Thứ Tư, ngày 12/10/2022 | 07:19
Bài 2: Nông nghiệp hiện đại từ góc nhìn doanh nghiệp
Trong xu thế phát triển, doanh nghiệp và nhà nông cùng sát cánh để sản xuất mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, mối liên kết này rất cần những mối nối để bền chặt, đặc biệt là đào tạo lực lượng làm nông trẻ, nhiệt huyết.
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có sự liên kết chặt, hướng dẫn cho nông dân để các sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.
Xu hướng tất yếu
Là doanh nghiệp chuyên về phát triển ngành tôm ở ĐBSCL, với kinh nghiệm cọ xát thị trường những năm qua, ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Nam Miền Trung, cho rằng: Trong thời điểm hiện nay, không chỉ nông dân mà bản thân doanh nghiệp cũng phải chuyên nghiệp.
Ông Tuấn lý giải: “Doanh nghiệp phải đồng hành với nông dân. Các doanh nghiệp phải liên kết với nhau bởi không một doanh nghiệp nào có thể “bao sân”. Nuôi tôm cần doanh nghiệp làm giống, thức ăn, thuốc… Từ đây, chúng ta có thể lập ra các hội, nhóm để cùng nhau làm việc chuyên nghiệp. Thực tế nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo định hướng này”.
Quan điểm của ông Tuấn là để làm nông chuyên nghiệp thì cần con người có tri thức, hiểu và áp dụng vào quá trình vận hành để chuẩn hóa các quy trình, chia nhỏ các đầu mối và căn cứ vào đó mỗi bên sẽ chuyên môn hóa, hướng đến chuẩn hóa.
“Đối với lĩnh vực thủy sản có con tôm. Trong quá trình sản xuất con tôm được chia nhỏ ra, gồm: môi trường nước, dinh dưỡng, dịch bệnh… Ở từng khâu nhỏ phải có người hiểu biết phụ trách mới có thể giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp”, ông Đặng Quốc Tuấn nêu ví dụ.
Bàn sâu hơn về thực trạng ngành nông nghiệp ở ĐBSCL, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng: Những năm qua, Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, nền nông nghiệp đạt được những kết quả khá khả quan, nhưng giá trị đem lại không tương xứng với tiềm năng sẵn có. Tính ổn định và tính bền vững trong phát triển nông nghiệp vẫn rất thấp; thương hiệu sản phẩm nông nghiệp vẫn rất hạn chế và mờ nhạt. Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, nhưng giá trị ngành hàng lúa gạo hàng năm đem lại cho nông dân và đất nước rất thấp.
Theo phân tích của ông Bình, rau quả nhiệt đới của nước ta là hàng hiếm và là ước mơ của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng so với một số nước trong khu vực, kim ngạch xuất khẩu hàng năm còn thấp. Lý do chính vẫn là sản phẩm không đạt yêu cầu nước nhập khẩu. Nguyên nhân rất cơ bản của hạn chế đó là tính chuyên nghiệp trong làm nông nghiệp chưa cao. Để giải quyết phần nào bài toán này, doanh nghiệp của ông Bình đã đi tiên phong từ cách đây khoảng chục năm.
“Từ những năm 2010, chúng tôi đã xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động. Mô hình này chính là khởi đầu đưa việc làm nông của nền nông nghiệp Việt Nam đi vào sản xuất chuyên nghiệp. Nông dân được trang bị kiến thức để sản xuất theo đúng tiêu chuẩn thị trường được doanh nghiệp đưa ra”, ông Phạm Thái Bình chia sẻ.
Đào tạo lẫn nhau
Ông Lâm Thái Xuyên, Giám đốc doanh nghiệp xã hội chuỗi tôm rừng Minh Phú (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) cho biết, Minh Phú thành lập doanh nghiệp này từ năm 2013, trên cơ sở để muốn xây dựng một vùng nguyên liệu có chứng nhận quốc tế để bán các sản phẩm tôm ra nước ngoài.
