Làm nông thời hiện đại

Chủ Nhật, ngày 11/02/2024 | 09:00

Sau 20 năm thành lập, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có sự vươn mình mạnh mẽ để bắt kịp nhu cầu thời đại và tạo ra sản phẩm đáp ứng người tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan (bìa trái hàng đầu), đánh giá cao việc thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng chất lượng cao của nông dân Hậu Giang, góp phần tạo dựng thương hiệu cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Những cánh đồng không dấu chân

Đầu tháng Chạp, nhiều đồng lúa xanh mơn mởn đang bước vào giai đoạn làm đòng đến trổ. Ông Nguyễn Văn Em, ở ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, đang rảo quanh ruộng nhà mình tự tin chia sẻ rằng trước đây việc thực hiện cánh đồng không dấu chân thì khó, chứ bây giờ thì vấn đề này hoàn toàn có thể làm được.

Trực tiếp đi thăm đồng cùng nông dân, ông Trần Văn Huyến (bìa trái), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Đồng Văn Thanh (thứ 2 từ trái sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nghe người dân chia sẻ về sự đổi thay trong canh tác lúa hiện nay.

“Minh chứng là ngay trong vụ lúa Đông xuân này, tôi và một số nông dân tại cánh đồng nơi đây được ngành nông nghiệp tỉnh chọn thực hiện thí điểm mô hình canh tác lúa thông minh (diện tích 8ha) theo Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh. Trong suốt quá trình thực hiện mô hình thì từ khâu gieo sạ (sử dụng máy cấy kết hợp bón vùi phân một lần) đến thu hoạch sắp tới đều được áp dụng bằng cơ giới hóa, nông dân chỉ đứng trên bờ nhìn chứ không phải lội xuống ruộng làm như trước nữa. Nhờ khoa học công nghệ mà giờ làm ruộng khỏe thật”, ông Em chia sẻ thêm.

Nông dân Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để hình thành cánh đồng lúa không dấu chân.

Để ngày càng nâng cao tỷ lệ người dân ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu trong canh tác lúa nhằm tạo ra cánh đồng không dấu chân dưới ruộng; góp phần nâng cao chất lượng hạt lúa gạo và giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, trong năm 2023, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ người dân mua sắm trang thiết bị về máy cấy, thiết bị bay không người lái dùng để phun thuốc bảo vệ thực vật và gieo sạ…

Ngồi nhâm nhi ly trà nóng trong cái nắng pha chút gió xuân, ông Hà Minh Triều, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Phước Trung, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, khoe là trước khi xuống giống vụ lúa Đông xuân năm nay, HTX được Nhà nước hỗ trợ 50% vốn để mua chiếc máy bay không người lái về phục vụ nhu cầu phun thuốc trên đồng ruộng cho bà con xã viên và những hộ xung quanh. Từ khi có chiếc máy này, công việc phun thuốc bảo vệ thực vật của người dân đã không còn là gánh nặng trước tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn như hiện nay.

“Có thể thấy, việc phun thuốc cho ruộng lúa bằng máy bay không người lái vừa nhanh, hiệu quả, tiết kiệm mà lại an toàn. Mặt khác, nông dân không phải trực tiếp tiếp xúc với thuốc, đồng thời lượng nước phun bằng máy bay không người lái rất hạn chế so với cách phun truyền thống, từ đó bảo vệ môi trường sống trong lành. Đặc biệt, khi phun thuốc, bón phân bằng thiết bị bay thì không có dấu chân nông dân lội dưới ruộng nên cây lúa không bị ảnh hưởng, từ đó có thể tăng thêm năng suất khoảng 100kg lúa/ha khi thu hoạch”.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Hiện tại, tỉnh đã hình thành được các tổ, nhóm dịch vụ cộng đồng chuyên cung cấp các dịch vụ và phục vụ nhu cầu về sử dụng cơ giới hóa cho sản xuất lúa của người dân. Tới đây, ngành sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai có hiệu quả cách làm “cánh đồng lúa không dấu chân” để giúp người dân làm ruộng nhưng chẳng khi nào chân lấm tay bùn, mà thay vào đó là tận dụng tối đa máy móc, thiết bị thông minh vào sản xuất.

