Thứ Ba, ngày 24/12/2024 | 06:44
Lợi ích từ phát triển nông nghiệp tuần hoàn.mp3
Nông nghiệp tuần hoàn được xem là xu hướng tất yếu, đồng thời là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả hiện nay.
Mô hình kinh tế tuần hoàn của HTX Ngũ Thường MeKong đang mang lại lợi nhuận khoảng 1 tỉ đồng/năm.
Trước xu thế phát triển của các mô hình kinh tế thân thiện với môi trường, Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang đã có lộ trình, định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn thể hiện qua các chủ trương, chính sách được ban hành trong nhiều năm qua. Có thể hiểu, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ và tái chế chất thải, phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường. Điều này cũng giúp nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ phẩm và bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường, hướng tới nền nông nghiệp xanh.
Nhận thức được hiệu quả và tiềm năng của việc phát triển theo hướng tuần hoàn, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thay đổi tư duy nhà nông để thích ứng với sự biến đổi của thời đại. Mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cụ thể như vườn - ao - chuồng (VAC) đang được nhiều bà con lựa chọn phát triển kinh tế, bởi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con.
Tận dụng khoảng 7.000m2 đất vườn, chị Lữ Thị Nhật Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Ngũ Thường MeKong, ở huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn phát triển sản xuất theo mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn thông qua việc dùng rơm chất nấm, sau đó lấy phân rơm nuôi trùn quế và dùng trùn quế làm thức ăn cho cá, gà, vịt. Chưa kể, HTX còn sử dụng phân rơm để trồng cỏ voi để nuôi gần 20 con bò giống… Thành lập hồi giữa tháng 12-2022, hiện nay HTX đã có sự phát triển rõ rệt, lợi nhuận thu về cũng cao hơn nhiều so với trước đây.
Chị Hằng cho biết: “Ước tổng doanh thu từ các mô hình gần 1 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay tôi đang có dự định mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, HTX mong nhận được sự giúp đỡ từ các cấp chính quyền địa phương trong việc định hướng thêm cây trồng, vật nuôi phù hợp, đảm bảo đầu ra sản phẩm”.
Tương tự, mô hình vườn - ao - chuồng của ông Huỳnh Văn Tấn, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cũng có những tín hiệu khả quan khi tận dụng được hầu hết chất thải, phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, hơn 15 công đất của gia đình được trồng xen kẽ sầu riêng và mít để lấy ngắn nuôi dài. Bên cạnh đó, ông còn nuôi khoảng 10 con dê cái và 1 con dê đực, dùng cỏ mọc trong vườn để làm thức ăn. Còn ốc bươu đen thì nuôi chủ yếu là cung cấp ốc giống cho các hộ có nhu cầu. Phân dê sẽ đưa vào bồn ủ lại làm phân hữu cơ bón cho sầu riêng và mít, còn nước thải của dê thì đưa xuống ao nuôi bèo cám làm thức ăn cho ốc bươu đen. Nhờ vậy, gia đình ông tiết kiệm chi phí mua thức ăn, phân bón và xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Theo Liên minh HTX tỉnh, xét về hiệu quả từ các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, dễ thấy được các mô hình đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, qua đó nâng tầm giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, các mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường, không thải các chất độc hại ảnh hưởng hệ sinh thái tự nhiên, cũng như tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương, đảm bảo cho người dân trên địa bàn có công ăn việc làm, tạo thu nhập ổn định, cải thiện kinh tế cho những hộ khó khăn. Đặc biệt, các mô hình thường mang đến lợi nhuận cao hơn so với cách trồng trọt và chăn nuôi truyền thống.
KIỀU THANH
18:39 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:36 03/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.
08:02 03/04/2025
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi.
07:48 03/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư.
07:41 03/04/2025
(HG) - Đến thời điểm này, vụ lúa Hè thu năm 2025, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống hơn 3.300ha, tập trung nhiều tại các xã Tân Bình, Thạnh Hòa.
07:23 01/04/2025
Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vui mừng vì giá heo hơi tăng cao, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì giá bán con giống cũng ở mức cao và khan hiếm nguồn cung, trong khi nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
08:16 31/03/2025
Thực hiện theo khuyến cáo từ ngành nông nghiệp và môi trường (NN&MT), người dân huyện Châu Thành A đã tích cực xuống giống, chăm sóc vụ lúa Hè thu với nhiều kỳ vọng mới.
12:52 30/03/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức như tình trạng hạ thấp mực nước trên dòng chính, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất bờ sông... ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân. Việc chủ động đề ra các giải pháp thích ứng là một việc làm cấp bách.
06:44 28/03/2025
(HG) - Kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo” là Hội Nông dân các cấp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân,
05:47 27/03/2025
Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phấn khởi vì heo bán được giá và có xu hướng tăng cao, nhờ đó mà người dân cũng yên tâm tái đàn.
18:39 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:37 03/04/2025
Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.
18:35 03/04/2025
Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.
18:33 03/04/2025
Được xác định là lực lượng trẻ có trình độ, dễ dàng thích ứng và bắt nhịp nhanh xu hướng chuyển đổi số, các địa phương, trường học đã thực hiện nhiều giải pháp để học sinh tiếp cận môi trường số an toàn, tận dụng hiệu quả các ứng dụng số thông dụng.