Thứ Ba, ngày 06/07/2021 | 07:12
Để ngày càng thay đổi bức tranh nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; từ đầu năm đến nay, huyện Vị Thủy tiếp tục triển khai nhiều phần việc trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Người dân nông thôn huyện Vị Thủy tích cực xây dựng cảnh quan dọc các tuyến đường.
Nâng chất cơ sở hạ tầng và cảnh quan
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM là từ đầu năm đến nay, Huyện ủy và UBND huyện Vị Thủy đã quan tâm chỉ đạo các địa phương trong huyện xây dựng kế hoạch và triển khai nâng chất các tiêu chí có liên quan về cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là tiêu chí về giao thông nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại và giao thương hàng hóa cho người dân, cũng như phục vụ nhiều lợi ích khác. Quán triệt tinh thần trên, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã Vị Thắng đã xem xét và phối hợp với các ngành liên quan của huyện tiến hành đầu tư, nâng chất tuyến lộ giao thông nối liền ấp 6 và ấp 7 theo nhu cầu bức xúc của người dân, cũng như góp phần giúp xã hoàn thiện hơn tiêu chí giao thông trong xây dựng xã NTM nâng cao. Tuyến lộ có chiều dài 5,6km, hiện đơn vị thi công đã đắp taluy, bơm cát nền hạ và xe lu đang san phẳng mặt lộ để chuẩn bị lên đá. Cũng trên tuyến lộ này, cây cầu Giải Phóng cũng được bắc mới khang trang.
Vui mừng khi con lộ trước nhà đang được đầu tư mới, ông Trần Văn Khiêm, hộ dân ở ấp 6, xã Vị Thắng, chia sẻ: “Con lộ trước đây do được đầu tư nhiều năm nên đã xuống cấp và xuất hiện nhiều ổ “gà” nên việc đi lại tương đối khó khăn. Ngoài ra, mặt lộ thấp nên vào mùa lũ, nước dưới sông thường tràn qua mặt lộ gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc bơm tát để bảo vệ diện tích lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái và nuôi thủy sản. Gần đây nhất là trong đợt lũ năm vừa rồi, nhiều đoạn lộ bị ngập sâu trong nước, làm cho việc đi lại càng trở nên khó khăn. Thế nhưng, lần này con lộ được đầu tư mới cao ráo, khang trang nên sẽ khắc phục được những mặt trở ngại trên, từ đó bà con nơi đây đang rất phấn khởi”.
Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia huyện Vị Thủy, lồng ghép với Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong huyện đã tổ chức nhiều đợt cao điểm thực hiện công tác duy tu, sửa chữa và làm mới được hơn 16,6km đường giao thông nông thôn do xã, thị trấn quản lý, qua đây góp phần quan trọng trong việc đảm bảo giao thông thuận tiện phục vụ nhu cầu cho người dân. Ngoài ra, các địa phương trong huyện Vị Thủy còn triển khai nâng cấp, sửa chữa được 10 cống và nạo vét 26 tuyến kênh thủy lợi nội đồng nhằm giúp người dân sản xuất nông nghiệp được tốt hơn, nhất là chủ động nguồn nước tưới tiêu.
Ông Nguyễn Phú Quới, hộ có hơn 2ha lúa ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Tuyến kênh Trà Sắt, Trường Học và Kênh Ngang bao quanh cánh đồng nơi đây thường xuyên được nạo vét để khơi thông dòng chảy. Nhờ vậy, giúp cho việc tháo chua, rửa phèn được tốt hơn, cũng như chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất vào mọi thời điểm. Từ đó, năng suất lúa của bà con nơi đây luôn trúng mùa, trong đó riêng vụ lúa Đông xuân đạt hơn 1,1 tấn/công (1.300m2). Không chỉ thế, khi kênh nội đồng được nạo vét sâu, rộng, còn giúp cho việc vận chuyển lúa được dễ dàng, ghe có trọng tải lớn của thương lái vào được tận ruộng để cân lúa cho bà con nên nông dân không bị ép giá”.
Cũng liên quan đến xã Vĩnh Thuận Tây, để giúp xã hoàn thành tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa và cũng là điều kiện để Vĩnh Thuận Tây sớm trở thành xã NTM trong năm nay theo kế hoạch đề ra thì từ đầu năm đến nay, ngành chức năng của xã đã tổ chức khảo sát, quy hoạch, thu hồi đất và tiến hành khởi công xây dựng các thiết chế văn hóa xã và nhà văn hóa các ấp; đồng thời củng cố, nâng chất danh hiệu chợ văn minh đối với chợ Vịnh Chèo.
Bên cạnh đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì việc xây dựng cảnh quan môi trường cũng được ngành chức năng huyện Vị Thủy đặc biệt quan tâm. Theo đó, từ đầu năm đến nay, Ban Phát triển các ấp trong huyện đã thường xuyên vận động từng hộ dân quét dọn vệ sinh từ trong nhà ra ngoài ngõ, sân nhà và mặt đường trước nhà; cũng như thu gom, xử lý rác thải đúng quy định nhằm góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời thực hiện cải tạo vườn tạp, trồng hoa kiểng hai bên lề lộ để tạo cảnh quan môi trường nông thôn luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân trong huyện Vị Thủy rất hăng say thực hiện những phần việc trên.
Đang cắt tỉa hàng rào cây xanh trước nhà, bà Nguyễn Thị Mười, ở ấp 6, xã Vĩnh Trung, thông tin: “Để có được hàng rào cây xanh đẹp và bắt mắt như thế này, gia đình tôi đã chăm sóc hơn 4 năm qua. Trồng hoa và làm hàng cây xanh trước nhà không chỉ là niềm đam mê, mà còn tạo dấu ấn cho đường quê xóm ấp. Từ một vài hộ trồng ban đầu như tôi, nhưng khi thấy đẹp thì bà con nơi đây dần làm theo và giờ đã có được con đường hoa, cây xanh rất đẹp, luôn tạo ấn tượng cho bất cứ ai khi đi qua tuyến ấp này”.
Đầu tư phát triển sản xuất
Nhằm không ngừng nâng cao nguồn thu nhập và giảm nghèo hiệu quả trong xây dựng NTM, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng có liên quan và các địa phương trong huyện Vị Thủy đã triển khai nhiều chương trình, dự án cho lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhất là trên cây trồng chủ lực là lúa. Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho hay: Ngành nông nghiệp huyện đang xây dựng mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Vị Thủy và xã Vị Bình. Đồng thời tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo quy trình sạch và bền vững, trong đó phấn đấu nâng chất sản phẩm OCOP “Gạo sạch Vị Thủy” từ 4 sao lên 5 sao trong năm nay. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện cũng đang xây dựng mô hình sản xuất lúa theo chuỗi giá trị nhằm giúp cho người dân sản xuất, liên kết chặt chẽ và bền vững hơn với doanh nghiệp; từ đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh cây lúa, ngành nông nghiệp và các địa phương của huyện Vị Thủy còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Hiện nông dân trong huyện đã hình thành và nhân rộng được nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả, trong đó có thể kể đến như: mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo, nuôi lươn không bùn, nuôi cá ruộng, sản xuất rau màu an toàn... Cụ thể, hiện toàn huyện Vị Thủy có 285 mô hình sản xuất cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên; trong đó có 173 mô hình cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm, 101 mô hình cho thu nhập từ 101-150 triệu đồng/năm và 11 mô hình có thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Mặt khác, ngành chức năng của huyện còn quan tâm củng cố, nâng chất và phát triển mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn huyện. Toàn huyện Vị Thủy hiện có 22 hợp tác xã nông nghiệp, 34 tổ hợp tác, 22 câu lạc bộ khuyến nông và tổ sản xuất lúa giống hoạt động có hiệu quả.
Từ việc triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp trong sản xuất, đến nay huyện Vị Thủy có 5 xã có mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm, gồm: xã Vị Thanh, Vị Thắng, Vị Thủy, Vĩnh Thuận Tây và Vị Trung; tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện hiện chỉ còn 2,94% (tương đương 721 hộ).
Ông Trương Trần Trọng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, cho biết: Từ đầu năm đến nay, tuy phải đối mặt với không ít khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh nhất là dịch Covid-19, nhưng các ngành và địa phương trong huyện vẫn cố gắng triển khai thực hiện nhiều công việc trọng tâm trong xây dựng NTM, từ đó góp phần mang lại đời sống kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng được nâng lên theo hướng tích cực. Thời gian tới, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia của huyện tiếp tục chỉ đạo các xã trên địa bàn không ngừng củng cố, nâng chất các tiêu chí NTM theo kế hoạch đề ra, trong đó trọng tâm là xã Vĩnh Thuận Tây hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Các xã còn lại phấn đấu đạt từ 14/19 tiêu chí NTM trở lên, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong xây dựng NTM, góp phần xây dựng đạt và giữ vững các tiêu chí không cần sự đầu tư nhiều từ ngân sách nhà nước như: thu nhập, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm...
Đến thời điểm này, huyện Vị Thủy có 4/9 xã đạt chuẩn NTM, riêng xã Vĩnh Thuận Tây đạt 17/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 10 - 14/19 tiêu chí. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
06:00 28/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhiều hoạt động tại Lễ giỗ lần thứ 95 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; Cửu đỉnh Hoàng cung Huế được UNESCO công nhận di sản tư liệu; Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen; Phát triển hệ thống mới có thể thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.