Thứ Năm, ngày 09/01/2025 | 09:01
Định hướng lớn cho ngành nông nghiệp bứt phá.MP3
Năm 2025, không chỉ được xác định có ý nghĩa quan trọng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, mà ngành nông nghiệp tỉnh còn xem đây là năm tăng tốc, bứt phá nên đã đề ra nhiều định hướng trọng tâm cần thực hiện nhằm tạo nền tảng, tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.
Nông dân Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng thuộc vùng lúa chất lượng cao của tỉnh.
Thực hiện chiến lược “6T”, “3 khâu đột phá”
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành nông nghiệp tỉnh đề ra trong năm 2025 là thực hiện tốt chiến lược “6T” và “3 khâu đột phá”. Trong đó, chiến lược “6T” gồm: Thay trục (xoay trục), thuận thiên, thị trường, tập trung, tích hợp và thu nhập. Với chiến lược “6T” trên thì vấn đề thay trục được đặt lên vị trí đầu tiên. Cụ thể, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đổi mới tư duy về an ninh lương thực từ phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa, xoay trục chiến lược sang phát triển trái cây - lúa gạo - thủy sản. Từ chiến lược trên, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực như lúa, chanh, khóm, mít, cá thát lát, lươn và các ngành hàng có tiềm năng, đồng thời hình thành những vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước tiêu chuẩn hóa quy trình nuôi trồng gắn với truy xuất nguồn gốc điện tử, đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Ngoài xoay trục thì ngành nông nghiệp tỉnh sẽ chú trọng đến việc sản xuất theo hình thức tập trung và thuận thiên. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích người dân tích tụ, tập trung ruộng đất theo yêu cầu phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ và bền vững; từ đó tạo lập vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, cơ giới hóa, tự động hóa, quản trị tiên tiến nhằm gia tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, rút lao động trong nông nghiệp, tăng sản xuất quy mô lớn với các hoạt động về sản xuất chung, mua chung, bán chung; qua đây tăng chất lượng, giảm giá thành, phá bỏ “hàng rào” sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Về tích hợp là phát triển nông nghiệp gắn kết với du lịch, đô thị hóa, công nghiệp hóa để tạo ra sự đột phá theo chuỗi giá trị. Đối với thị trường, sẽ thay đổi tư duy của nông dân là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng và theo cơ chế thị trường, trong đó chú trọng về chất lượng và giá trị gia tăng. Khi thực hiện tốt các nội dung trên sẽ tạo ra nguồn thu nhập cao cho người dân dựa trên cơ sở phát triển các hoạt động dịch vụ, ngành nghề nông thôn và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh chiến lược “6T” thì ngành nông nghiệp tỉnh còn tập trung thực hiện tốt “3 khâu đột phá” gồm: Phát triển tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm cung ứng, sản xuất giống nông nghiệp và trung tâm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp cấp vùng; đồng thời phát triển kinh tế tập thể, phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.
Vào cuộc quyết liệt của từng đơn vị
Từ những mục tiêu trọng tâm chung được đề ra, từng đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh, cũng như ngành nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh đã xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện đạt hiệu quả trong năm 2025. Trong đó, điển hình là Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp về chuyển đổi, nâng cao giá trị cây trồng để góp phần đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch năm cho khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, thông tin: Trong lĩnh vực trồng trọt, đơn vị tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao, kết hợp với đầu tư hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt để chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từng bước đa dạng hóa các cây rau màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày, cũng như thủy sản nước ngọt (cá) trên đất chuyên trồng lúa để vừa nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác, vừa cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ của đất. Bên cạnh đó là mở rộng áp dụng gieo sạ hàng, mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, thâm canh tổng hợp, canh tác hữu cơ, mô hình “cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa và cây trồng hàng năm. Ngoài ra, đơn vị sẽ phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa, vùng sản xuất tập trung về đầu tư mua máy móc, thiết bị cơ giới hóa phục vụ các khâu trong sản xuất đạt hiệu quả.
Cùng với ngành chức năng của tỉnh, ngành nông nghiệp thị xã Long Mỹ đề ra giải pháp “Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững”. Theo đó, một trong những giải pháp trọng tâm là địa phương chuyển đổi lúa 3 vụ sang “2 lúa 1 màu”, “2 lúa 1 thủy sản” hoặc vùng chuyên canh tác rau màu, chuyên thủy sản, vùng sản xuất cây ăn trái. Trong quá trình sản xuất thì đẩy mạnh thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nông nghiệp trong chuỗi sản phẩm nông sản…
Ông Nguyễn Văn Thống, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, chia sẻ: Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì đơn vị còn quan tâm đề xuất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thủy lợi nhằm tạo điều kiện thông thoáng dòng chảy, đảm bảo cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong những tháng mùa khô; đồng thời đảm bảo chủ động kiểm soát lũ trong mùa mưa. Bên cạnh đó là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn thực phẩm gắn với kết nối thị trường tiêu thụ, đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.
