Nền tảng phát triển chăn nuôi bền vững

Thứ Năm, ngày 05/09/2024 | 05:01

Thực hiện tốt các quy định trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y là vấn đề cần thiết để tạo nền tảng phát triển ngành chăn nuôi bền vững.

Người dân phun thuốc khử trùng xung quanh khu vực chăn nuôi theo sự giám sát của cán bộ thú y địa phương.

Nâng cao chất lượng chăn nuôi

Ông Nguyễn Thanh Tùng, ở ấp Trường Phước, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, cho biết: “Hơn 30 năm làm nghề chăn nuôi, hơn ai hết tôi hiểu được sự quan trọng của việc nâng cao chất lượng môi trường và giống vật nuôi. Hiện nay, với số lượng hơn 50 con heo, lợi nhuận hàng năm tôi thu về gần 100 triệu đồng. Để đạt được mức thu nhập này, tôi đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, áp dụng các Luật Chăn nuôi như kê khai y tế, tiêm vắc-xin đúng quy định, vệ sinh an toàn chuồng trại, chăn nuôi an toàn sinh học…”.

Nhờ việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định của Luật Chăn nuôi, chất lượng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ đến cơ sở lớn đều tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn sinh học và quản lý chất thải, quản lý giống từ gốc, giúp đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường xung quanh.

Không dừng lại ở đó, ông Tùng còn đầu tư hệ thống chuồng trại với hệ thống xử lý chất thải, hệ thống làm mát và thông gió, giúp cải thiện điều kiện sống cho đàn heo và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Ông Tùng chia sẻ: “Là một người làm nghề chăn nuôi lâu năm, tôi hiểu được việc áp dụng các quy định về chăn nuôi vào thực tiễn là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định pháp luật về chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, trong đó việc bố trí chuồng trại phải đạt yêu cầu, đáp ứng theo nhiều quy định khắt khe để đàn heo đạt chất lượng. Dù vậy, nếu áp dụng được các quy chuẩn này thì về lâu về dài sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức về tuân thủ pháp luật cho các cơ sở, hộ chăn nuôi là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng ngành chăn nuôi bền vững. Hiểu được điều này, ông Nguyễn Văn Tầm, ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, tận dụng diện tích xung quanh nhà để chăn nuôi và theo ông thì việc giữ gìn vệ sinh môi trường cần được đảm bảo ưu tiên để không gây ảnh hưởng đến vật nuôi và người dân xung quanh. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức người chăn nuôi, hiểu được chăn nuôi là cung cấp thực phẩm cho xã hội và nên lấy đạo đức người chăn nuôi làm phương châm, làm nền tảng nhận thức. Cũng vì vậy mà nhiều năm nay, gia đình của ông Tầm chăn nuôi heo đều được bà con xung quanh đồng ý. Số lượng hiện tại của gia đình đã được 25 con heo thịt, 3 con heo nái, ước lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí đầu tư đạt hơn 70 triệu đồng/năm.

Chia sẻ thêm về sự khác biệt so với cách nuôi truyền thống, ông Tầm cho biết: “Tôi thấy được việc chăn nuôi truyền thống chưa thực sự đảm bảo an toàn, chứa nhiều rủi ro và tiềm ẩn khả năng nhiễm phải dịch bệnh cao. Vì vậy, tôi chọn cách áp dụng biện pháp an toàn sinh học, ủ phân hữu cơ, thường xuyên xử lý chuồng trại, giữ không gian thoáng, sạch sẽ, tiêu độc khử trùng, hạn chế người ra vào khu vực chuồng trại để đảm bảo cho đàn heo phát triển tốt, đạt chất lượng”.

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: Qua các đợt tuyên truyền, tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật, người chăn nuôi được nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định pháp luật, từ đó tự giác thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Luật Thú y và các văn bản liên quan đã tạo ra khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ đó, ngành chăn nuôi trên địa bàn thực hiện được nhiều chương trình tiêm phòng cho đàn vật nuôi, giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm”. 

Theo thống kê, tình hình chăn nuôi trong 7 tháng đầu năm 2024 của tỉnh phát triển ổn định, dịch bệnh đã bùng phát nhưng vẫn đang được kiểm soát tốt. Lực lượng thú y thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng một số bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn trâu có 1.210 con, giảm 4,27% so với cùng kỳ; đàn bò ước được 4.270 con, tăng 6,54% so với cùng kỳ; đàn gia cầm ước hơn 4 triệu con, tăng 2,82% so với cùng kỳ; đàn heo ước có 146.123 con, tăng 0,77% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tổng đàn heo trên địa bàn tăng là do tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, công tác phòng chống dịch bệnh được quản lý chặt chẽ, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã tái đàn trở lại, những hộ nuôi quy mô gia trại, trang trại tiếp tục sản xuất, tái đàn và mở rộng quy mô chuồng trại, giá bán đang ổn định.

MAI THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

Ươm cây giống tất bật vào vụ tết

08:42 15/11/2024

(HG) - Hợp tác xã trồng hoa Xáng Mới, ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, hiện có 13 hộ thành viên chuyên sản xuất hoa phục vụ thị trường tết. Còn tính chung toàn ấp khoảng 100 hộ theo nghề trồng hoa. Thời điểm này, bà con làng nghề đang tất bật vô bầu, bán cây con trồng, phục vụ tết. Bên cạnh vạn thọ, người dân còn xuống giống nhiều loại hoa khác nhằm cung cấp cho thị trường trồng như: hướng dương, cúc đồng tiền, hồng nhung, ớt kiểng, dạ yến thảo...

Tiền công làm thuê đầu vụ xuống giống lúa Đông xuân từ 300.000-350.000 đồng/ngày

08:39 15/11/2024

(HG) - Khi nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh vào công đoạn vệ sinh đồng ruộng để xuống giống lúa Đông xuân 2024-2025 thì đây cũng là lúc tạo việc làm và nguồn thu nhập hấp dẫn cho không ít lao động ở nông thôn khi được chủ ruộng thuê làm việc.

Ghi nhận nhiều giải pháp, định hướng phát triển ngành nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2030

18:49 14/11/2024

(HG) - Sáng ngày 14-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội thảo “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang 20 năm hình thành và phát triển, định hướng đến năm 2030”. Đây cũng là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang. Tham dự có nhà khoa học, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh và ngành nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

HĐND tỉnh khảo sát tình hình thực hiện "Đề án Hậu Giang xanh"

19:57 21/11/2024

(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.

Trung ương Hội nông dân Việt Nam thăm mô hình sản xuất của nông dân Hậu Giang

18:36 21/11/2024

(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

Hợp tác nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nông nghiệp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

18:20 21/11/2024

(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,

Cần quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh

17:08 21/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.