Thứ Tư, ngày 28/08/2024 | 08:01
Đời sống người dân phát triển nhờ mô hình sản xuất hiệu quả, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường khang trang, sạch đẹp,… là những đổi thay nổi bật trên quê hương xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, hôm nay khi về đích nông thôn mới (NTM).
Mô hình trồng mít ruột đỏ đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Vị Đông.
Những ngày cuối tháng 8, người dân xã Vị Đông rất vui mừng khi xã nhà được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM và được UBND huyện Vị Thủy tổ chức lễ ra mắt vào ngày hôm nay (28-8). Đây là thành quả cho sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Vị Đông trong tiến trình xây dựng quê hương ngày càng thêm phát triển.
Hiệu quả công tác nâng cao thu nhập, giảm nghèo
Xác định phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và giảm nghèo hiệu quả cho người dân được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM. Chính vì vậy, những năm qua, xã Vị Đông đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là vận động người dân cải tạo vườn tạp, khu vực trồng lúa kém hiệu quả để chuyển sang canh tác những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhờ triển khai có hiệu quả giải pháp trên nên hiện nay khi nói đến xã Vị Đông thì nhiều người sẽ nhắc ngay đến cây trồng đặc trưng của địa phương này là mít ruột đỏ. Cũng chính nhờ cây trồng này mà đã và đang tạo ra nguồn thu nhập tiền tỉ cho nhiều hộ gia đình nơi đây, đồng thời đây cũng là cây trồng giúp cho không ít hộ dân thoát nghèo bền vững.
Là người tiên phong đưa cây mít ruột đỏ về phát triển tại quê hương, ông Nguyễn Minh Trắng, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) trồng mít ruột đỏ ở ấp 3, xã Vị Đông, chia sẻ là với suy nghĩ tìm và chọn canh tác loại cây trồng mới để cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình. Do đó, từ năm 2002, ông quyết định chuyển từ đất ruộng để lên liếp trồng 50 gốc mít ruột đỏ. Từ thành công ban đầu nhờ thị trường đầu ra thuận lợi, giá bán mít ở mức cao, hiện gia đình ông đã mở rộng toàn bộ 3ha đất trồng lúa sang trồng cây mít ruột đỏ. Với diện tích mít trên, hàng năm gia đình ông thu hoạch được hơn 30 tấn mít trái, thu về nguồn lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng.
“Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, mà tôi còn liên kết với nhiều hộ dân trong, ngoài ấp để nhân rộng mô hình trồng mít ruột đỏ và hiện đã hình thành được THT với 20 thành viên, tổng diện tích trồng mít ruột đỏ là 30ha. Hiện các thành viên trong THT đều có cuộc sống khá giả nhờ nguồn thu nhập hấp dẫn từ trái mít ruột đỏ”, ông Nguyễn Minh Trắng chia sẻ thêm.
Cùng nói về niềm vui từ nguồn thu nhập của trái mít ruột đỏ, ông Nguyễn Văn Dữ, ở ấp 3A, xã Vị Đông, thông tin: “Trước đây, hơn 1ha đất vườn của tôi là trồng dừa, nguồn thu nhập hàng năm không cao. Khi thấy mô hình trồng mít ruột đỏ của bà con địa phương cho hiệu quả kinh tế hấp dẫn nên tôi quyết định phá vườn dừa chuyển sang trồng mít ruột đỏ. Hiện vườn mít của tôi được hơn 4 năm tuổi, cho thu nhập hàng năm hơn 1 tỉ đồng”.
Theo chia sẻ của ngành chức năng xã Vị Đông, trước đây trên địa bàn xã có diện tích vườn tạp khá nhiều, nhưng giờ đây vườn tạp đã không còn mà thay vào đó là những vườn cây mít ruột đỏ xanh tốt, trĩu trái. Từ vài héc-ta ban đầu, nay toàn xã có hơn 100ha mít ruột đỏ và Vị Đông cũng là địa phương có diện tích trồng mít ruột đỏ nhiều nhất của tỉnh. Hiện cây mít ruột đỏ của xã Vị Đông đã được cấp mã số vùng trồng và THT trồng mít ruột đỏ của địa phương được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hướng tới, trái mít ruột đỏ sẽ được ngành chức năng xã Vị Đông đăng ký là sản phẩm OCOP cấp tỉnh; qua đây càng quảng bá về sản phẩm và tăng thị trường đầu ra, cũng như nâng cao giá trị và tạo thu nhập cao cho nhà vườn.
