Thứ Hai, ngày 06/01/2025 | 18:30
Giải bài toán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu q.MP3
Theo đánh giá của ngành chức năng và nhà khoa học, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc sinh học hoặc hóa học trong phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng đều có những ưu điểm và nhược điểm; do đó, việc sử dụng hài hòa, đúng cách nhằm tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu là vấn đề mà người dân cần quan tâm thực hiện.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” và “5 nguyên tắc vàng”.
Ưu, nhược điểm khi sử dụng thuốc BVTV
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam là quốc gia sản xuất nông nghiệp, có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm nên thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng là điều kiện tốt cho sự phát sinh, phát triển của nhiều loại sâu bệnh gây hại mùa màng.
GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ: Trên nhiều loại cây trồng, những loại sinh vật gây hại trước đây chỉ xuất hiện với mức độ phổ biến ở mức thấp hoặc trung bình, nhưng hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu đã gia tăng đột biến về mức độ gây hại và diện phân bố. Trong đó có thể liệt kê một số sinh vật gây hại phổ biến hiện nay như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu keo mùa thu, bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa, châu chấu tre lưng vàng, lùn sọc đen, khảm lá hại sắn… Ngoài ra, còn hơn 10 loài sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật gây hại ngoại lai trên cây trồng. Nổi bật có vàng lùn - lùn xoắn lá, bệnh héo rũ Panama, rầy xanh hại sầu riêng, rệp sáp hại rễ cây có múi, bệnh lùn sọc đen phương Nam, sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu…
Theo ý kiến của nhà khoa học, để phòng trị sinh vật gây hại, ngoài nghiên cứu, sản xuất các giống cây trồng có khả năng kháng hoặc chống chịu thì thuốc BVTV được xem là vật tư quan trọng, không thể thiếu trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học hoặc hóa học đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam, cho biết: Điểm mạnh của những loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học là có khả năng phòng trừ sinh vật gây hại nhanh, chặn đứng trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được. Tuy nhiên, do nhận thấy ưu điểm của thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học như trên nên nông dân đã lạm dụng, dùng sai kỹ thuật, bỏ qua các biện pháp BVTV khác. Còn đối với thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thường an toàn và ít độc hại đối với sức khỏe con người, sinh vật có ích và môi trường, nhanh phân hủy trong tự nhiên, thời gian cách ly ngắn, ít để lại dư lượng trong nông sản.
Hiện nay, xu hướng của thị trường đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm hữu cơ, an toàn, không bị ô nhiễm các chất độc hại, do đó sử dụng thuốc BVTV sinh học trong sản xuất nông nghiệp là biện pháp phù hợp. Minh chứng là hiện có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thị trường thực phẩm của thế giới đang hướng kinh doanh các sản phẩm nông sản sử dụng thuốc BVTV sinh học; từ đó, để đáp ứng nhu cầu trên thì doanh nghiệp, ngành chức năng của Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc khuyến khích người dân sử dụng thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
“Bên cạnh các ưu điểm an toàn, nhiều loại thuốc BVTV sinh học cũng bộc lộ một số nhược điểm như: giá thành cao, hiệu lực phòng trừ dịch hại chậm hơn các thuốc BVTV hóa học, thời gian bảo quản của nhiều loại thuốc BVTV sinh học ngắn hơn thuốc BVTV hóa học”, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam, cho biết thêm.
Việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách và hài hòa sẽ tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giải pháp sử dụng thuốc BVTV đúng cách, hiệu quả
Từ những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học và sinh học thì nhiều chuyên gia chuyên ngành đã có những lời khuyên và gợi mở giải pháp để doanh nghiệp và nông dân có thể cân bằng trong việc sử dụng thuốc BVTV hóa học và sinh học một cách hài hòa nhằm đảm bảo chất lượng nông sản trong nước, cũng như thuận lợi xuất khẩu.
GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Trong phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng thì giải pháp hóa học được xem là giải pháp cuối cùng. Do đó, người dân cần ưu tiên trước về những biện pháp sinh học. Tuy nhiên, người dân phải tìm hiểu kỹ lưỡng những giải pháp nào thực sự có hiệu quả thì mới áp dụng chứ không nên thấy giải pháp sinh học nào cũng đưa về áp dụng, sẽ không mang lại hiệu quả, gây lãng phí.
