Khởi sắc nông nghiệp số

Thứ Hai, ngày 20/05/2024 | 19:34

Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN&PTNT, thời gian qua, việc số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao giá trị kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp được các ngành có liên quan và người dân trong tỉnh quan tâm áp dụng tốt, từ đó bước đầu mang lại nhiều tín hiệu khởi sắc.

Nông dân Hậu Giang đã và đang ứng dụng mạnh mẽ thiết bị bay không người lái vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xác định sản xuất nông nghiệp sáng tạo dựa trên thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị và sản xuất cung ứng các sản phẩm nông nghiệp với hàng loạt các ưu thế về tối ưu tài nguyên, chi phí, công sức và mở rộng sản xuất. Do đó, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đã nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và trao đổi với nhiều công ty phần mềm về việc thực hiện chuyển đổi số cho lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, điểm nhấn là vào năm 2022, Sở NN&PTNT tỉnh đã ban hành kế hoạch về chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Kế hoạch không chỉ quan tâm chuyển đổi số trong công tác quản lý, mà còn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, từ đó chuyển giao, hướng dẫn, hỗ trợ tốt hơn cho nông dân tham gia chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Hiện nay, một trong những điểm dễ nhận thấy trong quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp Hậu Giang là việc ngành chức năng có liên quan từ tỉnh đến cơ sở và người dân thực hiện nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Cụ thể là ứng dụng máy bay không người lái để gieo sạ và phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; ứng dụng công nghệ tưới tự động, tiết kiệm nước, điều khiển tự động; ứng dụng phần mềm họp trực tuyến, hội thảo trực tuyến Zoom, Google Meet trong hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; xây dựng và phát triển phần mềm truy xuất nguồn gốc “Nông sản Hậu Giang” để giúp nông dân ghi chép nhật ký sản xuất và hỗ trợ in tem truy xuất QR-Code. Tem truy xuất nguồn gốc này đã được một số cơ sở sản xuất, hợp tác xã dán cho sản phẩm chứng nhận OCOP của mình...

Ông Nguyễn Văn Mãn, hộ có 1,6ha chanh không hạt và chôm chôm ở ấp Sơn Phú 1, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, thông tin: “Hiện tại, tôi cùng nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái nơi đây đã ứng dụng hệ thống tưới nước tự động cho vườn cây ăn trái của gia đình nhằm giảm công lao động và tiết kiệm chi phí. Bởi theo tính toán, với riêng 1,6ha vườn cây ăn trái của gia đình tôi thì lúc trước phải mướn 4-5 người tưới nước gần một ngày mới xong, nhưng khi gắn hệ thống tưới nước tự động khắp vườn thì tôi chỉ cần mở máy điện thoại thông minh của mình có kết nối với hệ thống tưới nước tự động, sau đó mở chương trình điều khiển từ xa và ấn nút sau 15-20 phút là vườn cây ăn trái của tôi được tưới nước xong, chi phí trả tiền điện không đáng kể và không phải mất công sức nên nhà vườn rất khỏe”.

Cùng chia sẻ về những lợi ích khi ứng dụng công nghệ số vào canh tác nông nghiệp, ông Trần Ngọc Tần, ở ấp Trường Lợi A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Nhiều vụ lúa qua, khi có thiết bị bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp thì việc canh tác lúa của nông dân không chỉ khỏe hơn rất nhiều so với trước đây mà còn mang lại nhiều lợi ích tích cực. Đó là nếu phun thuốc theo truyền thống thì 1ha, một người phải mất khoảng 3-4 giờ phun, còn với thiết bị bay thì chỉ mất 7-8 phút là xong. Mặt khác, quá trình phun thuốc không giẫm đạp lúa, hạn chế tiếp xúc với thuốc, lượng nước sử dụng ít nên bảo vệ tốt môi trường, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường. Tôi thấy, không chỉ nông dân làm lúa mà hiện có không ít nhà vườn trồng cây ăn trái trên địa bàn tỉnh cũng áp dụng thiết bị bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật”.

