Thứ Tư, ngày 08/02/2023 | 10:36
Việc trải qua nhiều khâu trong hệ thống phân phối đã đẩy giá cả nông sản lên cao, khiến người tiêu dùng phải trả chi phí cao mới mua được hàng. Vì vậy, kéo giảm chi phí trung gian được xem là cách vừa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân vừa để người dân mua được hàng hóa với giá hợp lý.
Cần giảm chi phí trung gian để nông dân hưởng lợi.
Giá chênh lệch
Là viên chức, cũng là nội trợ chính trong nhà nên chị Trần Thị Thu Trang, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, thường xuyên đi chợ, siêu thị mua thực phẩm về sử dụng. Chuyện giá cả cùng một mặt hàng có sự chênh lệch giữa tại vườn, chợ và siêu thị là điều mà chị và các bà nội trợ đều biết và chấp nhận được. Nhưng đôi khi chị cũng phải giật mình, vì mức chênh lệch quá cao.
Chị Trần Thị Thu Trang chia sẻ: “Cùng là rau, cải, trái cây, thịt, cá... của bà con nông dân mình nhưng nhiều khi bày bán ở một số cửa hàng, siêu thị giá cao hơn nhiều so giá bán của nhà vườn, thậm chí gấp đôi. Người bán nói là qua nhiều khâu trung gian, mối lái lên giá nên họ phải tăng theo. Kinh tế khó khăn, tôi thấy thiệt thòi là bà con nông dân với người tiêu dùng mình là nhiều khi giá cao như vậy”.
“Giá chợ - giá siêu thị” là khái niệm chúng ta thường được nghe các bà nội trợ nhắc đến khi nói về chuyện mua sắm hàng hóa, thực phẩm. Tất nhiên, chúng ta không bàn tới chuyện hàng nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất theo các tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe “tiền nào của nấy” mà đang nói đến chuyện cùng một mặt hàng nội địa, nhưng phải trải qua quá nhiều khâu trung gian khiến giá đến tay người tiêu dùng cao hơn so với giá thực tế. Bởi theo lý giải của nhiều đơn vị thu mua thì làm gì cũng phải có lời nhưng ở mức độ nào cũng phải hợp lý.
Thực tế cho thấy, một số hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa tiếp cận được hết yêu cầu về quy cách, tiêu chuẩn của thị trường do đó nên khi mua về phải xử lý một lần nữa vừa tốn nhân công, thời gian và thất thoát nên chi phí đội lên cao. Trong khi đó, HTX sẽ giải quyết được bài toán giảm giá thành khâu trung gian, giúp nâng cao lợi nhuận cho xã viên vừa giúp người tiêu thụ có giá tốt. Như tại HTX nông nghiệp, thương mại dịch vụ Thạnh Tiến, ở xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, đang có cách làm hay để giảm các chi phí trung gian không cần thiết, giúp người sản xuất và người tiêu thụ có mức giá hợp lý.
Theo ông Trần Văn Bá, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX thì chi phí của người nông dân hiện rất cao do chi phí vật tư nông nghiệp quá cao, do đó việc giảm chi phí rất khó. Do vậy, để giảm chi phí trung gian, HTX đã thực hiện giảm lượng phân bón, kết hợp lấy phân tận gốc, bán khóm tận ngọn.
Hiện HTX có 38 thành viên với hơn 75ha khóm. Có 6 thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Năm qua giá khóm ổn định từ 10.000-11.000 đồng/trái loại nhất, tăng từ 2.000-3.000 đồng/trái đã mang về doanh thu cho HTX hơn 1 tỉ đồng. Khóm trái sau khi thu hoạch được các doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương… hợp đồng bao tiêu. Ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP giúp nâng cao chất lượng trái khóm, đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu.
Ông Trần Văn Bá chia sẻ: “HTX bây giờ lấy phân bón trực tiếp từ nhà máy rồi giao cho xã viên, không có tính lãi, xã viên chỉ tốn tiền vận chuyển. HTX thu gom không bao giờ ép giá xã viên, mua tận gốc, bán tận ngọn thì giảm được khâu trung gian nhiều lắm. Giả tỉ giá khóm 10.000 đồng, nhưng cò mua chỉ 9.000 thôi, để nó giao bên kia 10.000, cò lấy 1.000 đồng một trái còn HTX mình lấy trực tiếp 10.000, không có kiểu qua trung gian kiểu đó”.
Tổ chức lại sản xuất
Theo các chuyên gia, cấp trung gian hưởng lợi quá nhiều, trong khi nông dân, nhà sản xuất chưa chắc đã lời nhiều và người tiêu dùng phải mua hàng giá đắt. Nhìn rộng ra, ĐBSCL mặc dù là trung tâm lớn trong sản xuất nông nghiệp của cả nước, nhưng chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản đang là nút thắt, cản trở sự tăng trưởng kinh tế của vùng, cần có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Thực tế là chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam chiếm 20-25%, gấp đôi Thái Lan. Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để giảm chi phí này, nhất là chuyện liên quan đến giá cả, từ giá đầu cho đến giá cuối qua khâu trung gian.
PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, nêu đề xuất: “ĐBSCL cần chú trọng, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng logistics đặc biệt là cơ sở hạ tầng lạnh bao gồm kho, bãi lạnh, phương tiện vận tải lạnh và các điều kiện từ kết nối tới vùng trồng để sản phẩm sau khi thu hoạch có thể đưa vào bảo quản lạnh, góp phần nâng cao giá trị của nông sản ĐBSCL nói riêng và nông sản Việt nói chung trên thị trường quốc tế. Tôi tin rằng với những chính sách phát triển và chú trọng vào logistics, đặc biệt logistics phục vụ cho hàng nông nghiệp sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam trên trường quốc tế”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, thiết bị để tạo ra được năng suất cao hơn trên nền tảng tổ chức lại sản xuất quy mô lớn. Trong đó, sự liên kết giữa người dân trong vùng nguyên liệu tạo ra hợp tác xã, tổ hợp tác để cùng sử dụng chung được công nghệ, thiết bị, máy móc từ cơ giới hóa để đạt được hiệu quả tối ưu hóa sản phẩm.
“Tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn, trên nền tảng tổ chức lại sẽ đưa những công nghệ, thiết bị, đưa thị trường vào trong một ngành hàng đó. Nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ sẽ giới hạn tác dụng của máy móc, thiết bị, công nghệ, bởi dù tạo ra được sản phẩm chất lượng, tối ưu hơn nhưng sản xuất nhỏ lẻ sẽ gặp phải bài toán thị trường. Do đó, một bên phải tạo ra được giá trị từ tối ưu hóa sản xuất, một bên tạo ra giá trị từ hợp tác từ bà con nông dân để quy lớn hơn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.
09:45 26/11/2024
(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,