Nâng sức cạnh tranh cho nông sản

Thứ Tư, ngày 07/12/2022 | 08:07

Khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ cao là chìa khóa để tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Điều đó còn mang tầm quan trọng hơn khi trong sản xuất nông nghiệp kết hợp giữa ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc và bao tiêu sản phẩm sẽ giúp cho sản xuất nông nghiệp hướng tới sự bền vững hơn.

Mô hình sản xuất dưa lưới ở HTX Thuận Phát đã đạt chứng nhận GlobalGAP và có liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng nhiều mô hình hiệu quả

Trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp,... đặt ra cho ngành nông nghiệp Hậu Giang phải có sự đổi mới mạnh mẽ để phát triển. Do đó, trong xây dựng mô hình canh tác về nông nghiệp để chuyển giao đến người nông dân, ngành nông nghiệp luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và gắn với truy xuất nguồn gốc, liên kết bao tiêu đầu ra hướng tới phục vụ tốt cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ổn định sản xuất nông nghiệp, hướng tới sự bền vững.

Với tầm quan trọng của khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như xuất khẩu ngày cao và đòi hỏi khắt khe về sản phẩm an toàn, phải truy nguyên được nguồn gốc nên những năm gần đây từ các nguồn kinh phí khuyến nông ngành nông nghiệp Hậu Giang luôn quan tâm xây dựng những mô hình hướng tới những sản phẩm nông nghiệp phải đạt những tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP và phải có mã số vùng trồng. Vì vậy, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã xây dựng và thực hiện thành công và có hiệu quả mô hình “sản xuất chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm” với diện tích chứng nhận VietGAP và đạt luôn GlobalGAP là 29,4ha. Đồng thời, sản phẩm chanh không hạt được bao tiêu toàn bộ để doanh nghiệp xuất khẩu với giá bao tiêu cao hơn thị trường 1.000 đồng/kg và giá trị lợi nhuận tăng thêm gần 20 triệu đồng/ha.

Song song đó, còn xây dựng và thực hiện mô hình “Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nấm rơm trong nhà và phân hữu cơ theo chuỗi giá trị”. Với mô hình này đã tận dụng phụ phẩm trong canh tác lúa để trồng nấm rơm theo kỹ thuật tiên tiến là trồng trong nhà có gắn thiết bị cảm biến nhiệt độ, phun sương và kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giúp tăng thêm thu nhập nông hộ. Ngoài ra, khi phụ phẩm rơm rạ sau chất nấm được tận dụng để ủ phân hữu cơ bón lại cho cây trồng, tránh lãng phí và góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, sản phẩm nấm rơm làm ra được liên kết với doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết giúp ổn định đầu ra, nông dân an tâm canh tác. Mô hình đã mang lại thu nhập cho nông dân trên 100 triệu đồng/năm/100m2 nhà trồng nấm và trừ chi phí nông dân còn lợi nhuận trên 80 triệu đồng/năm/100m2 nhà trồng nấm.

Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, đơn vị còn xây dựng mô hình sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn, trồng dưa lưới; mô hình xây dựng nhãn mác, bao bì; xúc tiến, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Những mô hình cho khuyến nông đô thị; xây dựng nhiều mô hình canh tác áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình chăn nuôi dê tận dụng nguồn phụ phẩm từ mít; mô hình chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc...

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho biết: Sẽ nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, giảm chi phí nhằm hạ giá thành để đủ sức cạnh tranh. Khuyến cáo các địa phương thành lập các hợp tác xã sản xuất cây ăn trái đủ lớn, mạnh để tự tìm kiếm và ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ hoặc tự xuất khẩu sản phẩm của hợp tác xã mình sản xuất được, nhằm tránh việc tiêu thụ sản phẩm qua nhiều khâu, nhiều trung gian. Nghiên cứu đổi mới, lai tạo hoặc hoàn thiện các bộ giống đạt chất lượng cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, có tính thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Phát triển sản phẩm sạch, an toàn