Cuộc cách mạng về giống, kỹ thuật sản xuất

Ngoài sự đổi thay về cơ giới hóa trên cánh đồng lúa thì điểm nhấn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Hậu Giang trong 20 năm qua là việc nông dân thay đổi tư duy mạnh mẽ về việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm và thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, điểm nổi bật đầu tiên là nông dân Hậu Giang đã chuyển dịch cơ cấu giống lúa từ nhóm chất lượng thấp sang các giống lúa chất lượng cao nhằm phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đặc biệt, hiện Hậu Giang đã xây dựng vùng lúa chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm, hàng năm diện tích liên kết tiêu thụ đạt trên 25.000ha. Năng suất lúa bình quân của tỉnh trong gần 10 năm qua tăng từ 5,8 tấn/ha (năm 2014) lên 6,67 tấn/ha (năm 2023) và hiện tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh đạt gần 180.000ha/năm. Bước tiến tiếp theo trong ngành hàng lúa gạo của tỉnh trong thời gian tới là tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ triển khai khoảng 28.000ha lúa chất lượng cao; đến năm 2030 sẽ tăng lên 46.000ha theo mục tiêu Đề án phát triển 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.

Bên cạnh cây lúa, nông dân Hậu Giang đã và đang thực hiện tốt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp nên nhiều lĩnh vực cây trồng, vật nuôi đang tạo đột phá mạnh mẽ về diện tích, sản lượng, đặc biệt là áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác. Trong đó, nhiều diện tích từ cây chanh không hạt, bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, mít,… được nông dân trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đủ điều kiện xuất ngoại.

Ông Nguyễn Văn Mãn, có 1,6ha chanh không hạt và chôm chôm ở ấp Sơn Phú 1, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, phấn khởi cho biết: “Ngoài áp dụng khoa học kỹ thuật trên cây ăn trái thì tôi cùng nhiều bà con nơi đây còn ứng dụng hệ thống tưới nước tự động cho vườn cây của gia đình nhằm giảm công lao động và tiết kiệm chi phí. Nhờ vườn chanh không hạt và chôm chôm luôn đạt năng suất cao, từ đó tạo được nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”.

Ngoài cây ăn trái thì nhiều diện tích rau màu của tỉnh được nông dân trồng trong nhà màng khép kín gắn với hệ thống tưới nước nhỏ giọt và trồng rau màu theo mô hình thủy canh sinh thái. Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển ổn định theo nhu cầu thị trường; còn thủy sản, nông dân Hậu Giang tập trung vào một số loài đặc trưng như: cá thát lát, cá tra, lươn đồng, ba ba…

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho hay: Thời gian qua, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số với công nghệ 4.0 và các thiết bị canh tác hiện đại trên địa bàn tỉnh đã giúp giảm nhân công lao động, chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hậu Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hiện đại, giúp nông dân phát triển kinh tế và có trách nhiệm với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thực hiện chương trình sản xuất lúa an toàn, chất lượng cao, hiện toàn tỉnh có 1.059ha lúa đạt chứng nhận VietGAP, sản lượng gần 16.500 tấn/năm, diện tích đạt chuẩn GlobalGAP là 180ha, sản lượng là 800 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh có 7 mã số vùng trồng trên cây lúa, với diện tích 282ha, sản lượng đạt hơn 3.600 tấn/năm.

 

HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu thực hiện thêm 12.000ha lúa chất lượng cao

07:47 16/04/2025

(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,

Nông dân làm lúa nhẹ công, tăng lợi nhuận

07:35 16/04/2025

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.

Phòng trừ ốc bươu vàng và chuột gây hại lúa Hè thu

07:28 11/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.

Giá bắp nếp tăng

05:38 10/04/2025

(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.

Hậu Giang xuất hiện đợt nắng nóng, thiếu nước cục bộ

07:10 09/04/2025

(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chiếm không quá 1% diện tích

18:30 08/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

18:30 08/04/2025

(HG) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Nâng cao hiệu quả từ liên kết sản xuất

07:39 08/04/2025

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:40 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Long Mỹ: Kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn

07:35 19/04/2025

(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).

Tưng bừng Liên hoan nghệ thuật các dân tộc hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

21:46 18/04/2025

(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Trường Chính trị ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”

19:46 18/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Mọi hoạt động phải đảm bảo liên tục, thông suốt trong quá trình sắp xếp

19:38 18/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.