Ngoài các hoạt động trên thì một điểm ghi nhận khác là việc ứng dụng công nghệ số trong kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trong đó, thông qua phần mềm trực tuyến Zoom, ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tổ chức cho nông dân, hợp tác xã trong tỉnh tham gia nhiều buổi diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản do Tổ Công tác 970 của Bộ NN&PTNT tổ chức kết nối với các doanh nghiệp và hợp tác xã trong cả nước.

Bên cạnh đó, các ngành có liên quan của Sở NN&PTNT tỉnh còn triển khai ứng dụng có hiệu quả nhiều thiết bị công nghệ thông tin cho lĩnh vực mình quản lý. Điển hình là ứng dụng phần mềm QGis của Tổng cục lâm nghiệp dùng để theo dõi, cập nhật diễn biến rừng hàng tháng, quý, năm; khai thác số liệu quan trắc có hiệu quả 10 trạm đo mặn và 10 trạm đo mưa tự động nhằm đánh giá tình hình xâm nhập mặn và lượng mưa vào từng thời điểm cụ thể trên địa bàn tỉnh; ứng dụng phần mềm PPDMS trong công tác báo cáo về điều tra, phát hiện sinh vật gây hại trên cây trồng…

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và ngày càng đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm có liên quan đến việc thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp. Cụ thể là tiếp tục xây dựng các ứng dụng chuyển đổi số về phần mềm quản lý chứa các dữ liệu quản lý nông nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nuôi động vật hoang dã, quản lý công trình thủy lợi; hoàn thiện và vận hành thử phần mềm báo cáo chuyên ngành nông nghiệp; xây dựng các thiết bị thông minh về nâng cấp các trạm đo chất lượng nguồn nước, lắp đặt mới các bẫy đèn thông minh, hệ thống camera giám sát an toàn thực phẩm; xây dựng một số mô hình nông nghiệp thông minh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi... Tin rằng, với sự quyết tâm của toàn ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh thì việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp trong thời gian tới sẽ mang lại nhiều tín hiệu khởi sắc hơn nữa cho người dân.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

07:47 23/04/2025

(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.

Nâng cao nhận thức và hành động về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

07:47 23/04/2025

(HG) - Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy

Quan tâm chăm sóc lúa Hè thu

05:29 23/04/2025

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt như hiện nay, đồng thời kèm theo xuất hiện một số sinh vật gây hại trên đồng ruộng; do đó, để cây lúa phát triển tốt theo từng giai đoạn sinh trưởng, hiện nông dân tại nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực chăm sóc vụ lúa Hè thu.

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu thực hiện thêm 12.000ha lúa chất lượng cao

07:47 16/04/2025

(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,

Nông dân làm lúa nhẹ công, tăng lợi nhuận

07:35 16/04/2025

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.

Phòng trừ ốc bươu vàng và chuột gây hại lúa Hè thu

07:28 11/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.

Giá bắp nếp tăng

05:38 10/04/2025

(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.

Hậu Giang xuất hiện đợt nắng nóng, thiếu nước cục bộ

07:10 09/04/2025

(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chiếm không quá 1% diện tích

18:30 08/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khởi tố đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy

21:21 23/04/2025

(HGO) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy xảy ra tại ấp Mỹ Thuận 2, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp.

300 cán bộ, hội viên trình diễn áo dài, áo bà ba và đồng diễn dân vũ chào mừng sự kiện lớn của đất nước

20:57 23/04/2025

(HGO) – Tối 23-4, tại Quảng trường UBND huyện Châu Thành A đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ kết hợp trình diễn áo dài, áo bà ba và đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một chiếc nệm mới có thể thay đổi chất lượng cuộc sống thế nào?

16:36 23/04/2025

Một thay đổi nhỏ cho giấc ngủ, một bước tiến lớn cho chất lượng cuộc sống đến từ chiếc nệm bạn sử dụng mỗi ngày.

Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bồi thường cho dân có lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

16:32 23/04/2025

(HG) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu Bộ Xây dựng chủ động triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn rò rỉ từ cao tốc gây ảnh hưởng tới lúa và cây trồng của Nhân dân; chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân theo quy định.