Thứ Năm, ngày 25/01/2024 | 07:59
Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường, rác thải nông nghiệp gồm bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật có tính chất rất khó phân hủy nên ngay cả khi được chôn lấp, rác thải nhựa vẫn tồn tại nhiều năm gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, trong lộ trình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân trong việc xử lý rác thải nông nghiệp.
Rác thải nông nghiệp sẽ được quy đổi thành các quà tặng phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của nông dân. Ảnh: D.KHÁNH
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp cho biết, để từng bước xử lý rác thải nông nghiệp đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước và hệ sinh thái, thời gian qua ngoài việc tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chỉ đạo cho các hội đoàn thể xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình xử lý rác thải nông nghiệp, UBND huyện còn đầu tư xây dựng 277 bể chứa chai lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã qua sử dụng dọc theo các tuyến đường nông thôn trong huyện để nông dân thu gom các vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bỏ vào đó, để giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Năm qua, sau khi được xây dựng bể chứa chai lọ thuốc BVTV đã qua sử dụng, cánh đồng gần 100ha thuộc ấp 6, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, dường như trở nên bớt ô nhiễm hơn. Bởi trước đây sau khi xịt thuốc, bón phân các loại bao bì, vỏ chai đa phần được người dân bỏ dọc trên bờ đê hay bỏ vào túi ni-lông thả xuống các tuyến kênh, mương. Nhưng từ khi có bể chứa, ý thức người dân từng bước có sự thay đổi, hiện nay bà con đã chủ động thu gom lại bỏ vào các bể chứa. Anh Nguyễn Văn Hậu, người dân trồng lúa ở khu vực này, cho biết: “Gia đình sản xuất gần 1ha lúa, mỗi năm sử dụng hơn 2 tấn phân, thuốc các loại, lượng rác thải cũng gần chục ký, tất cả đều được thu gom lại bỏ vào bể chứa”.
Ngoài việc xây dựng bể chứa để nông dân bỏ rác thải nông nghiệp đúng nơi quy định, thời gian qua các hội, đoàn thể của huyện Phụng Hiệp cũng tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình xử lý rác thải nông thôn. Điển hình như Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp cũng phát động chương trình đổi rác thải vỏ chai bao bì, thuốc BVTV đã qua sử dụng lấy quà tặng. Theo đó mỗi ký bao bì, vỏ chai thuốc BVTV được nông dân mang đến điểm đổi quà được tổ chức tại các xã, thị trấn trong huyện vào ngày thứ 7 của tuần cuối tháng sẽ được đổi một phần quà tương ứng như: phân trùn quế, găng tay, áo mưa, nón, ủng cao su làm vườn để phục vụ cho quá trình canh tác nông nghiệp. Riêng rác thải, vỏ chai bao bì, thuốc BVTV sau khi được người dân mang ra đổi quà sẽ được ngành chuyên môn vận chuyển tiêu hủy đúng nơi quy định.
Bà Nguyễn Thị Út, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua, việc thu gom, phân loại, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng chưa được thực hiện tốt, chủ yếu bà con nông dân tự chôn lấp, đốt, bỏ chung với rác thải sinh hoạt hoặc vứt bỏ ra nơi công cộng, đây là một trong những nguồn ô nhiễm độc hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt đối với huyện, tình trạng vứt bỏ rác bừa bãi vào các mương, sông và nơi công cộng gây ô nhiễm và mất mỹ quan cho nhiều kênh. Thông qua hoạt động này nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là việc thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp đúng quy định, góp phần xây dựng huyện Phụng Hiệp xanh, sạch, đẹp.
Là một trong số rất nhiều nông dân mang vỏ chai, bao bì thuốc BVTV ra điểm xã Tân Bình đổi quà, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp rất phấn khởi cho biết, hoạt động này sẽ tạo thêm động lực cho nông dân thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp đúng quy định, góp phần bảo vệ sức khỏe cho chính nông dân trong quá trình sản xuất. Chưa kể những quà tặng khi đổi về sẽ phục vụ lại cho quá trình sản xuất. Ông Tài cho biết thêm: “Tập quán của nông dân trước đây sau khi sử dụng phân, thuốc BVTV thì bao bì và vỏ chai lại bỏ vươn vãi khắp nơi. Lượng phân thuốc còn sót lại trong các bao bì, chai lọ, đặc biệt là thuốc trừ sâu không may giẫm đạp phải sẽ gây ra ngộ độc cho người tiếp xúc. Và bản thân cũng từng gặp tình trạng như vậy nên khi địa phương triển khai hoạt động này là gia đình hưởng ứng nhiệt tình và vận động bà con trong xóm cùng thực hiện”.
Theo thống kê, bình quân 1ha sản xuất lúa mỗi vụ thải ra môi trường khoảng 0,5-1kg bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV, còn đối với rau màu và cây ăn trái thì lượng rác thải ra có thể gấp 2 lần. Huyện Phụng Hiệp có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 35.000ha, mỗi năm nông dân trong huyện sử dụng và thải ra hơn 30 tấn vỏ chai bao bì thuốc BVTV, trong đó chỉ có khoảng 20% được nông dân đã chủ động bỏ vào các hố chứa đúng quy định, số còn lại vẫn chưa xử lý đúng quy định. Trong khi phần lớn phân, thuốc BVTV được sản xuất từ các loại hóa chất có chứa các nguyên tố như: hợp chất asen, thủy ngân, chì... có độc tính cao, thời gian lưu lại trong đất lâu, có loại tồn tại lên đến 20 năm. Khi thẩm thấu xuống đất sẽ làm hoang hóa tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và chất lượng hàng hóa.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: Hoạt động đổi rác thải vỏ chai, bao bì, thuốc BVTV đã qua sử dụng lấy quà tặng là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Hoạt động này sẽ từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình sử dụng, thu gom, xử lý vỏ chai, bao bì, thuốc BVTV đã qua sử dụng đúng nơi quy định, giảm thiểu những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó trong thời gian tới, UBND huyện sẽ chỉ đạo cho Hội Nông dân huyện duy trì và thực hiện có hiệu quả mô hình này, để từng bước nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình sản xuất.
Theo Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2023-2025, tỉnh Hậu Giang xác định sẽ tiếp tục tăng cường triển khai kế hoạch về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; kế hoạch thu gom, lưu trữ, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn. Tiếp tục triển khai quy định chính sách hỗ trợ cho Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; thực hiện vận chuyển lượng chất thải rắn sinh hoạt, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng thu gom được đến điểm tập kết giao cho đơn vị chức năng... Mục tiêu của kế hoạch là 100% hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chậm nhất đến ngày 31-12-2024); 90% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 80% chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; phấn đấu 100% hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; phấn đấu 50% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định...
T.TRÚC - D.KHÁNH
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
08:46 15/11/2024
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.