Nông nghiệp Hậu Giang

Một năm thành công và bứt phá

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 | 07:19

Năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm nên kết quả mang lại khá ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng đạt ở mức khá cao, các chỉ tiêu năm đều vượt kế hoạch đề ra. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu trong giai đoạn và cả nhiệm kỳ.

Lĩnh vực thủy sản năm qua mang về 2.140 tỉ đồng, chiếm 13,1% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh.

Những kết quả nổi bật

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, năm 2024, ngành nông nghiệp nông thôn thực hiện kế hoạch năm trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức và kết quả mang lại rất phấn khởi. Tổng sản phẩm GRDP khu vực I đạt 7.365 tỉ đồng (theo giá so sánh 2010). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông, lâm, thủy sản năm 2024 đạt 3,38% (kế hoạch năm 2024 3,0%). Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,41%, giảm 0,13%. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch 92,08% tăng 1,31% so với cùng kỳ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 3,1%, đạt 103,3% kế hoạch.

Lúa là cây trồng chủ lực của tỉnh, sản lượng năm qua đạt 1.173.073 tấn.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 16.338 tỉ đồng, tăng 3,33% và chuyển dịch theo xu hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản. Đặc biệt, Sở NN&PTNT đã chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và thị trường, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của giá vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao. Nhờ vậy, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong năm 2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng 14.980ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi theo hướng khai thác đa tầng, đa giá trị trên một diện tích đất. Đồng thời, sử dụng giống chất lượng cao không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác; tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; giá trị sản xuất tăng từ 2-5 lần so với trước khi chuyển đổi. 

Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm được 176.317ha, đạt 102,2% kế hoạch năm, giảm 0,86% so với cùng kỳ 2023; năng suất 6,67 tấn/ha; sản lượng lúa 1.173.073 tấn, đạt 103,67% kế hoạch năm. Rau màu, cây ăn trái đều thực hiện vượt kế hoạch năm đề ra.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, tổng diện tích nuôi thủy sản ước thực hiện năm 2024 là 13.176ha, đạt 114,57% kế hoạch và bằng 107,63% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 79.351 tấn, bằng 106,06% so cùng kỳ. Có được kết quả này là do đầu năm ngành đã triển khai kế hoạch chi tiết phát triển thủy sản trong năm, thông báo khuyến cáo lịch mùa vụ nuôi thủy sản, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi thủy sản trong tình hình xâm nhập mặn và trong mùa mưa trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư dùng trong thủy sản và cơ sở nuôi trồng thủy sản; kiểm tra hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh...

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp tích cực của các sở, ngành và chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp nên kết quả các mặt công tác của ngành ước năm 2024 đạt khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực là cơ sở để tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I đạt 3,38%. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được quán triệt và tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp của ngành đến các địa phương nên một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cơ bản đã đạt và vượt chỉ tiêu theo kịch bản tăng trưởng đề ra. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh như lúa chất lượng cao, cây ăn trái, rau an toàn,... gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.

Công tác chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô, phòng chống hạn mặn được ngành chỉ đạo quyết liệt. Phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn phù hợp với điều kiện của tỉnh và tại các địa phương; thường xuyên kiểm tra sạt lở tại các vùng sạt lở và có nguy cơ sạt lở, đồng thời cắm biển báo nguy hiểm đảm bảo an toàn cho người dân… Với sự phối hợp tốt giữa các ngành chức năng các cấp cùng bà con nông dân, đến nay Hậu Giang chưa có diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, diện tích rừng được bảo vệ an toàn. 

Bứt phá trong năm mới

Năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh xác định tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0,... được nhân rộng với quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với lúa gạo, trái cây và thủy sản, tạo đà cho tăng trưởng ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, cho hay trong năm nay sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt, thích ứng với thời tiết, biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng theo lĩnh vực. Triển khai, thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường phổ biến, chuyển giao các giống cây trồng mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; đảm bảo an toàn chất lượng. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu để xuất khẩu và mở rộng thị trường nông sản.

