Thứ Hai, ngày 22/08/2022 | 19:03
Thời gian qua, các sản phẩm OCOP trên địa bàn đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vì thế huyện Vị Thủy tiếp tục mở rộng thêm nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, có lợi thế của địa phương.
Sản phẩm dầu gội dược liệu N22 của Công ty TNHH Tâm Phúc Thành tham gia giới thiệu tại hội chợ sản phẩm OCOP của tỉnh.
Để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua huyện Vị Thủy đã chú trọng triển khai các vùng nguyên liệu tập trung, hướng tới sản xuất theo hướng an toàn sinh học, sản xuất hữu cơ nhằm thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Với sự đồng lòng, quyết tâm sản xuất ra sản phẩm an toàn đáp ứng yêu cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người dân, tính đến thời điểm này trên địa bàn huyện có 9 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt 4 sao và 6 sản phẩm đạt 3 sao. Sản phẩm đạt chuẩn 3 sao như mắm cá lóc Sáu Ngộ, giỏ bán nguyệt, dưa hấu VietGAP, xoài cát hồng, rượu trắng truyền thống Út Hơn và rượu chuối hột rừng Út Hơn. Còn các sản phẩm đạt chuẩn 4 sao bao gồm gạo sạch Vị Thủy, nấm bào ngư sấy tẩm gia vị ăn liền và bột chuối xiêm sấy.
Ông Nguyễn Chí Trung, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, cho biết: Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện đã được phát triển, là cơ sở quan trọng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, là nền tảng vững chắc trong phát triển kinh tế, xã hội. Để tiếp tục phát triển lợi thế của địa phương, hiện nay huyện đang chuẩn bị hồ sơ xin xét thêm 9 sản phẩm OCOP năm 2022.
Một trong những chủ thể của 9 sản phẩm trong năm nay là sản phẩm dầu gội dược liệu N22 của Công ty TNHH Tâm Phúc Thành, ở xã Vị Thắng, đang chuẩn bị đề nghị xét OCOP. Bà Đặng Thị Kim Ngoan, Giám đốc Công ty TNHH Tâm Phúc Thành, cho biết: Điều đầu tiên doanh nghiệp luôn hướng tới là làm ra sản phẩm phải đạt quy chuẩn về chất lượng và an toàn theo đúng các quy định của Nhà nước. Theo đó, giá cả phải hợp lý để đến tay người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận.
“Đi theo truyền thống của gia đình, ông nội tôi trước đây là thầy thuốc đông y. Từ những bài thuốc của ông nội truyền lại, doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm dầu gội đầu dược liệu N22. Loại dầu này được sử dụng dược liệu từ tinh dầu bưởi, tinh dầu hà thủ ô giúp sạch gàu, ngăn ngừa rụng tóc, viêm da đầu, ngăn ngừa tóc bạc. Với đặc tính là dược liệu nên rất dễ sử dụng, an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Hiện nay sản phẩm đã được cung ứng ở thị trường trong nước. Hy vọng rằng sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm dầu gội N22 của doanh nghiệp sẽ được mở rộng ở nhiều thị trường khác”, bà Ngoan cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Điều, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vị Thủy 1, chia sẻ: Hợp tác xã hiện có tổng diện tích sản xuất lúa là 32ha, đang trồng lúa theo hướng an toàn và VietGAP, trong đó có 20ha trồng lúa để sản xuất ra gạo sạch HT. Thời gian qua hợp tác xã luôn chú trọng đến việc sản xuất lúa an toàn, để khẳng định chất lượng gạo sạch HT trên thị trường, trong trồng lúa các xã viên đều tuân thủ quy trình kỹ thuật. Sản phẩm gạo sạch HT đã được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Mỗi năm hợp tác xã cung ứng cho thị trường loại gạo sạch HT khoảng 20 tấn. Các thành viên của hợp tác xã rất vui là gạo sạch HT đang được đề xuất xét chuẩn sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới, hợp tác xã vẫn lấy chất lượng làm đầu, để tiếp tục nhân rộng trên toàn diện tích còn lại để làm gạo sạch.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022, hiện nay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy phối hợp với các đơn vị có liên quan tư vấn, hỗ trợ cho một số hợp tác xã thực hiện chương trình OCOP, như Hợp tác xã nông nghiệp Vị Thủy 1, Hợp tác xã Kim Ngoan (dự kiến trong năm 2022 sẽ xây dựng 5-8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh).
Đồng thời, phối hợp với Ban quản lý đề án và địa phương tiến hành lựa chọn hợp tác xã tham gia Đề án phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn năm 2021-2025, định hướng đến năm 2030, hiện nay đã được UBND tỉnh Hậu Giang chọn Hợp tác xã Kim Ngoan, tại ấp 2, xã Vị Đông. Theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt thì HTX Kim Ngoan được đầu tư trên 15 tỉ đồng (giai đoạn 2022-2025), năm 2022 sẽ hỗ trợ đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị khoảng 10 tỉ đồng; giai đoạn 2023-2025 sẽ hỗ trợ đầu tư các máy móc khoảng 5 tỉ đồng, trong đó hợp tác xã đối ứng 2,5 tỉ đồng (50%). Hiện nay, UBND huyện Vị Thủy đã bố trí quỹ đất công tại ấp 7, xã Vị Đông để đầu tư xây dựng nhà xưởng và các trang thiết bị với diện tích khoảng 800m2. Sau khi được đầu tư, sẽ sản xuất các sản phẩm chế biến từ thủy sản để xây dựng các sản phẩm OCOP và bước đầu sẽ đảm bảo đầu ra của các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện.
Ông Nguyễn Chí Trung, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, cho biết: Huyện Vị Thủy đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Theo đó, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm một cách hiệu quả để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế so sánh của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Đồng thời, phát triển các loại hình tổ chức sản xuất theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng. Tiếp tục vận dụng hiệu quả các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất như phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển mỗi xã một sản phẩm…
Huyện Vị Thủy đang chuẩn bị hồ sơ xin đề nghị xét thêm 9 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 4 sản phẩm từ cá thát lát, lươn của Hợp tác xã Kim Ngoan, ở xã Vị Đông; 1 sản phẩm gạo HT của Hợp tác xã Vị Thủy 1; 1 sản phẩm dầu gội dược liệu N22 của Công ty TNHH Tâm Phúc Thành, ở xã Vị Thắng; 2 sản phẩm từ cá thát lát của cơ sở Thanh Khiết, ở thị trấn Nàng Mau và 1 sản phẩm chanh muối của cơ sở sản xuất Thuận An, ở xã Vị Bình. Phấn đấu trong 9 sản phẩm này, có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 5 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. |
Bài, ảnh: T.XOÀN
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.