Hậu Giang cũng là một trong những tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thế mạnh và tiềm năng trong canh tác nông nghiệp, có diện tích đất nông nghiệp gần 139.068ha. Trong đó, lúa được xem là cây trồng chính với diện tích gieo trồng 3 vụ năm 2022 đạt 188.356,6ha, cây ăn trái đạt 43.810ha. Ngoài ra, tỉnh cũng có lợi thế trong sản xuất rau màu; nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Từ đó, Hậu Giang luôn xem khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là công cụ hàng đầu để chuyển giao đến người nông dân thông qua các mô hình khuyến nông. Những mô hình cũng là nơi gắn kết giữa đơn vị thu mua nông sản với nông dân thông qua các hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, một số mô hình đã giúp cho người nông dân sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, theo tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học, vệ sinh môi trường,… đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Kết quả triển khai dự án và các mô hình khi áp dụng vào thực tế đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người sản xuất. Việc áp dụng các mô hình sản xuất giúp cho người dân thấy được lợi ích rất lớn, đã làm giảm chi phí về giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó giảm 20-30% chi phí sản xuất và làm tăng lợi nhuận cho người dân. Phần lớn các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng, cần được nhân rộng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của ngành nông nghiệp.

Ông Võ Văn Trưng, ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, cho biết: Trung bình mỗi năm HTX Thuận Phát sản xuất ra khoảng 200 tấn dưa lưới với giá tiêu thụ 30.000 đồng/kg. Từ năm 2018, HTX trồng theo hướng trái cây sạch, đến năm 2019 được sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang cho vay từ nguồn vốn ưu đãi của tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ 50% giống (cho 1ha), từ đó HTX đã mở rộng diện tích sản xuất. Ngoài ra, còn được hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất theo GlobalGAP. Đến nay, sản phẩm dưa lưới của HTX đã đạt chứng nhận GlobalGAP, có thực hiện ghi chép nhật ký và truy xuất nguồn gốc nông sản trên trang Nông sản Hậu Giang. Sản lượng và chất lượng sản phẩm của HTX rất ổn định và được công ty bao tiêu sản phẩm.

 Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, cho biết ngành nông nghiệp đã cụ thể hóa mục tiêu chung của Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025”, phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai. Để từ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Để các mô hình khuyến nông ở các địa phương ngày càng phát triển, theo ngành nông nghiệp tỉnh thì các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục quan tâm xây dựng kế hoạch thực hiện nhân rộng từ các dự án, mô hình hiệu quả đã triển khai trong thời gian qua để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững tại địa phương. Đẩy mạnh mời gọi liên kết các công ty, doanh nghiệp để thu mua sản phẩm cho bà con nông dân, tạo đầu ra sản phẩm thật ổn định, giá cả hợp lý cho nông dân để nông dân an tâm sản xuất.

Trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang chọn 9 sản phẩm chủ lực như: lúa, mít, chanh không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu, heo, lươn, cá thát lát để phát triển theo chiều sâu, tập trung tạo bước đột phá mới. Ngoài ra, còn có các sản phẩm nông sản của tỉnh đã có nhãn hiệu như: bưởi Năm Roi Phú Thành, cam sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Đông Thạnh, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, quýt đường Long Trị, cam xoàn Phương Phú, xoài Bảy Ngàn, mãng cầu xiêm và gà tàu vàng. Nhiều nông sản đã sản xuất theo hướng GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng.

 

Bài, ảnh: HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đóng điện giai đoạn 1 Công trình Cải tạo, nâng công suất TBA 110kV Phụng Hiệp

16:05 26/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 26-11, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Hậu Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức nghiệm thu đóng điện giai đoạn 1 Công trình Cải tạo, nâng công suất TBA 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA.

Năm 2024, nhiều loại tội phạm tăng mạnh như tham ô, lừa đảo, đánh bạc trên mạng

16:03 26/11/2024

Một số loại tội phạm tăng mạnh như tội phạm có tổ chức tăng 46,08%; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 83,36%; tham ô tài sản tăng 45,61%; đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

16:00 26/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.

Tổng Thanh tra Chính phủ: Phải khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

15:57 26/11/2024

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.