Song song đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Tăng cường hỗ trợ phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và đẩy mạnh phát triển ra các khu vực cả nước và xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ổn định thị trường và giá cả sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh. Đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển mạnh các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chủ lực có thế mạnh của tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng gắn với truy xuất nguồn gốc. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Phát huy lợi thế về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tạo động lực tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh phát triển các loài thủy đặc sản của địa phương. Trong đó, phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao gắn với lợi thế của tỉnh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; áp dụng quy trình, kỹ thuật nuôi tiên tiến gắn với chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến. Đồng thời, đáp ứng tiêu chuẩn, quy định về nuôi trồng thủy sản; cấp mã số vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc; hướng dẫn, quản lý việc đánh bắt thủy sản theo đúng các quy định.

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Sẽ thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, từng địa phương và thúc đẩy hợp tác sản xuất theo chuỗi ngành hàng và liên kết giữa các vùng. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, du lịch; sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị. Khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, trang trại; thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Theo kế hoạch, diện tích gieo trồng lúa cả năm 2025 là 171.500ha; năng suất khoảng 6,6 tấn/ha; sản lượng ổn định trên 1,1 triệu tấn. Tiếp tục chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác kết hợp chuyển đổi giống có năng suất, chất lượng, chữ đường cao... Diện tích khoảng 3.150ha, năng suất 100 tấn/ha, sản lượng 315.000 tấn. Diện tích cây ăn quả là 46.800ha, sản lượng khoảng 516.000 tấn. Rau màu 27.000ha, sản lượng khoảng 353.000 tấn. Tổng đàn heo 152.000 con; gia cầm, thủy cầm 4.550.000 con; đàn trâu 1.245 con; đàn bò 4.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 41.000 tấn. Diện tích nuôi thủy sản 13.500ha, tổng sản lượng 84.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi 81.300 tấn và sản lượng khai thác 2.700 tấn.

 

HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:39 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

Thu hoạch hơn 70.000ha lúa Đông xuân

18:36 03/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.

Chủ động phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi mùa nắng

08:02 03/04/2025

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi.

Xây dựng Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương

07:48 03/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư.

Huyện Phụng Hiệp: Xuống giống hơn 3.300ha lúa Hè thu

07:41 03/04/2025

(HG) - Đến thời điểm này, vụ lúa Hè thu năm 2025, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống hơn 3.300ha, tập trung nhiều tại các xã Tân Bình, Thạnh Hòa.

Giá heo giống tăng cao, rủi ro từ việc tái đàn

07:23 01/04/2025

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vui mừng vì giá heo hơi tăng cao, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì giá bán con giống cũng ở mức cao và khan hiếm nguồn cung, trong khi nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.

Đẩy mạnh sản xuất lúa Hè thu

08:16 31/03/2025

Thực hiện theo khuyến cáo từ ngành nông nghiệp và môi trường (NN&MT), người dân huyện Châu Thành A đã tích cực xuống giống, chăm sóc vụ lúa Hè thu với nhiều kỳ vọng mới.

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

12:52 30/03/2025

Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức như tình trạng hạ thấp mực nước trên dòng chính, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất bờ sông... ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân. Việc chủ động đề ra các giải pháp thích ứng là một việc làm cấp bách.

Tiếp tục tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh

06:44 28/03/2025

(HG) - Kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo” là Hội Nông dân các cấp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân,

Giá heo hơi ở mức cao, người chăn nuôi tăng cường tái đàn

05:47 27/03/2025

Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phấn khởi vì heo bán được giá và có xu hướng tăng cao, nhờ đó mà người dân cũng yên tâm tái đàn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:39 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh: Tăng đầu tư công để đảo ngược vòng xoáy đi xuống của ĐBSCL

18:37 03/04/2025

Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

Từng bước nâng cao năng lực về công nghệ số cho học sinh

18:33 03/04/2025

Được xác định là lực lượng trẻ có trình độ, dễ dàng thích ứng và bắt nhịp nhanh xu hướng chuyển đổi số, các địa phương, trường học đã thực hiện nhiều giải pháp để học sinh tiếp cận môi trường số an toàn, tận dụng hiệu quả các ứng dụng số thông dụng.