Lý giải về doanh nghiệp xã hội, theo ông Xuyên đây là mô hình đứng giữa, giữa doanh nghiệp truyền thống hoạt động vì lợi nhuận và tổ chức phi Chính phủ hoạt động vì phi lợi nhuận. Doanh nghiệp xã hội Minh Phú khi đăng ký, cam kết dành ít nhất 60% lợi nhuận hàng năm để đầu tư lại hai lĩnh vực là xã hội và môi trường, rất khác so với 17 công ty còn lại của Tập đoàn.
Ông Lâm Thái Xuyên bộc bạch: “Chúng tôi thực hiện các dự án chứng nhận tôm theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận, tất cả về chi phí tập huấn, vận hành, đến thu mua tôm giá cao hơn cũng như duy trì các chứng nhận cho các năm. Với mô hình này từ vài trăm hộ đầu tiên từ năm 2017 đến nay Minh Phú có khoảng 10.000ha nuôi tôm được chứng nhận hữu cơ và sinh thái. Từ tiêu chuẩn ban đầu là Naturland, sau này đơn vị đã làm được 5 bộ tiêu chuẩn quốc tế trong đó có EU, Canada, Mỹ, Nhật và Thụy Sĩ”.
Ngoài ra, cũng theo doanh nghiệp này, với quy mô ngày càng lớn, đơn vị nhận thức rõ để xây dựng một đội ngũ làm chuyên nghiệp thì phải đào tạo chính đội ngũ của mình. Bởi hiện mảng đào tạo về tiêu chuẩn chứng nhận của các trường còn hạn chế nên doanh nghiệp phải đào tạo từng con người. Có người tốt nghiệp 3 tháng có thể làm được, có người 12 tháng mới có thể vận hành được các tiêu chuẩn quốc tế.
“Chúng tôi tự đào tạo lẫn nhau, người đi trước có kinh nghiệm đào tạo người đi sau. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn quốc tế nói ra người nông dân rất khó để hiểu làm sao với hàng trăm tiêu chí để người dân có thể nắm, làm được. Đây là điều trăn trở của doanh nghiệp. Cuối cùng chúng tôi tóm tắt lại cho người nông dân, tiêu chuẩn quốc tế đối với họ là mảnh giấy với 6 điều căn bản nhất họ làm trong mô hình tôm rừng. Riêng đối với chuyện ghi chép nhật ký, đây cũng là câu chuyện khó khăn với hàng ngàn hộ dân thì các nhân viên của Minh Phú phải đến từng nơi hỗ trợ người nông dân để có thể ghi chép được nhật ký. Bởi vì bản truy xuất nguồn gốc lúc nào cũng cần nhật ký mới làm được”, ông Lâm Thái Xuyên cho biết thêm.
Có thể thấy, câu chuyện của Minh Phú là câu chuyện liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân. Sau doanh nghiệp xã hội Minh Phú là tập đoàn nên chuỗi giá trị thu mua sản phẩm hay cung cấp sản phẩm đầu vào đều có thể hỗ trợ người dân. Do đó, bài toán chuỗi giá trị của Minh Phú trong doanh nghiệp xã hội sẽ dễ hơn các đơn vị khác, chỗ đầu ra sản phẩm không lo. Trong 10.000ha nuôi tôm rừng, sản lượng khoảng 3.000 tấn, nhưng nhu cầu của Minh Phú hàng năm khoảng 25.000 tấn tôm sú, chưa kể tôm thẻ khoảng 75.000 tấn.
PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Trưởng Khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, kiến nghị nên có một mô hình trường trung học nông nghiệp để đào tạo nông dân tương lai. Ở mô hình này, học sinh trung học ngoài được học kiến thức về văn hóa, sẽ được trang bị kiến thức về khoa học nông nghiệp ứng dụng, tham gia thực hành toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đây là mô hình ĐBSCL có thể tham khảo, ứng dụng để hỗ trợ con đường hướng đến phát triển đội ngũ người làm nông chuyên nghiệp. |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
---------------
Bài 3: Để trở thành nông dân chuyên nghiệp
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.