Ngoài các giải pháp nêu trên, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ quan tâm đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách mới nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo động lực mới cho tăng trưởng ngành, nhất là cơ chế, chính sách đầu tư, phát triển vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp và dịch vụ hỗ trợ; đồng thời tăng cường các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp; thực hiện củng cố, nâng chất hình thành nên các hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX đủ mạnh để thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh…
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Trên cơ sở những định hướng lớn được đề ra trong năm 2025, các chi cục, trung tâm trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ mà cụ thể hóa nội dung thực hiện; trong đó chủ động phối hợp với các địa phương để định vị vị trí trên bản đồ số hóa của ngành nông nghiệp thông qua hệ thống phần mềm, qua đây tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin phục vụ phát triển các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư đạt hiệu quả hơn.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đề nghị toàn ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024 và những năm trước đó, đồng thời đề ra giải pháp khắc phục các mặt còn hạn chế của ngành đã chỉ ra. Trong đó, quan tâm thực hiện tốt chiến lược “6T” và “3 khâu đột phá”, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Năm 2025, nhiệm vụ đề ra là hết sức nặng nề, nhưng với tinh thần trách nhiệm thì tin tưởng rằng toàn ngành nông nghiệp tỉnh sẽ vượt qua mọi khó khăn để phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025 đã đề ra.
Mục tiêu cụ thể được ngành nông nghiệp tỉnh đề ra trong năm 2025: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) đạt 3,38%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch phấn đấu đạt 93%; xây dựng thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 3 xã NTM nâng cao, một xã NTM kiểu mẫu; tỷ lệ độ che phủ rừng phấn đấu giữ ổn định khoảng 3,1%. |
HỮU PHƯỚC
09:06 09/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng,
09:04 09/01/2025
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 3 liên hiệp HTX
09:04 09/01/2025
(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong năm 2024, Thanh tra chuyên ngành của đơn vị đã tiến hành 10 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã tiến hành thanh tra tại 159 cơ sở, bốc được 85 mẫu gửi phân tích chất lượng, cụ thể phân bón 27 mẫu; thuốc bảo vệ thực vật 26 mẫu; thuốc thú y 1 mẫu và 31 mẫu thức ăn chăn nuôi.
08:58 09/01/2025
(HG) - Ông Mai Thanh Lâm, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đang thu hoạch khổ qua bán cho thương lái, cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, gia đình ông trồng được 1.000m2 khổ qua Thái. Nhờ thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên khổ qua phát triển tốt cho năng suất cao. Hiện tại, khổ qua của ông Lâm đã thu hoạch được 7 đợt trái, trung bình 3 ngày thu hoạch một lần được từ 130-150kg, thương lái vào tận nơi thu mua với giá 14.000 đồng/kg.
08:55 09/01/2025
(HG) - Nhờ sự khéo léo và sáng tạo, nông dân trong tỉnh đã “khoác áo mới” cho các loại trái cây quen thuộc như xoài, bưởi, dừa… với hình dáng độc đáo và ý nghĩa.
07:22 07/01/2025
(HG) - Chiều ngày 6-1, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và ngành nông nghiệp các địa phương trên địa bàn tỉnh.
18:30 06/01/2025
Theo đánh giá của ngành chức năng và nhà khoa học, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc sinh học hoặc hóa học trong phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng đều có những ưu điểm và nhược điểm; do đó, việc sử dụng hài hòa, đúng cách nhằm tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu là vấn đề mà người dân cần quan tâm thực hiện.
10:00 06/01/2025
(HG) - Qua thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện ước tính trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.900 sản phẩm trái cây tạo hình in chữ hoặc không tạo hình nhưng có in chữ lên trái cây để phục vụ nhu cầu chưng tết cho người dân.
09:58 06/01/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 57/2024 quy định về tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất dưới 2ha đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh.
09:38 06/01/2025
(HG) - Với trên 140.000ha đất nông nghiệp, sản phẩm chủ lực của Hậu Giang là lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái, mía đường…
16:05 09/01/2025
(HGO) – Ngày 9-1, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025 tỉnh ra quân kiểm tra ngày đầu tiên kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn thành phố Vị Thanh.
14:13 09/01/2025
Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh sôi động, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) khẳng định vị thế là "ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người" thông qua việc tiên phong triển khai các gói giải pháp tài chính toàn diện
09:16 09/01/2025
(HG) - Chiều 8-1, ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH Văn hóa Nghệ thuật Miền Tây về công tác chuẩn bị chương trình nghệ thuật Hậu Giang chào Xuân 2025 - Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ.
09:16 09/01/2025
(HG) - Sáng ngày 8-1, Ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.