Thứ Ba, ngày 29/10/2024 | 07:21
Nét riêng ở xã nông thôn mới kiểu mẫu.mp3
Đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đang là mức độ cao nhất trong quá trình xây dựng xã NTM trên địa bàn tỉnh; do đó, để được công nhận danh hiệu này, ngoài việc đời sống vật chất và tinh thần của người dân phải ở mức cao thì các xã phải có nét riêng biệt so với những địa phương còn lại.
Hình thành tuyến đường trồng chuyên biệt một loại hoa là điểm nhấn đặc trưngtại các xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
Khác biệt từ cảnh quan môi trường
Theo bộ tiêu chí xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh thì có 9 tiêu chí, trong đó có 5 tiêu chí bắt buộc phải thực hiện, còn 4 tiêu chí tự chọn thì địa phương cần thực hiện đạt ít nhất 1 tiêu chí. Trong 5 tiêu chí bắt buộc thì có tiêu chí về cảnh quan môi trường và đây được xem là nét riêng dễ nhận thấy khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bởi để được công nhận tiêu chí về cảnh quan môi trường thì ngành chức năng và người dân ở xã phải có sự nỗ lực rất lớn trong quá trình thực hiện nhằm tạo sự khác biệt và điểm nhấn cho vùng quê.
Điển hình như tại xã Thuận Hưng (đây là địa phương vừa ra mắt xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Long Mỹ), theo chia sẻ của lãnh đạo địa phương này, khi ở mức độ NTM kiểu mẫu thì đòi hỏi trên địa bàn xã phải có vườn hoa phục vụ cộng đồng và điểm check-in cho khách tham quan với quy mô từ 500m2; đồng thời có tuyến đường trồng chuyên biệt một loại cây cảnh hoặc hoa để thu hút khách tham quan với chiều dài từ 1km và tỷ lệ rác thải sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý đạt 100%...
Bà Phạm Thị Hường, Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng, thông tin: Sau thời gian triển khai, hiện xã xây dựng vườn hoa phục vụ cộng đồng và làm điểm check-in cho khách tham quan với diện tích 3.000m2 tại ấp 7. Bên cạnh đó, địa phương đã phối hợp cùng với người dân thực hiện hai tuyến đường trồng chuyên biệt cây bông trang tại ấp 6 và 7 với chiều dài mỗi tuyến là 1km, có bề mặt lộ xi măng rộng từ 2,5-3,5m đảm bảo không bị lầy lội và kênh được nạo vét, phát quang thông thoáng; đồng thời có một tuyến chuyên trồng cây quỳnh anh, thuộc ấp 8 (Tỉnh lộ 930), với chiều dài 1km, lộ nhựa 5,5m. Ngoài ra, 100% hộ dân trên địa bàn xã được 5 tổ vệ sinh môi trường của xã thực hiện thu gom, xử lý rác thải đúng quy định.
Chia sẻ niềm vui khi đường quê có nhiều thay đổi từ cảnh quan môi trường, ông Trần Văn Bá, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, bộc bạch: “Khi thấy bà con chung ấp cùng trồng chuyên biệt hoa trang để làm hàng rào liền kề trước nhà rất đẹp mắt nên gia đình tôi cũng làm theo. Nhờ chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận nên sau gần 3 năm trồng, hiện hàng rào trước nhà tôi bằng hoa trang có dáng hình rất đẹp, nhiều người chạy xe ngang tấm tắc khen ngợi nên bản thân cũng rất vui vì mình đã góp một phần công sức giúp xã nhà đạt chuẩn NTM kiểu mẫu”.
Giống như xã Thuận Hưng, hiện xã NTM kiểu mẫu Tân Thành, thành phố Ngã Bảy cũng hình thành một vườn hoa phục vụ cộng đồng và là điểm check-in cho khách tham quan với diện tích hơn 500m2, tại ấp Sơn Phú 2A. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã Tân Thành còn có một tuyến đường tại kênh chữ T trồng chuyên biệt một loại cây cảnh (bông trang) để thu hút khách tham quan, với chiều dài khoảng 1km.
