Thứ Năm, ngày 13/06/2024 | 07:00
Nhằm giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đang làm quen và đặt nhiều kỳ vọng với mô hình canh tác lúa theo phương pháp ướt - khô xen kẽ (AWD).
Mặt ruộng được cải tạo bằng phẳng, kết hợp với ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho ông La Văn Hành áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ ở vụ lúa Thu đông năm nay.
Mới đây, tại cánh đồng rộng 18ha của nông dân La Văn Hành, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, dưới sự chứng kiến của ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và người dân; thiết bị bay không người lái tiến hành gieo sạ theo quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ. Mô hình do 4 doanh nghiệp “bắt tay” hướng dẫn nông dân thực hiện. Đây là giải pháp liên kết sản xuất theo quy trình trồng lúa khép kín từ cung cấp vật tư đầu vào, đến giải pháp kỹ thuật, phương pháp quan trắc, đo đạc, báo cáo lượng khí phát thải; trong đó, Công ty Cổ phần Net Zero Carbon là đơn vị chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý chung toàn mô hình.
Ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, thông tin: Quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ đã được triển khai thành công tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình tiếp tục được mở rộng tại một số địa phương vùng ĐBSCL như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang… Với mong muốn tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất cho nông dân, mô hình tại tỉnh Đồng Tháp đã cho thấy được điều đó khi vừa hoàn thành thu hoạch với kết quả khả quan. Cụ thể, năng suất lúa trong mô hình đạt 8,8 tấn/ha, trong khi đó ruộng đối chứng đạt trên 7 tấn/ha và những cánh đồng trong khu vực chỉ đạt khoảng 6 tấn/ha.
Cũng theo ông Tiến, ngoài năng suất khả quan thì quy trình AWD còn giúp bà con giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khoảng 30%, giảm lượng phân bón hóa học khoảng 10%. Hạt lúa sạch, xanh hơn, tăng năng suất, giảm phát thải và tăng cường sức khỏe cho người trồng lúa. Do là quy trình canh tác còn khá mới trong nông dân, để bà con an tâm thực hiện, Net Zero Carbon thực hiện chính sách “bù đắp” nếu sản lượng lúa từ mô hình thấp hơn so với bình quân của huyện.
Với sự tham gia liên kết của 4 doanh nghiệp cùng hợp tác hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình nên mỗi doanh nghiệp đều có chức năng riêng để giúp người dân sản xuất đạt hiệu quả như mục tiêu mà mô hình đề ra. Cụ thể, nông dân được hỗ trợ giải pháp canh tác theo hình thức ướt - khô xen kẽ; được cung cấp phân bón thông minh và đây là một giải pháp giảm chi phí đầu vào, giúp lúa chắc khỏe, ít sâu bệnh; nông dân được hỗ trợ quan trắc, đo đạc, đánh giá và báo cáo thẩm định lượng phát thải khí nhà kính từ cây lúa, đồng thời doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận hành hệ thống vệ tinh để theo dõi và chụp ảnh toàn bộ quá trình phát triển của ruộng lúa. Sau khi kết thúc mùa vụ, từ những dữ liệu thu thập được, đơn vị doanh nghiệp có liên quan sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra mức giảm phát thải và phát hành báo cáo.
Khi được tiếp cận với phương pháp canh tác mới, ông La Văn Hành, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Trước đây, tôi đã từng áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ, tuy nhiên chưa nghiêm ngặt. Hiện nay, sản xuất lúa rất phát triển với công nghệ sạ cụm bón phân vùi, sạ bằng thiết bị bay không người lái hay sử dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ, sinh học; còn mặt ruộng được cải tạo bằng phẳng, từ đó giúp bà con có điều kiện áp dụng những mô hình mới hiệu quả vào sản xuất, trong đó điển hình là mô hình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ mà tôi phối hợp cùng một số công ty thực hiện trong vụ lúa Thu đông này. Với những thông tin mà các công ty đã triển khai ngay từ đầu vụ thì tôi kỳ vọng mô hình sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhất là giảm chi phí để có thêm lợi nhuận”.
Cùng chia sẻ về mô hình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ, ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cho hay: “Sau khi làm việc với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, trong vụ lúa Hè thu này, HTX đã thực hiện thí điểm 5ha sản xuất theo mô hình ướt - khô xen kẽ. Hiện tại, trà lúa trong mô hình đã trên 60 ngày tuổi, phát triển tốt hơn so với ruộng canh tác theo truyền thống. Đặc biệt, khi canh tác theo quy trình ướt - khô xen kẽ, rễ cây lúa phát triển rất sâu trong đất nên cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, từ đó nông dân hạn chế bón phân và thuốc bảo vệ thực vật vì cây lúa khỏe, ít sâu bệnh. Ước tính sơ bộ, canh tác lúa theo mô hình ướt - khô xen kẽ sẽ giảm ít nhất 20% chi phí so với canh tác truyền thống”.
Quy trình canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ có tổng thời gian giữ ruộng ướt là 47 ngày và 53 ngày khô. Trong đó, nông dân chia thành 4 lần lấy nước vào ruộng và 5 lần xả nước ra. Ở giai đoạn từ 85 ngày sau sạ, bà con xả nước khô tự nhiên, xiết nước 10-14 ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, nâng cao phẩm chất gạo và thuận lợi cho việc sử dụng máy móc khi thu hoạch. Theo đánh giá của kỹ sư hướng dẫn mô hình thì lượng khí phát thải ra môi trường bị ảnh hưởng bởi thời gian khô ướt trên ruộng. Nếu quá trình canh tác, thời gian khô kéo dài, lượng khí phát thải sẽ thấp hơn. Trong quá trình thực hiện mô hình, các doanh nghiệp có tham gia sẽ hỗ trợ người dân quan trắc, đo đạc, đánh giá và báo cáo thẩm định lượng giảm phát thải khí nhà kính từ cây lúa; đồng thời chịu trách nhiệm vận hành hệ thống vệ tinh để theo dõi và chụp ảnh toàn bộ quá trình phát triển của ruộng lúa.
“Việc canh tác đúng theo quy trình ướt - khô xen kẽ, đồng thời kết hợp với bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo sẽ giúp bà con có thể giảm được lượng phát thải từ 3,5-4 tấn/ha/vụ lúa. Qua đây, khi kết thúc vụ sản xuất lúa, ngoài bán hạt lúa chất lượng cao thì nông dân còn có nguồn thu nhập hấp dẫn khác từ việc bán tín chỉ carbon nhờ canh tác giảm phát thải khí nhà kính. Với hướng đi này, đơn vị mong muốn có điều kiện được tham gia một phần vào Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” mà Bộ NN&PTNT đang triển khai”, ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon, thông tin thêm.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
08:46 15/11/2024
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.