Bên cạnh cây mít ruột đỏ thì lúa vẫn đang là cây trồng chủ lực của người dân xã Vị Đông, với tổng diện tích hơn 2.000ha. Để tạo điều kiện cho người dân canh tác lúa đạt hiệu quả, nhất là trước tình hình biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, thời gian qua, ngành chức năng xã Vị Đông đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư xây dựng 6 cống ngăn mặn, 55 cống hở và 5 trạm bơm điện; đồng thời thường xuyên thực hiện nạo vét thủy lợi nội đồng các tuyến kênh nhằm tạo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất. Đến nay, 100% diện tích canh tác nông nghiệp của xã Vị Đông đều có đê bao khép kín, qua đây giúp việc tưới tiêu của người dân được thuận lợi hơn.
Ông Trần Văn Khiêm, ở ấp 3A, xã Vị Đông, cho hay: “Ngoài thuận lợi về điều kiện sản xuất thì trong những năm gần đây, người dân trồng lúa của xã Vị Đông còn ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, nhất là ứng dụng thiết bị bay không người lái vào gieo sạ, phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân nhằm đạt 100% cơ giới hóa vào toàn bộ các khâu trong sản xuất lúa. Từ cách làm trên đã góp phần làm nhẹ chi phí đầu tư, giảm sức lao động, tăng năng suất lúa và nguồn lợi nhuận cho nông dân”.
Hiện toàn xã Vị Đông có 42 mô hình sản xuất cho nguồn thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên, trong đó nổi bật là mô hình sản xuất lúa chất lượng cao; mô hình trồng cây ăn trái như mít ruột đỏ, sầu riêng; mô hình sản xuất, nuôi lươn thương phẩm và cơ sở chế biến nông thủy sản… Đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Vị Đông đạt gần 57 triệu đồng/người/năm, tăng 25,5 triệu đồng so với năm 2011.
Về giải pháp giảm nghèo, hàng năm xã Vị Đông đều tổ chức nhiều buổi đối thoại giữa lãnh đạo xã với những hộ nghèo nhằm nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con, từ đó đề ra kế hoạch, giải pháp giúp người dân thoát nghèo bền vững. Cũng liên quan đến công tác giảm nghèo thì thời gian qua, ngành chức năng xã Vị Đông còn khuyến khích người dân phát triển dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cơ sở công nghiệp nông thôn như mô hình đan giỏ nhựa và may gia công, bó chổi… Từ đây đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Qua rà soát mới đây của ngành chức năng xã Vị Đông, hiện toàn xã có 87 hộ nghèo (đạt 2,46%) và 54 hộ cận nghèo (đạt 1,51%), bình quân tỷ lệ hộ nghèo xét theo hướng đa chiều của Vị Đông hiện chiếm 3,97%.
Ông Nguyễn Hoàng Tân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Vị Đông, cho biết: Thời gian qua, ý thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nhất là việc cải tạo vườn tạp được hưởng ứng tích cực; từ đó năng suất, sản lượng nông sản không ngừng tăng, kéo theo nguồn thu nhập được nâng cao nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân Vị Đông hôm nay phát triển đáng kể. Chính vấn đề trên là động lực quan trọng giúp Vị Đông về đích xã NTM sớm hơn lộ trình đề ra.
Người dân đồng thuận
Theo đánh giá của lãnh đạo xã Vị Đông thì khi bài toán về thu nhập, giảm nghèo hiệu quả được giải quyết tốt thì quá trình xây dựng xã NTM của địa phương được thuận lợi hơn nhờ sự đồng thuận, chung sức của bà con trong thực hiện những nội dung liên quan đến người dân. Cụ thể, thông qua nhiều buổi tuyên truyền, phát động phong trào xây dựng NTM, người dân xã Vị Đông đã tích cực tham gia bằng nhiều việc làm thiết thực như: hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc và góp công, góp sức để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn về đường, cầu giao thông; nhà văn hóa ấp; trường học; đồng thời trồng hoa kiểng, làm hàng rào bằng cây xanh. Từ những việc làm trên đã góp phần làm thay đổi rất lớn cho bộ mặt nông thôn xã Vị Đông hôm nay.