Ông Cao Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, cho hay: Để duy trì và phát triển các mô hình về cảnh quan môi trường ở xã NTM kiểu mẫu, địa phương thường xuyên theo dõi, bổ sung cây xanh, hoa kiểng và thực hiện cải tạo, chăm sóc tại vườn hoa; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trên các tuyến đường trong địa bàn xã quan tâm trồng mới, cũng như trồng giặm các loại cây xanh và hoa nhằm tạo cảnh quan môi trường ở nông thôn theo hướng luôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt, 100% người dân trên địa bàn xã đều thực hiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại đúng quy định. Trong đó, nổi bật là đối với rác thải sinh hoạt hữu cơ được người dân thu gom, xử lý thông qua mô hình ủ phân cho cây trồng.
Ứng dụng rộng rãi chuyển đổi số
Ngoài nét riêng về cảnh quan môi trường thì việc ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi chuyển đổi số trong đời sống và sản xuất của người dân cũng là điểm nhấn quan trọng tại các xã NTM kiểu mẫu hiện nay trên địa bàn tỉnh. Theo đó, để đạt tiêu chí về ấp thông minh, lãnh đạo xã Tân Thành đã chọn ấp Bảy Thưa để làm mô hình điểm. Hiện tại, ấp Bảy Thưa có hơn 90% người dân đã cài các ứng dụng như app Hậu Giang, zalo, tạo tài khoản dịch vụ công, ví điện tử, VNeID… Qua đây, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, trao đổi các thông tin về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, cũng như nhiều loại hình dịch vụ tiện ích khác trên mạng internet thông qua thiết bị điện thoại thông minh; đồng thời nhiều bà con còn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thanh toán các hóa đơn không dùng tiền mặt.
Ngoài ấp Bảy Thưa thì hiện trên địa bàn xã Tân Thành còn có nhiều hợp tác xã (HTX) ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt động. Ông Dương Thanh Thuận, Giám đốc HTX Nông nghiệp Đông Bình, ở ấp Đông Bình, xã Tân Thành, cho hay: “Hiện HTX có 26 thành viên, các thành viên cùng ban quản lý HTX đều có điện thoại thông minh. Phát huy ưu điểm này, thời gian qua, HTX đẩy mạnh công tác tập huấn về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với công nghệ số cho các thành viên; nhờ vậy từ ứng dụng trên zalo mà hiện đa số việc trao đổi thông tin cần thiết cho các thành viên, cũng như cuộc họp, hay cần thông báo những vấn đề liên quan đến HTX thì chỉ cần thao tác trên điện thoại. Từ đó, giúp thành viên đỡ việc đi lại, tiết kiệm thời gian và giải quyết công việc được nhanh chóng. Ngoài ra, HTX có 1 sản phẩm (tắc mật ong) đạt chuẩn OCOP 3 sao được bán qua kênh thương mại điện tử”.
Giống như xã Tân Thành, hiện xã Thuận Hưng cũng có một HTX nông nghiệp Thuận Lợi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR trên trang nông sản Hậu Giang; đồng thời ứng dụng phần mềm trong quản lý và bản đồ sản xuất. Đặc biệt là việc bán hàng trên sàn điện tử Postmart cho sản phẩm OCOP gạo thơm trắng Jasmine Thuận Lợi của HTX.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX nông nghiệp Thuận Lợi, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Từ khi ứng dụng công nghệ số thì hoạt động sản xuất, cũng như liên kết tiêu thụ sản phẩm của HTX được thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là thông qua sàn thương mại điện tử, sản phẩm của HTX được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, từ đó giúp HTX mở rộng thị trường và nâng số lượng tiêu thụ sản phẩm năm sau cao hơn năm trước. Qua đây, tạo nguồn thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho thành viên HTX ngày một tốt hơn”.
