Ngành nông nghiệp bứt phá ngoạn mục

Thứ Hai, ngày 08/01/2024 | 07:05

Năm 2023, ngành nông nghiệp Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (3,83%), từ đó cho thấy lĩnh vực này đang có sự bứt phá ngoạn mục.

Nông dân làm lúa trúng mùa, bán được giá đã góp phần vào thành tích chung của toàn ngành nông nghiệp trong năm qua.

Nỗ lực, quyết tâm

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, năm 2023 mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng toàn ngành đã vượt qua khó khăn, thách thức để chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tăng trưởng GDP toàn ngành đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, duy trì đà tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là một sự cố gắng, quyết tâm lớn của cả ngành trong bối cảnh kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ như thời gian vừa qua.

Ngành nông nghiệp đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, thống nhất từ Trung ương đến địa phương về chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng nông sản, nổi bật như: Nhiều diện tích lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn; áp dụng thành công quy trình rải vụ cho hiệu quả kinh tế cao hơn; tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống đạt gần 90%, lần đầu tiên bán được 10,3 triệu tín chỉ các-bon rừng; thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường; nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, xanh, hữu cơ có hiệu quả kinh tế được phát triển; nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp gia tăng; nhiều trang trại, hộ kinh doanh chuyển đổi thành lập doanh nghiệp; số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên tăng mạnh tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt là từng bước thay đổi từ cách tiếp cận nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, giảm thâm dụng tài nguyên và vật tư đầu vào (tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và phân bón hữu cơ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ...); phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường để duy trì, mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn về thị trường. Do vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản các tháng đầu năm 2023 có giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, nhưng các tháng cuối năm đã duy trì đà tăng trưởng cao và cả năm đạt trên 53 tỉ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành cao nhất trong 10 năm trở lại đây và đạt 12,06 tỉ USD, tăng 43,7% (một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: hàng rau quả tăng 69,2%, gạo tăng 38,4%).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2023, toàn ngành thống nhất từ nhận thức đến hành động, tổ chức thực hiện chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng theo đúng định hướng tại Nghị quyết “Tam nông” và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; nỗ lực vươn lên với phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”. Vì vậy, giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) tăng cao, đạt 3,83% (trong đó nông nghiệp tăng 3,88%; thủy sản tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng 3,74%); tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 78%; tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 53,01 tỉ USD.

Chỉ tính riêng sản lượng lúa năm qua đạt 43,5 triệu tấn, tăng 1,9%, do diện tích tăng 10.600ha (tăng 0,1%) và năng suất đạt 6,1 tấn/ha, tăng 0,1 tấn/ha (tăng 1,7%); đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu gạo cao kỷ lục gần 8,3 triệu tấn.

Đặc biệt, Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030, Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng khoảng 115.000ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; chuyển đổi theo hướng khai thác đa tầng, đa giá trị trên một diện tích đất. Đồng thời, sử dụng giống chất lượng cao không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu khác; tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, các sản phẩm đặc hữu địa phương. Nhờ đó, sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt 47,9 triệu tấn, tăng 1,7%; giá trị 1ha đất trồng trọt năm 2023 ước đạt 120 triệu đồng, tăng 12,8% so với năm 2022. 

Riêng tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm qua là 177.839ha, đạt 102,2% kế hoạch năm; sản lượng ước đạt 1,185 triệu tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp tích cực của các sở, ngành và chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp nên kết quả các mặt công tác của ngành năm 2023 đạt khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực là cơ sở để tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I theo tính toán của Cục Thống kê năm đạt 3,12%. Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được quán triệt và tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp của ngành đến các địa phương. Nông nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh như lúa chất lượng cao, cây ăn trái, rau an toàn,... gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.

Nhiều định hướng phát triển

Trong năm 2024, ngành nông nghiệp cả nước sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đối với ngành nông nghiệp Hậu Giang, tới đây sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn kết với thị trường, với Đề án “Phát triển ngành nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 định hướng 2030”. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường phổ biến, chuyển giao các giống cây trồng mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn chất lượng, tăng cường mạnh việc hướng dẫn, cấp chứng nhận mã số vùng trồng; khuyến khích nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng để xuất khẩu và mở rộng thị trường cho nông sản; nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sinh vật gây hại cây trồng, chủ động phòng ngừa đối với loại sâu bệnh mới. Kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ NN&PTNT cũng đặt mục tiêu năm 2024 tốc độ tăng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt từ 2,0-2,2%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt 125 triệu đồng; lương thực có hạt đạt 47,5 - 47,9 triệu tấn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Bên cạnh xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt, sẽ đẩy mạnh thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Phát triển trồng trọt tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường, đặt sản xuất trồng trọt trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nhất là chuỗi trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng hạn chế chất thải, biến chất thải của tiểu ngành này thành đầu vào chất lượng của tiểu ngành kia, qua đó giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung phát triển các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn, chất lượng cao như lúa, rau, hoa, quả đặc sản… gắn với hợp tác, liên kết sản xuất, phát triển chuỗi giá trị; xây dựng mã số vùng trồng gắn với chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc và phát triển thương hiệu. Nghiên cứu, chọn tạo, nhập nội, chuyển giao các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh; thích ứng biến đổi khí hậu và đáp ứng với yêu cầu đa dạng hóa thị trường. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị trước hết đối với sản phẩm chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn...

Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp cả nước đề ra trong năm nay là: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0-3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54-55 tỉ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; có 290 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%, nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới 82%.

 

Bài, ảnh: HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nông dân thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân

07:29 18/04/2025

(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;

Năm 2025, Hậu Giang phấn đấu thực hiện thêm 12.000ha lúa chất lượng cao

07:47 16/04/2025

(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,

Nông dân làm lúa nhẹ công, tăng lợi nhuận

07:35 16/04/2025

Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.

Phòng trừ ốc bươu vàng và chuột gây hại lúa Hè thu

07:28 11/04/2025

(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.

Giá bắp nếp tăng

05:38 10/04/2025

(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.

Hậu Giang xuất hiện đợt nắng nóng, thiếu nước cục bộ

07:10 09/04/2025

(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,

Công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chiếm không quá 1% diện tích

18:30 08/04/2025

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

18:30 08/04/2025

(HG) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Nâng cao hiệu quả từ liên kết sản xuất

07:39 08/04/2025

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:40 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Long Mỹ: Kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn

07:35 19/04/2025

(HGO) - Ngày 18-4, tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị trấn Vĩnh Viễn long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm 120 năm thành lập làng Vĩnh Viễn (1905-2025); 50 năm giải phóng quê hương (1975-2025); 10 năm Vĩnh Viễn trở thành huyện lỵ Long Mỹ (2015-2025).

Tưng bừng Liên hoan nghệ thuật các dân tộc hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

21:46 18/04/2025

(HGO) - Tối 18-4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Trường Chính trị ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”

19:46 18/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 18-4, Trường chính trị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Kết nối - Động lực để sáng tạo”. Tham dự lễ, có ông Lê Công Lý, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Mọi hoạt động phải đảm bảo liên tục, thông suốt trong quá trình sắp xếp

19:38 18/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 18-4, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.