Thứ Hai, ngày 18/11/2024 | 17:56
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
Mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã mang lại hiệu quả.
Nghề trồng nấm rơm được người dân thực hiện trên địa bàn tỉnh từ lâu. Tuy nhiên, nông dân chủ yếu áp dụng phương pháp truyền thống là trồng nấm ngoài trời. Trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết thay đổi bất thường thì việc trồng nấm rơm truyền thống bị ảnh hưởng rất lớn, tình hình dịch hại tăng lên. Bên cạnh đó, trồng nấm rơm ngoài trời phải thực hiện cách ly giữa các vụ để hạn chế dịch bệnh. Thời gian cách ly thường khá lâu, từ 6-12 tháng.
Mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ có nhiều ưu điểm hơn so với cách trồng nấm rơm ngoài trời. Cụ thể, người trồng có thể chủ động điều chỉnh được ẩm độ, nhiệt độ, việc vệ sinh khu vực trồng nấm được thuận lợi hơn, tiết kiệm diện tích chất dòng và không phụ thuộc vào thời tiết như trồng nấm rơm ngoài trời. Tuy nhiên, trồng nấm rơm trong nhà có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng bù lại có thể trồng nhiều vụ trong nhà trên một năm so với phương pháp trồng truyền thống mà không phải di chuyển trồng chỗ mới sau một lần trồng. Mô hình trồng nấm rơm tại Ban quản lý KNNƯDCNC được trồng theo hướng không sử dụng chất kích thích, thuốc hóa học nên người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Thực hiện mô hình, Ban quản lý KNNƯDCNC Hậu Giang tiến hành xây dựng nhà trồng với diện tích 50m2, khung thép mạ kẽm, lợp mái tôn, tấm vách bạt bằng lưới lan loại dày dọc theo chiều dài. Thông qua các khe hở khí vào dưới chân tấm bạt dọc theo chiều dài nhà. Không khí được đưa vào nhà trồng bằng cách đóng mở các khe hở để cung cấp không khí cho các mô nấm trong nhà trồng. Lượng nước phun được điều chỉnh tùy ý, thích hợp với điều khiển nhiệt độ, độ ẩm trong nhà trồng cho phù hợp với sự phát triển tối ưu của cây nấm rơm ở nhiệt độ 28-350C, độ ẩm thích hợp từ 90-100%.
Mô hình được thực hiện từ tháng 7-2024 và chia làm 2 vụ. Mỗi vụ, đơn vị tiến hành chất 130 cuộn rơm và theo dõi trong thời gian 1,5 tháng để đánh giá kỹ thuật chất trên kệ lên sinh trưởng, năng suất và điều kiện canh tác cho việc trồng nấm rơm trong điều kiện nhà trồng tại Ban quản lý. Chị Đỗ Thị Bảo Ngọc, Chủ nhiệm dự án Trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu NNƯDCNC Hậu Giang, chia sẻ: “Ở các giai đoạn như ủ tơ, hình thành hỏa thể, ra quả thể đều có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau. Do đó, việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp từng giai đoạn giúp nấm sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, thông qua điều chỉnh nhiệt độ có thể điều chỉnh màu sắc của nấm, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng”.
Cũng theo chị Ngọc, trồng nấm theo phương pháp này không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, đầu ra của sản phẩm cũng được bảo đảm. Nấm thành phẩm tương đương như trồng bên ngoài, nhưng bù lại là nấm sạch nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Việc trồng nấm ứng dụng công nghệ cao vẫn đảm bảo năng suất trồng, với 1 cuộn rơm sẽ cho thu hoạch từ 1,8-2kg nấm. Nấm rơm hiện được bán cho thương lái trong tỉnh với giá từ 45.000-50.000 đồng/kg, bán lẻ cho người tiêu dùng từ 55.000-60.000 đồng/kg.
Với những hiệu quả bước đầu mang lại cho thấy mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ là hướng đi đầy triển vọng cho người dân trồng nấm trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi về yếu tố thời tiết thì tiềm năng thị trường nấm sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn đối với Hậu Giang. Hiện tại, Hậu Giang có một siêu thị Co.opmart và chuỗi các cửa hàng tiện lợi… đây sẽ là những đơn vị đóng vai trò cung ứng sản phẩm để phục vụ cho thị trường trong tỉnh, qua đó sẽ mở rộng để cung cấp cho một số thị trường tiềm năng khác. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm được đảm bảo an toàn nên khả năng cạnh tranh trên thị trường là rất cao, do quá trình sản xuất đã quản lý được các yếu tố đầu vào.
Theo ông Nguyễn Việt Triều, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, mô hình đạt được hiệu quả sẽ giúp cho nông dân Hậu Giang tiếp cận một đối tượng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là địa chỉ để nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tại Hậu Giang có thể đi tham quan thực tế, học hỏi. Người nông dân được tiếp cận với mô hình sản xuất mới, góp phần đưa chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp dần trở thành hiện thực với nông dân. Qua đó, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các vùng nấm trọng điểm, góp phần phát triển nguồn nấm, tăng thêm nguồn nấm hàng hóa cho thị trường.
Y.LINH
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:37 03/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.
08:02 03/04/2025
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi.
07:48 03/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư.
07:41 03/04/2025
(HG) - Đến thời điểm này, vụ lúa Hè thu năm 2025, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống hơn 3.300ha, tập trung nhiều tại các xã Tân Bình, Thạnh Hòa.
07:23 01/04/2025
Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vui mừng vì giá heo hơi tăng cao, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì giá bán con giống cũng ở mức cao và khan hiếm nguồn cung, trong khi nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
08:16 31/03/2025
Thực hiện theo khuyến cáo từ ngành nông nghiệp và môi trường (NN&MT), người dân huyện Châu Thành A đã tích cực xuống giống, chăm sóc vụ lúa Hè thu với nhiều kỳ vọng mới.
12:52 30/03/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức như tình trạng hạ thấp mực nước trên dòng chính, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất bờ sông... ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân. Việc chủ động đề ra các giải pháp thích ứng là một việc làm cấp bách.
06:44 28/03/2025
(HG) - Kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo” là Hội Nông dân các cấp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân,
05:47 27/03/2025
Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phấn khởi vì heo bán được giá và có xu hướng tăng cao, nhờ đó mà người dân cũng yên tâm tái đàn.
16:38 04/04/2025
(HGO) - Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp, thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh vừa tổ chức lễ tổng kết mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm”.
15:30 04/04/2025
(HGO) - Sáng ngày 4-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa chủ trì buổi làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các sở, ngành liên quan về tình hình thực hiện dự án Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 (phần diện tích còn lại khoảng 46ha).
09:03 04/04/2025
(HG) - Ngày 3-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm việc với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 17 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57.
09:02 04/04/2025
(HGO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và có giải pháp khắc phục.