Bên cạnh HTX thì hiện ngành chức năng xã Thuận Hưng đã hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu trong sản xuất nông nghiệp về hộ, quy mô, loại cây trồng, diện tích, lịch thời vụ…; đồng thời xã Thuận Hưng cũng triển khai đầy đủ các phần mềm cơ sở dữ liệu do bộ, ngành, tỉnh, huyện triển khai về cơ sở dữ liệu sản xuất nông nghiệp theo đúng quy định. Mặt khác, nhờ hệ thống mạng internet được phủ kín nên đa số người dân trên địa bàn xã Thuận Hưng đều dễ dàng tiếp cận được thông tin về chủ trương, chính sách, an ninh trật tự, khoa học kỹ thuật, thủ tục hành chính, cũng như thanh toán tiền điện hoặc nước không dùng tiền mặt và thực hiện nộp hồ sơ qua hình thức trực tuyến dựa trên ứng dụng nền tảng công nghệ như app Hậu Giang, mạng xã hội, ví điện tử, zalo…
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết sau gần 14 năm triển khai, hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo nên bước ngoặt lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn khi nhiều làng quê ở Hậu Giang đang thay da đổi thịt từng ngày. Đặc biệt, nhiều địa phương đã kiến tạo nên những làng quê đáng sống với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả gắn với ứng dụng khoa học hiện đại và cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Trong đó, các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đều có những nét riêng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nhất là mức thu nhập bình quân đầu người của xã NTM kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với xã NTM nâng cao tại cùng thời điểm xét công nhận.
“Từ những thành công rất trân trọng và tự hào trong quá trình xây dựng xã NTM kiểu mẫu của các địa phương trong tỉnh; do đó để giữ vững tiêu chí đã đạt được, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đề nghị những xã đã được công nhận NTM kiểu mẫu cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí để từng bước tiến lên xây dựng xã NTM thông minh. Trong đó lưu ý các xã quan tâm thúc đẩy triển khai chương trình OCOP gắn với các sản phẩn nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị, kết hợp với thu hút đầu tư, phát triển du lịch nông nghiệp; coi đây là một trong những giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ngày một tốt hơn”, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết thêm.
Hiện Hậu Giang có 5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, gồm: xã Đại Thành và Tân Thành (thành phố Ngã Bảy), Thạnh Xuân (huyện Châu Thành A), Thuận Hưng (huyện Long Mỹ) và Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh). |
HỮU PHƯỚC
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
07:44 11/12/2024
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.
08:14 10/12/2024
(HG) - Tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh ước thực hiện năm 2024 là 13.176ha, đạt 114,57% kế hoạch và bằng 107,63% so cùng kỳ.
08:01 10/12/2024
(HG) - Tại huyện Phụng Hiệp, vùng mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh Hậu Giang nông dân vẫn đang tiếp tục thu hoạch mía bán chục (mía ép lấy nước giải khát).
08:21 03/12/2024
Mô hình liên kết sản xuất lúa giống RVT nguyên chủng giữa UBND thành phố Vị Thanh và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam vừa được triển khai đã thu hút nhiều bà con tham gia.
19:15 02/12/2024
Thành phố Ngã Bảy đang triển khai mô hình “Trồng nấm mối đen”, với kỳ vọng khi nhân rộng trên địa bàn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.
19:06 02/12/2024
Thời điểm này, tại nhiều cánh đồng, nông dân đang tích cực vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Năm nay, nông dân trong tỉnh tiếp tục sử dụng các giống lúa chất lượng để gieo sạ nhằm có một vụ mùa bội thu.
07:27 29/11/2024
(HG) - Để chuẩn bị nguồn rau màu cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, đến thời điểm hiện tại, nông dân thị xã Long Mỹ đã xuống giống được hơn 570ha
07:24 29/11/2024
(HG) - Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết tháng 10 năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8,2 tỉ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ và xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
07:21 29/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
09:22 11/12/2024
Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.
08:43 11/12/2024
(HG) - Nhằm ghi nhận ý kiến, kiến nghị, phản ánh trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng 02933.504.987 tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, trong phiên chất vấn diễn ra vào sáng ngày 10-12, Tổ đường dây nóng đã tiếp nhận 7 cuộc gọi đến của cử tri.
08:42 11/12/2024
(HG) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12-2024 đến tháng 5-2025, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%. Từ đó, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Trước tình hình trên, dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024-2025 tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.