Bà Nguyễn Thị Hường, ở ấp 3, xã Vị Đông, bộc bạch: “Thông qua chương trình xây dựng NTM mà giờ đây việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân trong và ngoài xã được thuận lợi nhờ lộ làng được xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, các con em cũng được học trong những ngôi trường đạt chuẩn quốc gia với đầy đủ tiện nghi, đồng thời điện đường không còn đứt khúc, đứt quãng nữa. Với nhiều sự đổi thay trên quê hương Vị Đông hôm nay nên người dân rất vui mừng và hài lòng khi xã nhà được công nhận đạt chuẩn NTM. Tới đây, người dân tiếp tục chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương trong việc nâng chất các tiêu chí NTM để xây dựng quê hương ngày càng thêm phát triển trên các mặt”.
Hiện nay, ngoài Tỉnh lộ 931B và Quốc lộ 61C đi qua địa bàn xã thì trong quá trình xây dựng NTM thời gian qua, xã Vị Đông đã dành nguồn lực khoảng 18,5 tỉ đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhờ vậy, hiện trên địa bàn xã có 100% tuyến đường liên xã, liên ấp, đường trục chính nội đồng được nhựa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm; riêng đường ngõ, xóm cũng đạt tỷ lệ 96%.
Ông Nguyễn Hoàng Tân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Vị Đông, cho biết thêm: Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện, cùng sự đồng thuận của người dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho xã Vị Đông trong công tác xây dựng NTM. Nhờ vậy đến nay, Vị Đông đã thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM, đồng thời được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2024. Phát huy kết quả đạt được, tới đây địa phương tiếp tục củng cố và nâng chất các tiêu chí xã NTM, đồng thời đề ra kế hoạch, giải pháp thực hiện bộ tiêu chí xã NTM nâng cao nhằm sớm nâng danh hiệu NTM trong thời gian sớm nhất.
HỮU PHƯỚC
08:14 10/12/2024
(HG) - Tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước thực hiện năm 2024 là 13.176ha, đạt 114,57% kế hoạch và bằng 107,63% so cùng kỳ.
08:01 10/12/2024
(HG) - Tại huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Hậu Giang nông dân vẫn đang tiếp tục thu hoạch mía bán chục (mía ép lấy nước giải khát).
08:21 03/12/2024
Mô hình liên kết sản xuất lúa giống RVT nguyên chủng giữa UBND thành phố Vị Thanh và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam vừa được triển khai đã thu hút nhiều bà con tham gia.
19:15 02/12/2024
Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.
19:06 02/12/2024
Thời điểm này, tại nhiều cánh đồng, nông dân đang tích cực vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Năm nay, nông dân trong tỉnh tiếp tục sử dụng các giống lúa chất lượng để gieo sạ nhằm có một vụ mùa bội thu.
07:27 29/11/2024
(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:21 29/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
18:40 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:39 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
10:38 10/12/2024
Trong phiên họp thứ hai (thảo luận tổ) kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phát biểu thảo luận nhiều vấn đề dân sinh và phát triển bền vững tỉnh nhà.
09:06 10/12/2024
Năm 2024, Hậu Giang tiếp tục tạo điểm sáng với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,76%, đứng thứ hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ hạng cao trong cả nước;
08:50 10/12/2024
(HG) - Phiên họp thứ nhất Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 23 (Kỳ họp cuối năm 2024) diễn ra vào ngày 9-12, thông qua 12 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND, các cơ quan tư pháp tỉnh năm 2024 và một số báo cáo chuyên đề.
08:48 10/12/2024
Những ngày cuối năm, các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bất chấp thời tiết bất lợi, các kỹ sư và công nhân thi công vẫn làm việc với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”.