Ngoài ra, cũng có nhiều lưu ý khác là khi sử dụng thuốc BVTV, nông dân cần dựa vào tình trạng sâu bệnh, điều kiện môi trường của từng vùng; đồng thời tùy loại cây trồng, loại sinh vật gây hại mà áp dụng thuốc BVTV một lần hoặc lớn hơn một lần trong vụ hay trong năm. Nhìn chung, số lần dùng thuốc BVTV càng ít càng tốt. Trong đó khuyến khích sử dụng luân chuyển các thuốc BVTV có cơ chế tác động khác nhau nhằm giảm thiểu khả năng hình thành tính kháng của sinh vật gây hại đối với thuốc BVTV. Mặt khác, trong thời gian tới, ngành thuốc BVTV Việt Nam cần phát triển việc sản xuất và sử dụng các dạng gia công thuốc BVTV tiên tiến như CS, ME, EW, SC, SE, SW, WG, dạng nano… Bên cạnh đó là thực hiện chọn phụ gia tốt để thay thế các dung môi hữu cơ độc hại bằng các dung môi có nhiều ưu điểm hơn, sử dụng các phụ gia có ở trong nước, phụ gia thân thiện môi trường.
Còn theo khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, để phát huy các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của thuốc BVTV, từ đó sử dụng thuốc BVTV hiệu quả tốt, an toàn đối với người, sinh vật có ích và môi trường, nông sản có chất lượng tốt, người dùng thuốc BVTV cần phải thực hiện nguyên tắc “4 đúng”, “5 nguyên tắc vàng” và sử dụng thuốc BVTV hài hòa. Trong đó, một số vấn đề lớn mà nông dân cần thực hiện tốt là sử dụng thuốc phải an toàn, không để trẻ em và người không liên quan đến gần nơi có thuốc; đọc hiểu và thực hiện đúng các hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, thực hiện đúng thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc để đảm bảo an toàn cho người tiêu thụ nông sản, không sử dụng thuốc bất hợp pháp như thuốc chưa đăng ký, không sử dụng thuốc hết hạn sử dụng, thuốc ghi bằng tiếng nước ngoài, hiểu các ký hiệu in trên nhãn thuốc; thực hiện thu gom bao bì thuốc sau sử dụng đem tiêu hủy tại nơi an toàn đúng quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường…
Bà Nguyễn Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, cho hay: Thực hiện theo khuyến cáo của Cục BVTV, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sinh vật gây hại cho cây trồng đạt hiệu quả, đặc biệt là tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Điển hình trên cây lúa, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân áp dụng quy trình canh tác tiên tiến như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ rầy nâu, hạn chế phun thuốc trừ sâu phổ rộng đối với lúa dưới 40 ngày sau sạ...
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, thông tin: Hiện cả nước có khoảng 400.000 nông dân, 15.000 đại lý sử dụng hiệu quả thuốc BVTV sinh học, xây dựng được 1.300 bể chứa thu hồi vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng. Ngoài ra, hiện cả nước có 8.000 mã số vùng trồng, hơn 1.500 mã số cơ sở đóng gói. Nếu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên, việc xuất khẩu càng trở nên thuận lợi. Do đó, để có thể phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các địa phương cần quan tâm, đầu tư mở rộng mô hình sản xuất giúp nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến gắn với phát triển và nhân rộng mô hình, giải pháp sinh học trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây trồng đạt hiệu quả và thân thiện môi trường.
HỮU PHƯỚC
05:32 08/05/2025
(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc
05:31 08/05/2025
(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.
05:16 08/05/2025
(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.
18:42 07/05/2025
(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
18:41 07/05/2025
(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.
07:32 06/05/2025
(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.
07:31 06/05/2025
(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.
07:28 06/05/2025
Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
09:49 05/05/2025
Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.
08:29 05/05/2025
(HG) - Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận thêm 3 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, gồm: xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy; xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.