Thứ Ba, ngày 18/10/2022 | 10:44
![]() |
Trước diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, muốn duy trì năng suất và chất lượng lúa, ngành nông nghiệp và nông dân cần có những thay đổi phù hợp với tình hình. Phóng viên Báo Hậu Giang vừa có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Tùng (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT.
Ông đánh giá như thế nào về kết quả sản xuất lúa vụ Hè thu và Thu đông tại ĐBSCL hiện nay ?
- Sau hơn 20 năm, lúa Thu đông phát triển ở ĐBSCL thì năng suất lúa từ 4 tấn của thập niên 1990-2000, bây giờ lên 5,7 tấn/ha và có xu hướng đạt xấp xỉ 6 tấn/ha nếu chúng ta quản lý tốt đồng ruộng. Ngược lại, năng suất của lúa Hè thu trong 20 năm qua tăng rất chậm và có xu hướng đứng lại. Điều này cho thấy, việc sản xuất lúa Thu đông có nhiều tiềm năng về năng suất và chất lượng hơn là vụ lúa Hè thu.
Năng suất lúa ở ĐBSCL không ngừng tăng.
Từ thực tế vừa đề cập, rõ ràng vụ Thu đông ngày càng có hiệu quả. Theo ông, nông dân nên bố trí lại sản xuất như thế nào để vừa đảm bảo năng suất và sản lượng ?
- Thực tế đặt ra cho sản xuất mấy vấn đề. Một là chúng ta phát triển lúa Thu đông và giảm diện tích lúa Hè thu. Vụ Hè thu khoảng 1 triệu rưỡi héc-ta và vụ Thu đông khoảng 700.000ha, tính tổng cộng 2 vụ này, chúng ta có xấp xỉ 2,2 triệu héc-ta. Vấn đề là chúng ta bố trí thời vụ. Ví dụ, lúa Hè thu chỉ còn khoảng 1 triệu héc-ta và lúa Thu đông khoảng 1,2 triệu héc-ta. Như vậy, sẽ hài hòa về mặt sản lượng, năng suất chất lượng có thể tăng lên.
Một phương án khác là chúng ta giảm diện tích lúa Hè thu ở những nơi điều kiện không thuận lợi. Hầu hết lúa Hè thu ở ĐBSCL thời gian trổ chín vào khoảng tháng 7, tháng 8, thời điểm mật độ mưa của vùng cao nhất trong năm. Điều này sẽ làm năng suất thấp hoặc là chất lượng lúa gạo không tốt do phơi sấy gặp khó khăn. Vì vậy, việc sắp xếp mùa vụ cho vùng ĐBSCL là điều cần thiết và được thực hiện trong thời gian sắp tới.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí lại thời vụ như: Theo tập quán canh tác của địa phương; theo bố trí vụ Đông xuân; tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp của các tỉnh. Và quan trọng, ĐBSCL là một vùng sản xuất lúa gạo hàng hóa, vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu, vì thế việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi cách tổ chức sản xuất sẽ ảnh hưởng đến sản lượng gạo tiêu thụ trong nội địa cũng như xuất khẩu.
Vì vậy, cần có ý kiến của các doanh nghiệp, nhà khoa học, địa phương, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL để bố trí lại thời vụ một cách hợp lý, không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như thu nhập của bà con nông dân.
ĐBSCL sắp bước vào đợt xuống giống vụ Đông xuân 2022-2023, ông có khuyến cáo gì cho các địa phương và bà con nông dân để có một vụ mùa đạt hiệu quả ?
- Đối với sản xuất lúa của vùng ĐBSCL thì chúng ta không được chủ quan vì vụ nào cũng có những cái bất lợi riêng về thời tiết, khí tượng thủy văn. Dự báo thời tiết, khí tượng, thủy văn có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể theo hướng tích cực hoặc theo hướng tiêu cực hơn cho sản xuất lúa nói chung. Vì thế chúng ta luôn trên tinh thần cảnh giác cao nhất. Vùng ven biển, vùng ĐBSCL từ Long An đến Hà Tiên, phải xuống trong tháng 10, lựa chọn một mức độ an toàn đối với người sản xuất.
