Thứ Ba, ngày 21/09/2021 | 08:18
Giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao đã tạo thêm gánh nặng cho người dân.
Giá phân bón ở mức cao là gánh nặng lớn cho nông dân đang canh tác lúa Thu đông.
Tăng chi phí đầu tư
Là địa phương có điều kiện canh tác thuận lợi nên hàng năm người dân xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, luôn đảm bảo sản xuất 3 vụ lúa/năm, trong đó riêng vụ lúa Thu đông là địa phương thuộc tốp dẫn đầu của huyện Long Mỹ về diện tích gieo sạ, với hơn 1.240ha và năm nay cũng không ngoại lệ. Hiện tại, các trà lúa nơi đây tập trung ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh và đang phát triển tốt. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì tình hình sản xuất trong vụ lúa Thu đông năm nay gặp áp lực lớn hơn so với những năm trước, do giá vật tư nông nghiệp đang ở mức cao.
Ông Nguyễn Văn Pha, hộ có 1,2ha lúa Thu đông được hơn 30 ngày tuổi ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, cho biết giá vật tư nông nghiệp cứ tăng liên tục từ vụ lúa Đông xuân trước đó đến vụ lúa này. Cụ thể, giá phân urê mua vào thời điểm mới xuống giống lúa Thu đông ở mức 620.000-640.000 đồng/bao (tùy loại), còn phân DAP dao động từ 660.000-765.000 đồng/bao (tùy loại), phân kali thì ở mức 590.000 đồng/bao. Nhìn chung, giá phân bón tăng từ 50.000-100.000 đồng/bao so với vụ lúa Hè thu vừa qua và tăng khoảng 40% so với vụ lúa Đông xuân năm nay. Riêng về giá thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tuy không tăng mạnh như phân bón nhưng cũng tăng từ 5-10% so với thời điểm đầu năm nay. Tuy nhiên, mức giá trên là do ông mua bằng hình thức trả tiền liền (không thiếu nợ đến khi thu hoạch lúa) với chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp, còn những hộ mua thiếu thì mức giá đội lên cao hơn.
Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh thật sự là một gánh nặng lớn đối với nông dân trồng lúa nói riêng và bà con sản xuất nông nghiệp nói chung. Bởi chi phí đầu tư sẽ tăng nhiều hơn, trong khi giá lúa ngày một giảm. Cụ thể, như vụ Hè thu vừa qua, giá lúa từ 6.000 đồng/kg thì nay đã giảm xuống còn 5.000-5.200 đồng/kg (tùy giống). Trong khi, ngoài chi phí vật tư nông nghiệp tăng thì nông dân sản xuất vụ lúa Thu đông còn phải tốn thêm nhiều khoản chi phí khác do canh tác trong điều kiện thời tiết bất lợi. Do đó, nếu giá lúa không được cải thiện hơn trong thời gian tới thì nông dân trồng lúa rất khó kiếm được nguồn lợi nhuận. Vì vậy, để tránh mùa vụ thua lỗ thì giải pháp mà nông dân đang áp dụng là giảm lượng phân bón cho cây lúa trong cả vụ từ 60-65kg/công (1.300m2) xuống còn 40-45kg/công nhằm hạ giá thành sản xuất.
Theo thông tin từ một chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ thì giá vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón tăng mạnh ngay từ công ty sản xuất, còn chi phí vận chuyển hiện nay tuy cũng có tăng nhưng chỉ ở mức thấp. Do việc lấy nguồn hàng tăng giá ở ngay khâu ban đầu nên buộc lòng các chủ đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp phải bán với giá tăng theo cho người dân.
Chia sẻ về giá vật tư nông nghiệp tăng, ông Nguyễn Văn Đối, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng: Trong điều kiện dịch Covid-19 nên chi phí vận chuyển và giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho các doanh nghiệp sản xuất tăng giá bán sản phẩm. Nếu muốn kiềm được mức giá vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón hạn chế tăng trong thời gian tới thì đơn vị đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần xem xét không cho doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước tiếp tục xuất khẩu nguồn hàng ra bên ngoài, mà chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bởi thực tế qua 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã xuất khẩu số lượng không nhỏ phân bón ra nước ngoài, đến khi nông dân trong nước cần sử dụng thì đôi lúc gặp tình cảnh thiếu nguồn cung, từ đó đẩy giá phân bón tăng mạnh. Mặt khác, không loại trừ trường hợp có doanh nghiệp thực hiện “chiêu bài” treo bảng bảo trì nhà máy trong thời gian khoảng nửa tháng dù số lượng phân bón trong kho còn khá nhiều. Sau thời gian bảo trì thì giá phân bón sẽ tăng mạnh. Riêng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, qua kiểm tra từ đầu năm đến nay tại nhiều đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp thì tình trạng găm hàng, đầu cơ để tăng giá bán vật tư nông nghiệp không có xảy ra.
Siết chặt công tác kiểm tra vật tư nông nghiệp
Mặc dù mối lo ngại về việc đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh găm hàng, đầu cơ để tăng giá bán chưa phát hiện, nhưng tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn xảy ra. Cụ thể là theo thông tin từ ngành thanh tra của Sở NN&PTNT tỉnh, qua 6 tháng đầu năm (tháng 7 và tháng 8 không kiểm tra vì ảnh hưởng dịch Covid-19 và tỉnh thực hiện giãn cách xã hội), đơn vị đã thực hiện 2 cuộc thanh tra phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại 160 cơ sở. Qua thanh tra đã phát hiện 22 trường hợp vi phạm với hành vi mua bán phân bón, thuốc BVTV không đạt chất lượng. Trong đó, phân bón kém chất lượng có 3 vụ, phân bón giả có 1 trường hợp; thuốc BVTV kém chất lượng có 3 trường hợp và nhiều hành vi vi phạm có liên quan khác. Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh đã ban hành 22 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền gần 121 triệu đồng, đồng thời đăng thông tin các cơ sở buôn bán phân bón, thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng lên trang website của Sở NN&PTNT tỉnh.
Mặt khác, ngoài việc xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm thì Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh còn tham mưu Ban Giám đốc Sở NN&PTNT chuyển hồ sơ phân bón giả đến Thanh tra của Bộ NN&PTNT để truy xuất nguồn gốc theo quy định. Theo đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT chỉ đạo Thanh tra sở tại địa phương có nơi công ty sản xuất và phân phối sản phẩm tiến hành kiểm tra công ty. Kết quả, Thanh tra Sở NN&PTNT thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang đã xử phạt vi phạm hành chính công ty với số tiền gần 180 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Đối, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Để đảm bảo chất lượng về phân bón, thuốc BVTV cho bà con nông dân, trong quý IV này, Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh sẽ tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra về phân bón, thuốc BVTV theo kế hoạch. Ngoài ra, đơn vị còn tăng cường công tác thanh tra đột xuất theo phản ánh của người dân và thông qua đường dây nóng. Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh đã niêm yết thông báo đường dây nóng tiếp nhận phản ánh chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật tư nông nghiệp ở các xã, phường, thị trấn và kể cả nhà thông tin các ấp trên toàn tỉnh. Cụ thể số điện thoại cố định là 02933580470 (gọi giờ hành chính) và số di động là 0907080470.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
17:28 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.