Thứ Ba, ngày 08/10/2024 | 08:05
Quản lý chất lượng thủy sản được xác định là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản được tỉnh ta đặc biệt quan tâm.
Người dân ngày càng chú trọng việc sản xuất theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng thủy sản.
Để quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu, HTX Kỳ Như, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã tự áp dụng quy trình chăn nuôi trên diện tích 3ha của HTX, ngoài ra còn liên kết với các hộ nuôi trong vùng sản xuất theo chuỗi giá trị với diện tích 12ha. Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, cho biết: “Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng thủy sản để đảm bảo an toàn là rất khó, vì còn nhiều hộ dân chưa ý thức được sự nguy hiểm khi sử dụng chất cấm. Tình trạng nông dân ở một số địa phương dùng những kháng sinh cấm bừa bãi trong nuôi trồng thủy sản là vẫn còn. Vì vậy, để an tâm và đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, tôi và các hộ dân xung quanh đều áp dụng quy trình sản xuất riêng, an toàn, phù hợp sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, ngành chức năng cần có biện pháp khuyến cáo bà con mình nên có ý thức về tác hại của việc sử dụng thuốc cấm, nhằm giúp giữ được nguồn nước sạch, bảo đảm nuôi trồng hiệu quả và chất lượng để đáp ứng thị trường xuất khẩu”.
Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, tổng diện tích chăn nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 12.900ha, tập trung nhiều nhất ở Phụng Hiệp với gần 5.800ha, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 76.200 tấn. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan, công tác quản lý an toàn thủy sản trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm ngặt và có hiệu quả. Việc thông tin, tuyên truyền; thanh, kiểm tra, lấy mẫu giám sát thực phẩm được thực hiện liên tục, thường xuyên.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản, một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được ngành nông nghiệp và các địa phương chú trọng thực hiện là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản. Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng, buôn bán các chất cấm, các hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; các hành vi vận chuyển thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai lấy mẫu giám sát với tổng số 47 mẫu thủy sản. Từ đầu năm tới giờ chưa có mẫu thủy sản có dư lượng kháng sinh, hóa chất vượt mức cho phép.
Theo Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh, các biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng thủy sản từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến và tiêu thụ được kiểm soát theo Thông tư 17, Thông tư 38 và Thông tư 32 về việc cơ sở phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được hoạt động. Riêng khâu tiêu thụ, các cơ sở đạt các tiêu chí trên và các sản phẩm sơ chế, chế biến khi bán ra thị trường phải công bố sản phẩm, nhãn mác đầy đủ mới được đưa ra thị trường bán cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thủy sản cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn về các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, cũng như thường xuyên lấy mẫu giám sát dư lượng vùng nuôi tập trung, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn,… cũng như liên tục kiểm tra các cửa hàng bán thức ăn thủy sản trên địa bàn và các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
“Việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý từ khâu nuôi trồng đến chế biến, nhằm đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững ngành thủy sản đã giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao uy tín, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên cạnh đó, giúp giữ vững uy tín thương hiệu cho sản phẩm thủy sản của Hậu Giang”, ông Đức thông tin thêm.
MAI THANH
08:14 17/03/2025
(HG) - Hiện nay, địa bàn thành phố Ngã Bảy có tổng diện tích vườn cây ăn trái 5.433ha. Trong 2 tháng đầu năm nay, nông dân đã chuyển đổi được 9ha cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, trong đó sầu riêng 3ha, chanh không hạt 2ha, mít siêu sớm 4ha. Ước tổng sản lượng trái cây thu hoạch trong hai tháng đầu năm nay hơn 36.147 tấn.
05:51 17/03/2025
Thực tế cho thấy, dù đã được gắn sao OCOP, nhưng nhiều sản phẩm vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường. Cho nên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh.
05:50 17/03/2025
Với diện tích sản xuất khoảng 1,49 triệu héc-ta, sản lượng ước hơn 10,7 triệu tấn, hiện các tỉnh thành ở ĐBSCL vào cao điểm thu hoạch lúa Đông xuân, thế nhưng giá lúa thấp đã khiến nông dân kém vui, bởi lợi nhuận giảm mạnh so cùng kỳ năm ngoái.
08:30 14/03/2025
(HG) - Niên vụ mía 2024-2025, hiện nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 3.100ha, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.
08:08 13/03/2025
Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được nhiều nông hộ ở các địa phương trong tỉnh thực hiện theo phương thức sản xuất xen canh cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, lấy ngắn nuôi dài góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
08:04 13/03/2025
(HG) - Nếu cách đây khoảng 2 tháng giá nấm rơm được thương lái thu mua trong dân ở mức 80.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 60.000 đồng/kg, loại nấm tròn, tốt, còn nấm dù giá khoảng 35.000 đồng/kg. Trong khi giá bán tại chợ thời điểm này cũng ở mức từ 70.000-80.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá nấm rơm đợt này giảm do nguồn cung tăng nhưng nhu cầu tiêu thụ giảm.
05:40 13/03/2025
Hiện các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào cao điểm của những tháng mùa khô nên cũng là lúc tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt; do đó, ngành chức năng và người dân đang tập trung ứng phó nhằm tránh thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống do xâm nhập mặn gây ra.
07:46 12/03/2025
(HG) - Sáng ngày 11-3, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Vị Thủy phối hợp với Công ty Cổ phần Đại Thành tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm sản xuất giống lúa lai GS999.
08:17 11/03/2025
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô đang diễn ra gay gắt nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo an toàn cho cây trồng, người dân đã có những biện pháp chủ động ứng phó hiệu quả.
05:38 11/03/2025
Giá lúa liên tục giảm tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến nông dân lo lắng. Tìm giải pháp đầu ra cho lúa gạo được ngành chức năng của Trung ương, địa phương và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
08:20 17/03/2025
(HG) - Trường Chính trị vừa tổ chức hội thảo khoa học chủ đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế, sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hậu Giang sau khi chạy mô hình”.
08:18 17/03/2025
Bệnh án điện tử là một bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số ngành y tế tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ.
08:16 17/03/2025
Trong Tháng Thanh niên, Thành đoàn Ngã Bảy triển khai nhiều công trình, phần việc, hoạt động góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
08:14 17/03/2025
Thời gian gần đây, chỉ vì những mâu thuẫn, tranh chấp trong cuộc sống mà nhiều người đã bất chấp quy định pháp luật có hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh.