chuyển, cung cấp nước sạch và thiết bị trữ nước cho các hộ dân vượt qua thời kỳ hạn mặn, thiếu nước trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Rà soát, đánh giá tổng thể năng lực cấp nước của các công trình tập trung ở ĐBSCL; xác định cụ thể giải pháp cấp nước cho những khu vực chịu ảnh hưởng hạn mặn. “Giải pháp là những khu vực có thể cấp nước tập trung thì đầu tư, xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng công trình hiện có. Các khu vực dân cư phân tán thì hỗ trợ thiết bị trữ nước sạch với dung tích phù hợp để đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong thời kỳ bị ảnh hưởng hạn mặn. Đặc biệt là tổ chức vận hành liên hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL hợp lý hơn, để tăng cường kết nối nguồn nước liên tỉnh; từ đó nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi, nhất là mùa khô hạn…”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có Công điện yêu cầu các bộ, ngành chức năng và UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL không được lơ là, chủ quan; tổ chức theo dõi sát tình hình, tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn mặn, thiếu nước. Nắm chắc từng hộ dân trên địa bàn có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt để có phương án phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước cho người dân, kiên quyết không để người dân không có nước sinh hoạt. Tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, trường hợp không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dùng nước thì phải ưu tiên sử dụng nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt của người dân và các nhu cầu thiết yếu khác. Chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp để triển khai ngay biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân… |
HƯNG TÂN - HOÀI THU
Bài 3: Thích ứng hiệu quả trong mùa hạn mặn
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
08:46 15/11/2024
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.
14:58 24/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
14:56 24/11/2024
Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.
14:52 24/11/2024
(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
14:51 24/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.