Vùng thượng, vùng giữa và phần còn lại ven biển thì tập trung xuống giống trong tháng 11 hoặc 700.000-800.000ha. Đây là thời điểm cho năng suất lúa cao và thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa tốt nhất. Chúng ta có thể xuống giống trong tháng 12 đối diện tích còn lại.
Tôi cũng muốn nhắc lại rằng, xuống giống trong tháng Giêng rất nguy hiểm đối với tình hình nguồn nước, dịch bệnh. Khi thu hoạch các diện tích lúa xuống giống trong tháng 10, tháng 11, tháng 12 thì chúng ta còn lại xấp xỉ 100.000-150.000ha xuống giống trong tháng Giêng, tất cả yếu tố dịch hại, thời tiết, khí tượng thủy văn, rủi ro sẽ rớt vào thời điểm này. Vì thế, trừ những trường hợp đặc biệt của các vùng quá khó khăn, còn lại không nên kéo lê thời vụ qua tháng Giêng, nhất là đối với các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long và một phần của Long An.
Một yếu tố nữa là tình hình nguồn nước hiện nay, ngoài yếu tố tự nhiên trên sông Mekong thì còn có yếu tố con người. Chúng ta không thể phó thác hoàn toàn việc sản xuất của mình vào nguồn nước này, cũng như các quy luật hàng năm đã thay đổi.
Năm nay, dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn và Tổng cục Thủy lợi cho thấy: Thủy triều, mực nước sẽ cao hơn trung bình hàng năm. Các khu vực ven biển, bà con nông dân đã có ý thức, kinh nghiệm phòng chống hạn mặn, còn khu vực thượng lưu thì tình hình ngập lũ không cao, do đó cũng đạt mức độ an toàn.
Tuy nhiên, Cần Thơ, Vĩnh Long, một phần Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, hệ thống thủy lợi chưa hoàn toàn chủ động, hệ thống bờ bao, đê bao của bà con nông dân cũng ở mức thấp, triều cường có thể làm vỡ đê xâm nhập vào đồng ruộng với nồng độ mặn chưa thể gây chết cho cây nhưng mà sẽ tích lũy làm cây trồng bị suy giảm về sinh trưởng, phát triển, năng suất. Vì thế, khu vực này, tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn địa phương thường xuyên theo dõi tình hình nguồn nước, lượng nước, khuyến cáo bà con nâng cao các đê bao để bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu mùa tết và lúa Đông xuân, tránh rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ khi xuống giống đến khi thu hoạch.
Theo báo cáo từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL, diện tích sản xuất lúa năm 2022 ước đạt 4,12 triệu héc-ta, sản lượng lúa đạt trên 25,5 triệu tấn. Mặc dù tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2022 ở ĐBSCL giảm để chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác nhưng năng suất lại gia tăng. |
Xin cảm ơn ông !
MỘNG TOÀN thực hiện
07:47 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.
07:47 23/04/2025
(HG) - Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy
05:29 23/04/2025
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, đồng thời kèm theo xuất hiện một số sinh vật gây hại trên đồng ruộng; do đó, để cây lúa phát triển tốt theo từng giai đoạn sinh trưởng, hiện nông dân tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu.
07:29 18/04/2025
(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;
07:47 16/04/2025
(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,
07:35 16/04/2025
Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.
07:28 11/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.
05:38 10/04/2025
(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.
07:10 09/04/2025
(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,
18:30 08/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
07:57 23/04/2025
(HG) - Chiều ngày 22-4, Công an tỉnh tổ chức Lễ truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lực lượng an ninh, trật tự cơ sở. Đến dự, có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:54 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025. Dự lễ, có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh…
07:53 23/04/2025
(HG) - Chiều ngày 22-4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tỉnh ủy có cuộc họp xét khen thưởng cho các tổ chức đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2020-2024).
07:47 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.